“Bài Học 19—Giáo Lý và Giao Ước 8: Tinh Thần Mặc Khải,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)
“Giáo Lý và Giao Ước 8,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý
Oliver Cowdery rất ấn tượng với khả năng phiên dịch Sách Mặc Môn của Joseph Smith. Ông muốn Thượng Đế ban cho ông ân tứ tương tự. Chúa đã hứa ban cho Oliver ân tứ phiên dịch tùy theo đức tin của ông. Vào thời điểm đó, Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy cho Oliver nhiều nguyên tắc quan trọng về sự mặc khải. Bài học này có thể giúp học viên gia tăng khả năng nhận ra cách Thượng Đế phán cùng các em qua Đức Thánh Linh.
Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện
Những câu hỏi về sự mặc khải
Để giúp học viên bắt đầu nghiên cứu về sự mặc khải, hãy cân nhắc chia sẻ những điều sau đây:
Thượng Đế muốn phán cùng chúng ta và làm như vậy theo nhiều cách khác nhau. Qua Đức Thánh Linh, Thượng Đế tìm cách “giúp đỡ chúng ta với những nhu cầu, trách nhiệm, và những câu hỏi cá nhân cụ thể của chúng ta và giúp chúng ta củng cố chứng ngôn của mình” (Topics and Questions, “Revelation ”, topics.ChurchofJesusChrist.org ).
Các em, hoặc những người mà các em biết, có một số câu hỏi nào về việc nhận ra được sự mặc khải từ Thượng Đế?
Cân nhắc yêu cầu học viên viết những câu hỏi của các em lên trên bảng hoặc trên giấy. Anh chị em có thể mời học viên tìm câu trả lời khi các em nghiên cứu ngày hôm nay. Không cần phải trả lời tất cả các câu hỏi trên lớp, nhưng học viên có thể viết ra bất kỳ những hiểu biết sâu sắc nào các em khám phá được. Anh chị em có thể sử dụng những câu hỏi sau đây để giúp học viên suy nghĩ về lý do tại sao mọi người không biết chắc về sự mặc khải.
Tại sao có thể khó nhận ra thời gian và cách thức Thượng Đế giao tiếp với chúng ta?
Các em nghĩ tại sao việc cải thiện khả năng nhận biết và tuân theo sự mặc khải từ Thượng Đế lại là điều quan trọng?
Anh chị em có thể yêu cầu học viên bắt đầu một trang trong nhật ký học tập hoặc tạo một ghi chú trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm, nơi các em có thể ghi lại những điều học được về sự mặc khải từ Chúa. Anh chị em có thể đưa ra một ví dụ bằng cách làm giống như vậy trên bảng. Hãy cân nhắc bắt đầu bằng một tiêu đề như Làm thế nào tôi có thể biết rằng tôi đang nhận được sự mặc khải từ Thượng Đế?
Chúa dạy Oliver Cowdery về sự mặc khải
Trong khi phục vụ với tư cách một người biên chép, Oliver Cowdery đã có thể làm chứng rằng Chúa đã ban cho Joseph Smith quyền năng để phiên dịch Sách Mặc Môn. Oliver cũng muốn phiên dịch. Chúa đã đồng ý cho ông có cơ hội đó (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 6:25 ). Để giúp Oliver thành công, Chúa đã dạy các nguyên tắc quan trọng về việc nhận được sự mặc khải.
Giáo Lý và Giao Ước 8:2–3 là một đoạn thông thạo giáo lý. Hãy cân nhắc mời học viên đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo một cách thức riêng biệt để các em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.
Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 8:1–3 , tìm kiếm điều Chúa muốn Oliver biết về việc nhận sự mặc khải.
Các em đã học được điều gì từ những câu này về cách Chúa có thể phán với chúng ta qua Đức Thánh Linh?
Hãy yêu cầu học viên báo cáo những điều các em đã tìm thấy. Trong số những lẽ thật mà học viên có thể xác định, hãy giúp các em thấy rằng Chúa giao tiếp với tâm trí và tấm lòng của chúng ta qua Đức Thánh Linh.
Tập trung vào những lẽ thật dẫn đến sự cải đạo: Để được huấn luyện thêm về các câu hỏi mà giúp học viên xác định và nêu ra các nguyên tắc cải đạo, xin xem khóa huấn luyện có tiêu đề “Tập trung vào các lẽ thật dẫn đến sự cải đạo và xây đắp đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô ”, có trong Những Kỹ Năng Phát Triển dành cho Giảng Viên: Giảng Dạy Giáo Lý .
Hãy cân nhắc viết lẽ thật này bên dưới tiêu đề trên bảng. Việc vẽ một sơ đồ như sau cũng có thể giúp học viên hình dung ra những lời giảng dạy của Chúa trong những câu này.
Dựa trên việc học tập và kinh nghiệm cá nhân của các em, Thượng Đế có thể giao tiếp với tâm trí của chúng ta bằng một số cách thức nào? Ngài giao tiếp với tấm lòng của chúng ta bằng cách nào?
Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ một số cách Thượng Đế phán bảo với tâm trí và tấm lòng của chúng ta qua Đức Thánh Linh:
2:3
Tôi làm chứng rằng qua Đức Thánh Linh Chúa có thể nói với tâm trí của các anh chị em. Đôi khi các ấn tượng chỉ là những cảm nghĩ chung. Đôi khi sự hướng dẫn đến rất rõ ràng và hiển nhiên đến nỗi nó có thể được viết xuống từng chữ một, giống như Thánh Linh đọc cho các anh chị em viết. (Richard G. Scott, “Để Nhận Được Sự Hướng Dẫn Thuộc Linh ”, Liahona , Tháng Mười Một năm 2009, trang 9)
Anh chị em có thể giúp học viên nhìn thấy một khuôn mẫu về sự giao tiếp với tâm trí và tấm lòng trong các ví dụ sau đây liên quan đến Oliver Cowdery: Giáo Lý và Giao Ước 6:22–24 ; 9:8–9 . Học viên có thể tìm kiếm những từ và cụm từ mà Chúa đã sử dụng để giải thích một số cách Ngài nói với tâm trí và tấm lòng của chúng ta.
Có thể là hữu ích khi giải thích rằng cảm giác hừng hực được mô tả trong Giáo Lý và Giao Ước 9:8 có thể đề cập đến “một cảm giác thoải mái và thanh thản” (Dallin H. Oaks, “Teaching and Learning by the Spirit ”, Ensign , tháng Ba năm 1997, trang 13).
Giao tiếp qua Đức Thánh Linh
Hãy giải thích rằng có nhiều lời giảng dạy khác trong thánh thư và từ các vị lãnh đạo của Giáo Hội ở thời hiện đại giúp chúng ta hiểu cách Thượng Đế giao tiếp với chúng ta qua Đức Thánh Linh. Hãy cho học viên thời gian để tìm kiếm, học hỏi và thảo luận một số lời giảng dạy này.
Một cách anh chị em có thể làm điều này là mời các em sử dụng các công cụ như Sách Hướng Dẫn Thánh Thư hoặc chức năng tìm kiếm trên Thư Viện Phúc Âm để tìm các đoạn thánh thư hoặc lời phát biểu từ các vị lãnh đạo của Giáo Hội mà mô tả một số cách thức chúng ta có thể nhận biết sự mặc khải qua Đức Thánh Linh.
Một lựa chọn khác là mời học viên nghiên cứu các đoạn thánh thư sau đây để xem các em có thể học được điều gì về sự mặc khải cá nhân:
Anh chị em cũng có thể cho học viên xem video “Patterns of Light: Discerning Light ” (2:12). Trong video này, Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về cách chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt giữa những suy nghĩ của chính chúng ta và sự thúc giục từ Đức Thánh Linh.
2:12
Sau khi học viên đã có đủ thời gian để nghiên cứu, hãy cân nhắc mời các em thêm những điều các em đã học được vào bản liệt kê trên bảng.
Các câu hỏi như sau có thể giúp học viên thảo luận về những điều các em đã học được và cho phép Đức Thánh Linh làm chứng với cả lớp.
Các em đã học được điều gì về những cách thức khác nhau mà Thượng Đế giao tiếp với chúng ta qua Đức Thánh Linh?
Những lời giảng dạy này giúp các em hiểu điều gì về thiên tính và mong muốn của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?
Các em đã có những kinh nghiệm nào với việc hiểu được cách Đức Thánh Linh giao tiếp?
Hãy nhắc học viên về những câu hỏi mà các em đưa ra từ lúc bắt đầu bài học. Mời học viên chia sẻ điều các em đã học được mà đã giúp trả lời bất kỳ câu hỏi nào trong số này. Hãy kết thúc bài học bằng lời mời học viên cố gắng nhận ra Chúa đang phán cùng tấm lòng và tâm trí của các em bằng một hoặc nhiều cách mà các em đã học được. Hãy giúp học viên hiểu rằng việc nhận biết sự mặc khải từ Chúa sẽ đòi hỏi sự nỗ lực liên tục trong suốt cuộc đời của các em.
Anh chị em có thể muốn giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt trong Giáo Lý và Giao Ước 8:2–3 và ôn lại chúng trong các bài học trong tương lai. Cụm từ thánh thư then chốt là “Ta sẽ nói trong trí của ngươi và trong tâm của ngươi bởi Đức Thánh Linh.” Ý tưởng cho các sinh hoạt học thuộc lòng nằm ở tài liệu phụ lục trong “Những Sinh Hoạt Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý”.
Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã trả lời câu hỏi này:
2:25
Anh Cả Gerrit W. Gong thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:
Mặc dù có các tình huống khác nhau, nhưng khi chúng ta làm với hết sức mình, cố gắng với khả năng tốt nhất của mình, và chân thành cầu xin và tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa trong suốt cuộc sống, thì Chúa sẽ hướng dẫn chúng ta, theo kỳ định và cách thức của Ngài, qua Đức Thánh Linh. (Gerrit W. Gong, “Thuộc Về Giao Ước ,”Liahona , tháng Mười Một năm 2019, trang 82)
Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) đã dạy:
Các anh chị em làm gì khi các anh chị em đã chuẩn bị kỹ, đã cầu nguyện khẩn thiết, đã chờ đợi một thời gian hợp lý cho sự đáp ứng mà vẫn không cảm nhận được [một lời đáp ứng nào]? Các anh chị em có thể bày tỏ sự cảm tạ khi điều đó xảy ra, vì đó là một bằng chứng về sự tin cậy nơi [Thượng Đế]. Khi các anh chị em sống một cách xứng đáng và sự lựa chọn của các anh chị em phù hợp với những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi và các anh chị em cần phải hành động, thì hãy tiến hành với sự tin tưởng.… Khi các anh chị em sống ngay chính và hành động với sự tin tưởng, thì Thượng Đế sẽ không để cho các anh chị em tiến hành quá xa mà không ban cho một ấn tượng cảnh giác nếu các anh chị em đã chọn quyết định sai. (Richard G. Scott, “Sử Dụng Ân Tứ Cầu Nguyện Thiêng Liêng ,” Liahona , tháng Năm năm 2007, trang 10)
Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:
Hãy cầu nguyện trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô về những mối bận tâm, những sợ hãi, những yếu kém của anh chị em—vâng, những gì anh chị em khát khao trong lòng. Và rồi lắng nghe! Viết xuống những ý nghĩ đến trong tâm trí anh chị em. Ghi lại các cảm giác của mình và hành động theo những điều mà anh chị em được thúc giục. Khi anh chị em lặp lại tiến trình này ngày này qua ngày khác, theo năm tháng, anh chị em sẽ “tăng trưởng theo nguyên tắc mặc khải” [Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith (năm 2007), trang 142]. …
Tôi khẩn nài anh chị em hãy gia tăng khả năng thuộc linh hiện tại của mình để nhận được sự mặc khải cá nhân. …
Không có gì mở được các tầng trời giống như sự tổng hợp bao gồm sự thanh khiết được gia tăng, sự vâng lời chính xác, việc tìm kiếm thiết tha, việc hằng ngày nuôi dưỡng lời của Đấng Ky Tô trong Sách Mặc Môn, và thời gian thường xuyên được cam kết dành cho công việc đền thờ và lịch sử gia đình. (Russell M. Nelson, “Sự Mặc Khải cho Giáo Hội, Sự Mặc Khải cho Cuộc Đời Chúng Ta ,” Liahona , tháng Năm năm 2018, trang 95)
Anh Cả David P. Homer thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:
2:3
Thánh Linh nói với mỗi người theo những cách khác nhau, và Ngài có thể nói với cùng một người theo những cách khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Do đó, việc học hỏi các cách thức mà Ngài nói với chúng ta là một kinh nghiệm suốt đời. Đôi khi, Ngài nói “trong trí và trong tâm [chúng ta]” [Giáo Lý và Giao Ước 8:2 ] bằng một tiếng nói nhỏ nhẹ, nhưng mạnh mẽ, xuyên thấu “tận trái tim những người nghe” [3 Nê Phi 11:3 ]. Đôi khi, những ấn tượng của Ngài “chiếm tâm trí [chúng ta]” hoặc “đè nặng lên những cảm nghĩ của [chúng ta]” [Giáo Lý và Giao Ước 128:1 ]. Đôi khi, tâm can chúng ta sẽ “hừng hực trong [mình]” [Giáo Lý và Giao Ước 9:8 ]. Và đôi khi Ngài làm [tràn đầy] linh hồn chúng ta với niềm vui, soi sáng tâm trí chúng ta [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 6:14–15 ], hoặc phán bình an cho tấm lòng phiền muộn của chúng ta [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 6:22–23 ]. (David P. Homer, “Lắng Nghe Tiếng Nói của Ngài ,” Liahona , tháng Năm năm 2019, trang 42)
Hãy tham khảo bộ sưu tập video “Nghe Lời Ngài” trên ChurchofJesusChrist.org để tìm các ví dụ của các vị lãnh đạo Giáo Hội mô tả nhiều cách khác nhau mà họ đã nhận ra Thượng Đế đã phán dạy họ như thế nào.
Học viên có thể cảm thấy thất vọng vì điều mặc khải mà các em tìm kiếm lại không đến. Anh chị em có thể giúp các em học hỏi từ những chỉ dẫn của Chúa dành cho Oliver Cowdery khi ông không thành công trong việc phiên dịch (xin xem Các Thánh Hữu , tập 1, Cờ Hiệu của Lẽ Thật , trang 62–64 ). Học viên có thể nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước 9:7–11 , tìm kiếm điều Chúa đã dạy Oliver về cách chuẩn bị để nhận được điều mặc khải. Anh chị em cũng có thể sử dụng lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” như một phần của cuộc thảo luận này.
Anh chị em có thể yêu cầu học viên liệt kê những điều khiến thanh thiếu niên có thể tìm kiếm sự mặc khải. Câu trả lời có thể bao gồm việc củng cố chứng ngôn về phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, đưa ra các quyết định trong cuộc sống hoặc nhận được câu trả lời cho các câu hỏi. Hãy giúp học viên hiểu cách áp dụng những gì Chúa đã dạy trong Giáo Lý và Giao Ước 9:7–11 có thể giúp các em như thế nào.
Sau khi đọc Giáo Lý và Giao Ước 8:2–3 , có thể hữu ích nếu thảo luận về câu chuyện mà Chúa đã đề cập trong câu 3 . Anh chị em có thể trưng bày hình ảnh của Môi Se và con cái Y Sơ Ra Ên băng qua Biển Đỏ. Mời học viên chia sẻ một vài chi tiết mà các em biết về câu chuyện này được ghi lại trong Xuất Ê Díp Tô Ký 14–15 . Anh chị em có thể yêu cầu học viên thảo luận về việc Môi Se có lẽ đã cảm thấy như thế nào khi nhận được sự mặc khải từ Chúa trong lúc cần thiết. Anh chị em có thể mời các học viên nghĩ ra các tình huống trong đó một người nào đó trong thời đại chúng ta có thể tìm kiếm sự mặc khải từ Chúa để giúp họ.