Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 2–8 tháng Chín. 1 Cô Rinh Tô 14–16: ‘Đức Chúa Trời Chẳng Phải là Chúa của Sự Loạn Lạc, bèn là Chúa Sự Hòa Bình’


“Ngày 2–8 tháng Chín. 1 Cô Rinh Tô 14–16: ‘Đức Chúa Trời Chẳng Phải là Chúa của Sự Loạn Lạc, bèn là Chúa Sự Hòa Bình’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 2–8 tháng Chín. 1 Cô Rinh Tô 14–16,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
hồ báp têm trong đền thờ

Ngày 2–8 tháng Chín

1 Cô Rinh Tô 14–16

“Đức Chúa Trời Chẳng Phải là Chúa của Sự Loạn Lạc, bèn là Chúa Sự Hòa Bình”

Trước khi ôn lại đại cương này, hãy đọc 1 Cô Rinh Tô 14–16. Hãy ghi lại các ấn tượng ban đầu của anh chị em về những lẽ thật nào mà sẽ giúp các học viên của anh chị em, và không ngừng tìm kiếm thêm sự hướng dẫn từ Thánh Linh trong suốt tuần.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hãy cho các học viên một ít phút để ôn lại 1 Cô Rinh Tô 14–16 và tìm một câu thánh thư mà họ cảm thấy có ý nghĩa đặc biệt. Mời họ tìm một ai đó trong lớp mà họ có thể chia sẻ câu thánh thư của họ và giải thích lý do họ chọn câu này với người đó.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

1 Cô Rinh Tô 14

Khi Các Thánh Hữu cùng nhau tụ họp, họ nên tìm cách gây dựng lẫn nhau.

  • Cân nhắc việc sử dụng những lời dạy của Phao Lô trong 1 Cô Rinh Tô 14 để nhắc các học viên rằng tất cả chúng ta có thể gây dựng—hoặc hỗ trợ và nâng đỡ—lẫn nhau tại nhà thờ. Một cách đơn giản để ôn lại chương này có thể là viết một câu hỏi lên trên bảng, như Mục tiêu của chúng ta nên là gì khi chúng ta cùng nhau tụ họp? Mời các học viên tìm kiếm các câu trả lời khả thi trong 1 Cô Rinh Tô 14. Các ý kiến khác có thể được tìm thấy trong Mô Rô Ni 6:4–5Giáo Lý và Giao Ước 50:17–23. Khi các học viên chia sẻ điều họ tìm thấy, hãy cân nhắc việc hỏi xem họ cảm thấy lớp học của anh chị em đang làm ra sao để đạt được các mục tiêu này. Họ cũng có thể chia sẻ các kinh nghiệm khi họ cảm thấy được gây dựng bởi một điều gì đó do một học viên trong lớp chia sẻ.

  • Để giúp các học viên hiểu được lời khuyên dạy của Phao Lô rằng các tín hữu nên tìm cách nói tiên tri, hãy cân nhắc việc yêu cầu họ đề ra các định nghĩa cho từ nói tiên tri. Anh chị em hoặc các học viên có thể viết từng định nghĩa lên trên bảng và cùng nhau ôn lại định nghĩa của từ nói tiên tri trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư và lời khuyên dạy của Phao Lô trong 1 Cô Rinh Tô 14:3, 31, 39–40. Chúng ta có thể bổ sung điều gì vào các định nghĩa của chúng ta từ các nguồn tài liệu này? (Xin xem thêm Khải Huyền 19:10.) Chúng ta được soi dẫn làm điều gì ở nhà thờ và ở nhà nhờ vào những lời dạy của Phao Lô?

1 Cô Rinh Tô 15

Bởi vì Chúa Giê Su Ky Tô phục sinh, tất cả chúng ta đều sẽ được phục sinh.

  • Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng chứng ngôn của Phao Lô trong 1 Cô Rinh Tô 15 để củng cố chứng ngôn của các học viên về Sự Phục Sinh? Một cách có thể là chia lớp học thành hai nhóm và yêu cầu một nhóm tìm kiếm trong 1 Cô Rinh Tô 15 những hậu quả mà chúng ta có lẽ phải đối mặt nếu Chúa Giê Su Ky Tô không phục sinh. Nhóm kia có thể tìm kiếm các phước lành chúng ta nhận được nhờ vào Sự Phục Sinh của Ngài. Rồi mỗi nhóm có thể viết lên trên bảng điều họ học được. Họ có thể bổ sung điều gì vào bản liệt kê của họ sau khi đọc câu phát biểu của Anh Cả D. Todd Christofferson trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”? Để giúp các học viên cảm thấy Thánh Linh trong cuộc thảo luận này, hãy cân nhắc việc trưng bày một bức tranh Đấng Cứu Rỗi phục sinh (xin xem đại cương tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình).

  • Bởi vì Phao Lô đang đáp lại những người không tin vào sự phục sinh, lớp học của anh chị em có lẽ sẽ được hưởng lợi từ việc đóng diễn một tình huống tương tự. Ví dụ, bằng cách nào họ có thể củng cố đức tin của một người thân yêu về Sự Phục Sinh? Các học viên tìm thấy điều gì trong 1 Cô Rinh Tô 15 mà sẽ giúp họ giải thích sự cần thiết và bằng chứng về Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô? Họ có thể sử dụng các thánh thư nào khác? (Để có ví dụ, xin xem Lu Ca 24:1–12, 36–46; An Ma 11:42–45.)

  • Phao Lô đã đề cập đến ba đẳng cấp vinh quang khi được phục sinh vài lần trong những bức thư của ông (xin xem 1 Cô Rinh Tô 15:40–422 Cô Rinh Tô 12:1–2). Để giúp lớp học khám phá ra cách mà sự mặc khải hiện đại giải thích về những lời dạy của Phao Lô, anh chị em có thể chia lớp học thành ba nhóm và đưa cho mỗi nhóm một mảnh giấy có hình dạng giống như mặt trời (GLGƯ 76:50–70), mặt trăng (GLGƯ 76:71–80), hoặc ngôi sao (GLGƯ 76:81–89). Hãy mời họ đọc các câu thánh thư liên quan từ Giáo Lý và Giao Ước 76 và chia sẻ điều chúng ta cần làm để nhận được các vinh quang khác nhau mà Phao Lô mô tả. Xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 131:1–4; 137:7–10.

    Hình Ảnh
    mặt trời mọc

    “Vinh quang của mặt trời [chỉ có một]” (1 Cô Rinh Tô 15:41).

  • 1 Cô Rinh Tô 15 là một trong số ít chương trong thánh thư đề cập đến phép báp têm cho người chết (xin xem câu 29; xin xem thêm GLGƯ 128:18). Có lẽ các học viên có thể chia sẻ kinh nghiệm khi họ thực hiện phép báp têm hoặc các giáo lễ khác cho tổ tiên của họ. Cân nhắc việc chia sẻ kinh nghiệm của Wilford Woodruff trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” như là một phần của cuộc thảo luận. Tại sao Phao Lô đề cập đến phép báp têm cho người chết như là bằng chứng của Sự Phục Sinh?    

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Hãy yêu cầu các học viên nghĩ về những thử thách họ đang đối mặt hoặc các yếu kém mà họ có. Nói với họ rằng khi họ đọc 2 Cô Rinh Tô, họ sẽ học về điều đã giúp Phao Lô kiên trì chịu đựng các thử thách và cách ông nhìn vào những yếu kém của mình.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

1 Cô Rinh Tô 14–16

Tầm quan trọng của Sự Phục Sinh.

Anh Cả D. Todd Christofferson dạy rằng:

“Hãy cân nhắc trong một giây phút ý nghĩa của Sự Phục Sinh trong việc giải quyết một cách dứt khoát về danh tính thực sự của Chúa Giê Su ở Na Xa Rét và những tranh cãi về triết lý sâu xa và những thắc mắc về cuộc sống. Nếu Chúa Giê Su đã thật sự phục sinh, thì nhất định Ngài phải là một Đấng thánh. Không có một người trần thế nào tự có quyền năng để sống lại sau khi chết cả. Vì Ngài đã phục sinh nên Chúa Giê Su không thể chỉ là một người thợ mộc, một giáo viên, một giáo sĩ, hay một vị tiên tri. Vì Ngài đã phục sinh, nên Chúa Giê Su phải là một Thượng Đế, chính là Con Trai Độc Sinh của Đức Chúa Cha.

“Do đó, những gì Ngài dạy là chân chính; Thượng Đế không thể nói dối.

“Do đó, Ngài là Đấng Sáng Tạo của thế gian, như Ngài đã phán.

“Do đó, thiên thượng và ngục giới là có thật, như Ngài đã dạy.

“Do đó, có một thế giới linh hồn mà Ngài đã đến thăm sau khi Ngài chết.

“Do đó, Ngài sẽ tái lâm, như các thiên sứ đã nói, và ‘thân hành trị vì trên thế gian.’

“Do đó, có một sự phục sinh và một sự phán xét cuối cùng cho tất cả mọi người” (“Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô,” Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 113).

Các giáo lễ cho người chết: “Một tia sáng từ ngai của Thượng Đế.”

Anh Cả Wilford Woodruff đã nói rằng khi ông biết rằng các tín hữu của Giáo Hội có thể nhận những giáo lễ cứu rỗi thay cho tổ tiên đã qua đời của họ, thì “điều đó giống như một tia sáng từ ngai của Thượng Đế rọi vào tấm lòng chúng ta. Nó mở ra một sự hiểu biết rộng lớn như sự vĩnh cửu trong tâm trí chúng ta.” Ông cũng nhận xét rằng: “Dường như đối với tôi, Đấng Thượng Đế đã mặc khải nguyên tắc đó cho loài người, là Đấng thông sáng, công bình, và chân thật, có những thuộc tính lẫn ý thức và kiến thức tốt nhất. Tôi cảm thấy ở Ngài luôn luôn có tình yêu thương, lòng thương xót, công lý và sự phán xét, và tôi cảm thấy yêu kính Chúa nhiều hơn bao giờ hết trong cuộc đời tôi. … Tôi cảm thấy như reo lên ha lê lu gia khi sự mặc khải đến tiết lộ cho chúng ta về phép báp têm cho người chết. …”

Ông nói: “Điều đầu tiên đến trong tâm trí tôi là tôi có một người mẹ trong thế giới linh hồn. Bà đã mất khi tôi 14 tháng tuổi. …” Sau đó, ông nói về khi ông có cơ hội giúp cho mẹ của ông được gắn bó với cha của ông: “Bà sẽ có một phần trong lần phục sinh thứ nhất; và chỉ riêng việc này đã trả công cho tất cả những lao nhọc trong cuộc đời tôi” (Teachings of Presidents of the Church: Wilford Woodruff, [2011], trang 185–86).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy tìm cách hiểu những người anh chị em giảng dạy. Không có hai người nào giống hệt nhau; mỗi người anh chị em giảng dạy có nguồn gốc, quan điểm, và các tài năng độc nhất vô nhị. Hãy cầu nguyện để biết cách anh chị em có thể sử dụng những điều này để khuyến khích các học viên tham gia. Khi anh chị em hiểu rõ hơn những người mình giảng dạy, anh chị em có thể tạo ra được những giây phút giảng dạy đầy ý nghĩa và đáng nhớ cho họ (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 7).

In