Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 27 tháng Ba–Ngày 2 tháng Tư. Ma Thi Ơ 14; Mác 6; Giăng 5–6: “Đừng Sợ”


“Ngày 27 tháng Ba–Ngày 2 tháng Tư. Ma Thi Ơ 14; Mác 6; Giăng 5–6: ‘Đừng Sợ,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 27 tháng Ba–Ngày 2 tháng Tư. Ma Thi Ơ 14; Mác 6; Giăng 5–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023

Chúa Giê Su đi cùng với các môn đồ mang theo giỏ bánh

Ngày 27 tháng Ba–Ngày 2 tháng Tư

Ma Thi Ơ 14; Mác 6; Giăng 5–6

“Đừng Sợ”

Trong khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy từ Ma Thi Ơ 14; Mác 6; và Giăng 5–6, hãy tìm các sứ điệp liên quan đến lớp học của mình. Khi anh chị em làm như vậy, hãy xem xét cách để giúp các học viên có một kinh nghiệm đầy ý nghĩa với thánh thư.

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Một cách để bắt đầu cuộc thảo luận về các chương này là mời một số học viên, mỗi người chọn một chương từ bài đọc và chia sẻ một sứ điệp từ chương đó mà có ý nghĩa đối với họ. Trong khi họ chia sẻ, những học viên khác có thể đặt câu hỏi hoặc thêm vào những sự hiểu biết sâu sắc.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giăng 5:16–47

Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử Yêu Dấu của Cha Thiên Thượng.

  • Trong Giăng 5, Chúa Giê Su cung cấp cho chúng ta những sự hiểu biết sâu sắc về Ngài, Cha của Ngài, và mối liên hệ giữa Ngài và Đức Chúa Cha. Để giúp lớp học khám phá ra những sự hiểu biết sâu sắc này, hãy thử chia họ thành các nhóm và cho họ vài phút để liệt kê càng nhiều càng tốt các lẽ thật mà họ có thể tìm ra trong các câu 16–47 về thiên tính của Thượng Đế, Chúa Giê Su Ky Tô, và mối liên hệ của Hai Ngài. Mời các nhóm thay phiên nhau đọc các lẽ thật từ bản liệt kê của họ. Bằng cách nào các lẽ thật này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Cha Thiên Thượng của chúng ta và Vị Nam Tử của Ngài? Chúng ta có thể làm gì để noi theo gương của Chúa Giê Su Ky Tô về sự vâng lời Đức Chúa Cha?

  • Một sinh hoạt trong đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình mời các học viên ghi chú mỗi lần Chúa Giê Su sử dụng từ Cha trong Giăng 5:16–47. Mời một vài học viên chia sẻ điều họ đã học được khi họ hoàn tất sinh hoạt đó. Yêu cầu họ chia sẻ những hiểu biết sâu sắc họ có được về Cha Thiên Thượng và Con Trai Yêu Dấu của Ngài.

Ma Thi Ơ 14:15–21; Mác 6:33–44; Giăng 6:5–14

Đấng Cứu Rỗi có thể làm vinh hiển những của lễ dâng khiêm nhường của chúng ta để hoàn thành các mục đích của Ngài.

  • Điều gì có thể giúp các học viên tìm được ý nghĩa về mặt cá nhân từ phép lạ khi Chúa Giê Su cho năm ngàn người ăn? Anh chị em có thể hỏi bằng cách nào việc đọc về phép lạ đó làm gia tăng đức tin của họ nơi khả năng của Đấng Cứu Rỗi để ban phước cho cá nhân họ. Họ có thể nói về một thời gian khi họ cảm thấy rằng Đấng Cứu Rỗi đã làm vinh hiển hoặc gia tăng gấp bội phần các nỗ lực của họ để giúp họ đạt được điều gì đó mà dường như bất khả thi. Ngoài ra, trước khi lớp học bắt đầu, anh chị em có thể yêu cầu các học viên mang đến lớp một tấm ảnh hoặc một đồ vật tượng trưng cho kinh nghiệm của họ.

    bánh mì và cá

    Chúa Giê Su cho năm ngàn người ăn với năm ổ bánh mì và hai con cá một cách kỳ diệu.

  • Những chi tiết nào trong câu chuyện này mà làm gia tăng đức tin của chúng ta nơi Đấng Cứu Rỗi? Đấng Cứu Rỗi có thể cho chúng ta no đủ về mặt thuộc linh bằng những cách thức nào? Khi nào chúng ta đã được Chúa Giê Su Ky Tô cho ăn no đủ và nâng đỡ?

Ma Thi Ơ 14:22–33

Chúa Giê Su Ky Tô mời chúng ta bỏ những nỗi sợ hãi và nghi ngờ của mình sang một bên để chúng ta có thể đến cùng Ngài một cách trọn vẹn hơn.

  • Câu chuyện trong Ma Thi Ơ 14:22–33 có thể giúp các học viên gia tăng đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi và ước muốn để noi theo Ngài. Mời các học viên đọc câu chuyện này, đặc biệt chú ý đến những lời nói của Đấng Ky Tô, Phi E Rơ, và Các Vị Sứ Đồ khác. Làm thế nào những lời của Chúa Giê Su có thể giúp Phi E Rơ có đức tin để ra khỏi thuyền và bước đi trên nước? Bằng cách nào lời khuyên nhủ của Chúa Giê Su “hãy yên lòng” và “đừng sợ” (câu 27) được áp dụng cho chúng ta ngày nay? Chúng ta có thể học được gì từ Phi E Rơ về ý nghĩa của việc trở thành một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô và tin cậy Ngài? Anh chị em có thể khuyến khích học viên suy nghĩ về và chia sẻ các kinh nghiệm mà trong đó họ, cũng giống như Phi E Rơ, hành động để noi theo Đấng Cứu Rỗi, ngay cả khi kết quả là không chắc chắn. Yêu cầu học viên chia sẻ điều họ đã học được từ những kinh nghiệm của họ. Chúa Giê Su Ky Tô đã đến để giải cứu chúng ta trong những giây phút sợ hãi hoặc nghi ngờ như thế nào?

Giăng 6:22–71

Với tư cách là các môn đồ của Đấng Ky Tô, chúng ta phải sẵn lòng tin tưởng và chấp nhận lẽ thật, thậm chí khi điều đó khó để làm.

  • Các sự kiện trong Giăng 6 có thể cung cấp một quan điểm hữu ích khi người ta có những thắc mắc về giáo lý, lịch sử, hoặc các chính sách của Giáo Hội của Đấng Ky Tô. Để giúp học viên hiểu các sự kiện này, anh chị em có thể viết các câu hỏi như sau lên trên bảng để cho họ trả lời: Những người này trông đợi điều gì? (xin xem câu 26). Thay vào đó, Đấng Ky Tô đã ban cho họ điều gì? (xin xem câu 51). Những người này hiểu sai điều gì? (xin xem các câu 41–42, 52). Anh chị em cũng có thể đặt những câu hỏi như sau để giúp các học viên áp dụng câu chuyện này vào cuộc sống của họ: Một số cách thức nào chúng ta có thể chọn để bước đi cùng Đấng Ky Tô thậm chi khi chúng ta có những thắc mắc hoặc nghi ngờ? (xin xem câu 66). Một số giáo lý, giáo lễ, hoặc “những lời về cuộc sống vĩnh cửu” nào khác mà chỉ có thể được tìm thấy trong Giáo Hội phục hồi của Đấng Ky Tô? (xin xem các câu 67–69). Để biết những hiểu biết sâu sắc của một Vị Sứ Đồ thời hiện đại, xin xem sứ điệp của Chủ Tịch M. Russell Ballard “Chúng Tôi Đi theo Ai?,” (Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 90–92).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy lắng nghe. “Lắng nghe là một hành động yêu thương. … Hãy cầu xin Cha Thiên Thượng giúp các anh chị em hiểu được điều mà học viên của các anh chị em nói. Khi chú ý kỹ đến các thông điệp được nói ra và không nói ra của họ, anh chị em sẽ hiểu rõ hơn các nhu cầu, mối quan tâm, và ước muốn của họ” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗitrang 34).