Lớp Giáo Lý
Bài Học 17—Giáo Lý và Giao Ước 6: “Hãy Hướng về Ta trong Mọi Ý Nghĩ; Chớ Nghi Ngờ, và Chớ Sợ Hãi”


“Bài Học 17—Giáo Lý và Giao Ước 6: ‘Hãy Hướng về Ta trong Mọi Ý Nghĩ; Chớ Nghi Ngờ, và Chớ Sợ Hãi,’” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 6,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 17: Giáo Lý và Giao Ước 6-9

Giáo Lý và Giao Ước 6

“Hãy Hướng về Ta trong Mọi Ý Nghĩ; Chớ Nghi Ngờ, và Chớ Sợ Hãi”

Hình Ảnh
đôi tay giang rộng của Đấng Cứu Rỗi phục sinh

Vào ngày 5 tháng Tư năm 1829, Oliver Cowdery gặp Joseph Smith lần đầu tiên. Hai ngày sau, ông trở thành người biên chép cho Joseph trong công việc phiên dịch Sách Mặc Môn. Giáo Lý và Giao Ước 6 bao gồm lời khuyên bảo từ Chúa mà giải quyết nhiều câu hỏi và mối bận tâm của Oliver về việc tham gia vào công việc của Chúa. Bài học này nhằm giúp học viên đặt niềm tin nơi Đấng Cứu Rỗi khi các em đối mặt với những nghi ngờ và sợ hãi.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Những nghi ngờ và sợ hãi

Cân nhắc viết câu hỏi sau đây lên trên bảng và mời học viên viết câu trả lời của các em bên dưới. Việc này có thể được thực hiện trước khi buổi học bắt đầu hoặc khi bắt đầu bài học.

  • Thanh thiếu niên có thể có một số sợ hãi, nghi ngờ hoặc lo lắng nào?

Sau khi thảo luận về câu hỏi trước đó, hãy mời học viên suy nghĩ về những sợ hãi, nghi ngờ hoặc lo lắng mà các em có thể có trong cuộc sống của mình. Hãy giải thích rằng Giáo Lý và Giao Ước 6 chứa đựng những lẽ thật có thể giúp ích cho các em trong những lúc như vậy. Hãy mời học viên tìm kiếm những lẽ thật này khi các em nghiên cứu.

Oliver Cowdery bắt đầu hỗ trợ Joseph Smith

Hãy giải thích rằng Giáo Lý và Giao Ước 6 có chứa một điều mặc khải được ban cho Oliver Cowdery. Để giúp học viên hiểu được Oliver đã gặp Joseph Smith lần đầu tiên như thế nào, anh chị em có thể cho học viên xem video “Days of Harmony” từ phút 3:07 đến 7:18. Video này có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org. Ngoài ra, cả lớp có thể đọc Các Thánh Hữu: Câu Chuyện về Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, tập 1, Cờ Hiệu của Lẽ Thật, năm 1815–1846 (năm 2018) các trang 58–60, hoặc anh chị em có thể tóm tắt đoạn sau.

Oliver Cowdery là một giáo viên bắt đầu ở trọ tại nhà cha mẹ của Joseph Smith vào mùa thu năm 1828. Trong thời gian ở với gia đình Smith, Oliver đã biết về sự kêu gọi thiêng liêng của Joseph và việc phiên dịch Sách Mặc Môn đang được thực hiện. Oliver cảm thấy được thúc giục để hỏi liệu ông có thể giúp đỡ Joseph với việc phiên dịch hay không. Vào mùa xuân năm 1829, Oliver đi cùng em trai của Joseph là Samuel đến Harmony, Pennsylvania, để gặp Vị Tiên Tri lần đầu tiên.

  • Nếu các em ở trong hoàn cảnh của Oliver Cowdery, thì các em có thể có những câu hỏi hoặc thắc mắc nào trong thời gian này?

Ngay sau khi đến Harmony, Oliver trở thành người biên chép cho Joseph Smith. Mặc dù trước đó Oliver đã nhận được sự xác nhận thiêng liêng về ân tứ tiên tri của Joseph để phiên dịch, nhưng ông vẫn có thắc mắc về sự tham gia của chính mình vào công việc của Chúa. Joseph Smith đã nhận được điều mặc khải được ghi lại trong Giáo Lý và Giao Ước 6 trong thời gian này.

Biết và tin cậy Đấng Cứu Rỗi

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 6:14–24, 32–37, tìm kiếm một số lời khuyên bảo của Chúa dành cho Oliver. Hãy đặc biệt chú ý đến những điều Chúa đã dạy về chính Ngài mà có thể giúp chúng ta trong những lúc hoang mang hoặc sợ hãi.

Ngoài việc đọc những câu này, học viên cũng có thể xem “Days of Harmony” từ phút 15:02 đến 17:49.

Để giúp học sinh tiếp thu những điều các em đang đọc, hãy cân nhắc trưng ra một hình ảnh về Chúa Giê Su Ky Tô trên bảng. Khi học viên nhận ra những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi từ những câu này, các em có thể viết những lời giảng dạy đó xung quanh hình ảnh này trên bảng.

  • Các em đã học hỏi được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà có thể giúp các em đặt niềm tin nơi Ngài khi đối mặt với những nỗi sợ hãi, nghi ngờ hoặc lo lắng?

  • Những lẽ thật này về Đấng Cứu Rỗi có thể giúp các em như thế nào trong những lúc như vậy?

Hướng về Chúa Giê Su Ky Tô

Giáo Lý và Giao Ước 6:36 là một đoạn thông thạo giáo lý. Hãy cân nhắc mời học viên đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo một cách thức riêng biệt để các em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 6:36–37 lần nữa, tìm kiếm lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi dành cho Oliver.

  • Các em sẽ tóm tắt lẽ thật được dạy trong câu 36 như thế nào?

Anh chị em có thể muốn nhấn mạnh rằng khi chúng ta hướng về Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta có thể vượt qua nỗi nghi ngờ và sợ hãi.

Các em nghĩ việc hướng đến Chúa Giê Su Ky Tô trong mọi ý nghĩ có nghĩa là gì?

Để giúp học viên nhìn thấy được mối liên hệ giữa lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi trong câu 36 và 37, hãy cân nhắc trưng ra hình ảnh từ đầu bài học. Hãy giải thích rằng nhìn xem một điều gì đó có nghĩa là nhìn thấy và quan sát. Rồi đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Các em nghĩ tại sao Đấng Cứu Rỗi muốn chúng ta “nhìn xem” những vết thương của Ngài? (Giáo Lý và Giao Ước 6:37).

  • Việc tưởng nhớ đến Sự Chuộc Tội và Sự Phục Sinh của Ngài có ảnh hưởng gì đến chúng ta?

Để giúp học viên hiểu rõ hơn cách các em có thể hướng về Chúa Giê Su Ky Tô, hãy cân nhắc trưng ra các tình huống sau đây. Anh chị em cũng có thể tạo các tình huống khác có liên quan đến hoàn cảnh của học viên.

Anna có một số câu hỏi về phúc âm chưa được giải đáp. Đôi khi bạn ấy cảm thấy chứng ngôn của mình không đủ mạnh để giúp bạn ấy vượt qua những nghi ngờ.

Eric đang gặp khó khăn với những cảm nghĩ về giá trị bản thân. Cậu ấy không cảm thấy có ai chú ý đến mình ở trường.

Cha mẹ của Sophie đang gặp khó khăn trong việc chu cấp tài chính cho gia đình. Bạn ấy lo lắng rằng cha mẹ mình có thể không có đủ tiền để chăm lo tất cả các nhu cầu của gia đình.

Cân nhắc chia học viên thành các nhóm nhỏ và chỉ định cho mỗi nhóm một trong các tình huống để tập trung khi các em thảo luận những câu hỏi sau đây.

  • Những người này có thể hướng về Đấng Ky Tô trong hoàn cảnh của họ theo ít nhất ba cách nào?

  • Việc làm những điều đó có thể tạo ra sự khác biệt ra sao trong cuộc sống của những người này?

Sau khi học viên đã thảo luận với nhóm, hãy mời các em chia sẻ một số câu trả lời của mình với cả lớp. Là một phần của cuộc thảo luận này, có thể là hữu ích khi hỏi học viên xem làm thế nào mà những hành động các em đã xác định là các ví dụ cho việc hướng về Đấng Ky Tô.

Cũng cân nhắc mời học viên chia sẻ các ví dụ về việc các em đã được ban phước như thế nào khi hướng về Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống của mình.

Áp dụng điều đó vào cuộc sống của em

Để giúp học viên áp dụng lời khuyên bảo của Đấng Cứu Rỗi là hướng về Ngài, hãy mời các em suy nghĩ về những sợ hãi, nghi ngờ hoặc lo lắng của riêng mình mà các em đã xác định ở đầu bài học. Hãy trưng ra những câu hỏi sau đây và cho học viên thời gian để trả lời những câu hỏi đó trong nhật ký học tập.

  • Các em đã học hoặc cảm nhận được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô ngày hôm nay mà có thể giúp các em vượt qua những sợ hãi, nghi ngờ hoặc lo lắng của mình?

  • Các em sẽ cố gắng áp dụng lời khuyên bảo của Đấng Cứu Rỗi để “hướng về [Ngài] trong mọi ý nghĩ; chớ nghi ngờ, và chớ sợ hãi” bằng một số cách cụ thể nào?

Học thuộc lòng

Anh chị em có thể muốn giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt trong Giáo Lý và Giao Ước 6:36 và ôn lại chúng trong các bài học trong tương lai. Cụm từ thánh thư then chốt là toàn bộ câu: “Hãy hướng về ta trong mọi ý nghĩ; chớ nghi ngờ, và chớ sợ hãi”. Ý tưởng cho các sinh hoạt học thuộc lòng nằm ở tài liệu phụ lục trong “Những Sinh Hoạt Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý”.

In