“Ngày 9–15 tháng Tám. 1 Cô Rinh Tô 1–7: ‘Hãy Hòa Thuận Lại với Đức Chúa Trời’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)
“Ngày 9–15 tháng Chín. 2 Cô Rinh Tô 1–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019
Ngày 9–15 tháng Chín
2 Cô Rinh Tô 1–7
“Hãy Hòa Thuận Lại với Đức Chúa Trời”
Khi anh chị em đọc 2 Cô Rinh Tô 1–7 tuần này, hãy nghĩ về các học viên cụ thể—những người đến lớp và những người không. Làm thế nào các nguyên tắc trong những chương này ban phước cho họ?
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Hãy cho các học viên thời gian để chia sẻ những ý kiến giúp việc học thánh thư của họ được hiệu quả hơn.
Giảng Dạy Giáo Lý
2 Cô Rinh Tô 1:3–7; 4:6–10, 17–18; 7:4–7
Các thử thách của chúng ta có thể là một phước lành.
-
Có lẽ có một ai đó trong lớp học của anh chị em đang trải qua một thử thách khó khăn. Các kinh nghiệm mà Phao Lô mô tả và lời khuyên dạy ông đưa ra trong 2 Cô Rinh Tô có thể giúp các học viên nghĩ về những phước lành mà có thể đến từ thử thách của họ. Để bắt đầu cuộc thảo luận, anh chị em có thể yêu cầu một học viên chuẩn bị trước để nói về cách mà một thử thách đã ban phước cho người đó hoặc điều mà người đó học được từ một ai khác đã kiên trì chịu đựng thử thách. Rồi anh chị em có thể cho các học viên một ít phút ôn lại 2 Cô Rinh Tô 1:3–7; 4:6–10, 17–18; và 7:4–7, cùng tìm kiếm điều Phao Lô dạy về các mục đích và phước lành của những thử thách. (Để có ví dụ về những lời dạy của ông, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình.) Yêu cầu các học viên chia sẻ điều họ tìm được. Anh chị em có thể đề nghị họ đọc lớn câu thánh thư mà trong đó họ tìm được một lời dạy cụ thể và rồi chia sẻ một kinh nghiệm hoặc chứng ngôn liên quan đến lời dạy đó.
-
Cân nhắc việc cho các học viên thời gian suy ngẫm cách các thử thách có thể ban phước cuộc sống của chúng ta, kể cả bằng cách ôn lại những lời dạy của Phao Lô có trong 2 Cô Rinh Tô 1:3–7; 4:6–10, 17–18; và 7:4–7. Trong thời gian này họ có thể viết cách cho thấy những lời dạy của Phao Lô có thể áp dụng cho những sự khổ sở mà họ phải đối mặt trong cuộc sống của chính họ.
-
Để bổ sung cho cuộc thảo luận, hãy cân nhắc việc cùng nhau hát các bài thánh ca yêu thích của học viên mà làm chứng về sự an ủi và các phước lành do Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi ban cho chúng ta trong lúc thử thách—như “Tìm Đâu Cho Thấy Một Nền Vững Vàng” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 6). Sau khi cùng nhau hát, anh chị em có thể mời các học viên tìm kiếm một cụm từ trong 2 Cô Rinh Tô 1 và 4 mà họ cảm thấy phù hợp với sứ điệp của bài thánh ca.
Chúng ta nhận được các phước lành cũng như ban phước cho những người khác khi chúng ta biết tha thứ.
-
Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm khi một ai đó “làm cớ buồn rầu” cho chúng ta hoặc gia đình chúng ta (câu 5). Có lẽ các học viên có thể tìm kiếm trong 2 Cô Rinh Tô 2:5–11, để tìm lời khuyên dạy của Phao Lô về cách đối xử với một người nào đó đã xúc phạm chúng ta. Cân nhắc việc mời các học viên ôn lại Lu Ca 15:11–32; Giăng 8:1–11; và câu trích dẫn của Anh Cả Kevin R. Duncan (xin xem “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”) để học thêm về cách chúng ta nên đối xử với những người đã phạm tội. Chúng ta làm hại bản thân mình và những người khác như thế nào khi chúng ta không sẵn lòng tha thứ?
Qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể được hòa giải với Thượng Đế.
-
Nhiều người đến nhà thờ với một ước muốn được cảm thấy gần Thượng Đế hơn, và một cuộc thảo luận về 2 Cô Rinh Tô 5:14–21 có thể giúp họ. Để bắt đầu, các học viên có thể tìm hiểu ý nghĩa của từ hòa giải, có lẽ bắt đầu bằng việc tra cứu từ này trong từ điển. Điều này mang lại những hiểu biết sâu sắc nào về việc được hòa giải với Thượng Đế? Chúng ta đạt được thêm sự hiểu biết sâu sắc nào nữa từ mục “Chuộc Tội” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư? Làm thế nào những hiểu biết sâu sắc này giúp chúng ta hiểu 2 Cô Rinh Tô 5:14–21? Anh chị em có thể muốn mời các học viên chia sẻ cảm nghĩ của họ về Đấng Cứu Rỗi, mà Sự Chuộc Tội của Ngài làm cho chúng ta có thể hòa thuận lại với Thượng Đế.
Nỗi buồn rầu theo ý Chúa dẫn đến sự hối cải.
-
2 Cô Rinh Tô 7:8–11 đưa ra một lời giải thích hữu ích về nỗi buồn rầu theo ý Chúa và vai trò của nỗi buồn này trong việc hối cải. Chúng ta học được điều gì về nỗi buồn rầu theo ý Chúa từ 2 Cô Rinh Tô 7:8–11 và những lời của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”? Tại sao việc buồn rầu theo ý Chúa là thiết yếu cho sự hối cải?
-
Anh chị em có thể cảm thấy có ấn tượng để khuyến khích một cuộc thảo luận rộng hơn về sự hối cải. Nếu vậy, anh chị em có thể thử một điều nào đó giống như sau: Viết lên trên bảng Hối cải là . Yêu cầu các học viên tìm những cách để hoàn tất câu này, sử dụng những điều họ học được từ 2 Cô Rinh Tô 7:8–11, cũng như từ thánh thư và các nguồn tài liệu khác có trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Làm thế nào họ có thể sử dụng những lời dạy này để giúp một ai đó hiểu cách hối cải chân thành?
Khuyến Khích Việc Học tại Nhà
Hãy hỏi các học viên xem họ có từng cầu xin để một thử thách hoặc nỗi buồn rầu được cất đi không. Trong 2 Cô Rinh Tô 8–13, họ sẽ tìm ra cách Phao Lô phản ứng lại khi ông cầu nguyện cho việc này nhưng lời cầu nguyện của ông không được đáp ứng theo cách ông mong đợi.
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
Việc nhìn những người khác như Thượng Đế nhìn họ giúp chúng ta biết tha thứ.
Anh Cả Kevin R. Duncan dạy rằng: “Một bí quyết để tha thứ cho người khác là cố gắng để nhìn họ như Thượng Đế nhìn họ. Đôi khi, Thượng Đế có thể cho phép chúng ta thấy và hiểu tấm lòng, tâm hồn và tinh thần của một người khác đã xúc phạm đến mình. Sự thấu hiểu này thậm chí có thể dẫn đến một tình yêu thương mãnh liệt đối với người đó” (“Tác Dụng Chữa Lành của Sự Tha Thứ,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 34).
Nỗi buồn rầu theo ý Chúa soi dẫn sự thay đổi và hy vọng.
Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf giải thích rằng:
“Sự buồn rầu theo ý Chúa soi dẫn sự thay đổi và hy vọng nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Sự buồn rầu theo thế gian làm hạ thấp chúng ta, làm tiêu tan hy vọng, và thuyết phục chúng ta nhượng bộ cám dỗ nhiều hơn nữa.
“Nỗi buồn theo ý Chúa dẫn đến sự cải đạo và một sự thay đổi trong lòng. Nó làm cho chúng ta ghét tội lỗi và yêu thương lòng nhân từ. Nó khuyến khích chúng ta đứng lên và bước đi trong ánh sáng yêu thương của Đấng Ky Tô. Sự hối cải chân thật là nhằm mục đích thay đổi, chứ không tra tấn hay hành hạ” (“Anh Em Có Thể Làm Điều Đó Ngay Bây Giờ!” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 56).
Hối cải là gì?
-
Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Hối Cải”
-
-
Dale G. Renlund, “Sự Hối Cải: Một Sự Chọn Lựa Đáng Mừng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 121–124
Anh Cả Neil L. Andersen đã dạy rằng:
“Khi phạm tội, chúng ta lánh xa Thượng Đế. Khi hối cải, chúng ta quay về với Thượng Đế.
“Lời mời gọi hối cải hiếm khi là một tiếng nói khiển trách, mà thay vì thế là một lời khẩn khoản đầy yêu thương để quay lại và trở về với Thượng Đế [xin xem Hê La Man 7:17]. Đây là hiệu lệnh của Đức Chúa Cha nhân từ và Vị Nam Tử Độc Sinh của Ngài để chúng ta phải cố gắng nhiều hơn, đạt được lối sống cao hơn, thay đổi và cảm nhận được hạnh phúc đến từ việc tuân giữ các lệnh truyền. Là môn đồ của Đấng Ky Tô, chúng ta hân hoan trong phước lành của việc hối cải và niềm vui của việc được tha thứ. Những điều này trở thành một phần của con người chúng ta, định hướng lối suy nghĩ và cảm nghĩ của chúng ta. …
“Đối với nhiều người, sự hối cải là một cuộc hành trình nhiều hơn là một sự kiện chỉ xảy ra một lần. Việc này không phải dễ dàng. Thay đổi rất khó. Điều này đòi hỏi phải chạy ngược chiều gió, bơi ngược dòng nước. Chúa Giê Su phán: ‘Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta’ [Ma Thi Ơ 16:24]. Sự hối cải là từ bỏ một số điều như tính bất lương, kiêu ngạo, tức giận, và những ý nghĩ không trong sạch cùng hướng đến những điều khác như lòng nhân từ, vị tha, kiên nhẫn và nếp sống thuộc linh. Đó là ‘trở về’ với Thượng Đế” (“Hối Cải … Để Ta Có Thể Chữa Lành cho Các Ngươi,” Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 40–41).