Lớp Giáo Lý
1 Cô Rinh Tô 10


1 Cô Rinh Tô 10

Thoát Khỏi Cám Dỗ

Hình Ảnh
John’s life may have been very different had he not had the courage to leave a party one evening in Japan.

Em có bao giờ ước rằng mình có thể thoát khỏi những cám dỗ đến với em không? Sứ Đồ Phao Lô đã dạy một nguyên tắc quý báu có thể giúp chúng ta khi gặp cám dỗ. Bài học này nhằm giúp em trông cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô để vượt qua cám dỗ.

Đọc các đoạn thánh thư. Có nhiều cách khác nhau để đọc các đoạn thánh thư trong lớp, bao gồm đọc thánh thư cùng cả lớp, trong nhóm nhỏ hoặc riêng một mình. Hãy suy ngẫm về những nhu cầu và khả năng của học viên cùng với tài liệu học tập khi lựa chọn phương pháp đọc.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên nghiên cứu “1 Cô Rinh Tô 10:1–13: Thượng Đế Cung Ứng một Cách Thức để Thoát Khỏi Cám Dỗ” trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023. Trong khi học, các em có thể suy ngẫm về câu hỏi này: “Cha Thiên Thượng đã cung ứng cho các em những cách nào để thoát khỏi cám dỗ?”

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Sự cám dỗ

Hãy mang một thỏi nam châm và một vật bằng kim loại đến lớp và mời học viên sử dụng những đồ vật này để giải thích khái niệm chống lại cám dỗ. Ví dụ, các em có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh xa cám dỗ và mối nguy hiểm khi đến quá gần.

Hình Ảnh
Silver Spheres Gravitated Towards a Red Magnet on Blue Background

Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Ulisses Soares thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ hoặc xem video “Tìm Kiếm Đấng Ky Tô trong Mọi Ý Nghĩ” từ mã thời gian 2:44 đến 3:23, trên trang ChurchofJesusChrist.org.

Hình Ảnh
Silver Spheres Gravitated Towards a Red Magnet on Blue Background
Hình Ảnh
Elder Ulisses Soares, Quorum of the Twelve Apostles official portrait.

Nói một cách ẩn dụ, thì việc nhượng bộ cám dỗ cũng giống như việc đưa một vật kim loại đến gần một thỏi nam châm. Lực hút vô hình của thỏi nam châm hấp dẫn vật kim loại ấy và giữ chặt nó. Nam châm chỉ mất lực hút khi vật kim loại được đặt xa khỏi nó. Do đó, cũng giống như việc nam châm không thể có lực hút đối với một vật kim loại ở xa, khi chúng ta chống lại cám dỗ, thì nó sẽ dần phai nhạt và không còn sức ảnh hưởng lên tâm trí và tấm lòng chúng ta, và kết quả là, cũng không còn ảnh hưởng đến hành động của chúng ta nữa.

(Ulisses Soares, “Tìm Kiếm Đấng Ky Tô trong Mọi Ý Nghĩ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 83)

Trong khi em học 1 Cô Rinh Tô 10 , hãy lắng nghe những thúc giục từ Đức Thánh Linh mà sẽ giúp em biết mình có thể làm gì để chống lại những cám dỗ em gặp phải.

Một trong những mục đích của thánh thư là giúp chúng ta học hỏi từ cuộc sống và khó khăn của những người đi trước (xin xem 1 Cô Rinh Tô 10:6, 11 ; Mặc Môn 9:31). Như được ghi lại trong 1 Cô Rinh Tô 10 , Phao Lô đã sử dụng ví dụ về việc dân Y Sơ Ra Ên băng qua Biển Đỏ và hành trình trong vùng hoang dã khi ông nhắc những người Cô Rinh Tô về những cách Chúa ở bên cạnh dân Y Sơ Ra Ên trong cuộc hành trình của họ (xin xem 1 Cô Rinh Tô 10:1–4).

Hãy lưu ý những điều Chúa đã làm cho dân Y Sơ Ra Ên và tước hiệu được sử dụng để mô tả Ngài trong câu 4 .

  • Em có thể học hỏi được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ tước hiệu mà Phao Lô đã sử dụng trong câu 4 ?

Mặc cho những cách thức màu nhiệm mà Chúa đã hỗ trợ dân Y Sơ Ra Ên, đôi khi họ vẫn nhượng bộ trước cám dỗ. Hãy đọc 1 Cô Rinh Tô 10:5–11 , tìm kiếm những cám dỗ khiến dân Y Sơ Ra Ên từ bỏ “Hòn Đá thiêng liêng” của họ, là Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Em nghĩ hoàn cảnh của chúng ta giống với dân Y Sơ Ra Ên theo những cách thức nào?

  • Giới trẻ gặp những cám dỗ phổ biến nào mà có thể khiến họ xa rời Đấng Cứu Rỗi?

Hãy suy ngẫm về những cám dỗ mà em hiện đang gặp phải và cách chúng có khả năng khiến em xa rời “Hòn Đá”, Chúa Giê Su Ky Tô. Suy ngẫm xem cuộc sống của em được tác động ra sao nếu em có thể vượt qua những cám dỗ này.

Đấng Cứu Rỗi sẽ giúp chúng ta vượt qua cám dỗ

Hãy nhớ rằng bị cám dỗ không phải là một tội lỗi nhưng nhượng bộ cám dỗ mới là tội lỗi. Hãy đọc 1 Cô Rinh Tô 10:12–14 , tìm kiếm những nguyên tắc có thể giúp em vượt qua cám dỗ.

  • Thượng Đế hứa sẽ làm gì để giúp em vượt qua cám dỗ?

  • Những từ và cụm từ nào trong các câu này mô tả những điều Thượng Đế mong đợi chúng ta làm khi gặp cám dỗ?

  • Em đã khám phá ra những nguyên tắc nào?

Học viên có thể nhận ra nhiều nguyên tắc khác nhau. Hãy dành thời gian để thảo luận về những nguyên tắc này và tập trung vào những điều quan trọng đối với học viên. Cân nhắc đặt ra thêm những câu hỏi như “Những từ và cụm từ nào đã giúp em nhận ra được nguyên tắc đó?” và “Nguyên tắc đó có thể giúp gì cho em?”

Em có thể đã nhận ra một nguyên tắc như Thượng Đế sẽ cung ứng một cách thức để chúng ta thoát khỏi cám dỗ, nhưng chúng ta phải chọn cách tách mình ra khỏi cám dỗ.

Cân nhắc chia sẻ những lời phát biểu bổ sung từ các vị tiên tri trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” của bài học. Để giúp học viên nhìn thấy tấm gương thoát khỏi cám dỗ trong thánh thư, hãy cân nhắc đọc và thảo luận Sáng Thế Ký 39:1–12 hoặc Ma Thi Ơ 4:1–10 .

Trong khắp thánh thư và qua các vị tiên tri thời hiện đại của Ngài, Đấng Cứu Rỗi đã dạy chúng ta cách vượt qua cám dỗ. Hãy đọc những câu thánh thư và lời phát biểu sau đây từ các vị tiên tri, tìm kiếm những điều em có thể làm để tìm đến Đấng Cứu Rỗi và thoát khỏi cám dỗ. Em có thể muốn liên kết những câu này với 1 Cô Rinh Tô 10:12–14 .

Hình Ảnh
Official Portrait of President Henry B. Eyring taken March 2018.

Đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô mang chúng ta đến sự hối cải và tuân giữ các lệnh truyền của Ngài. Chúng ta vâng lời và chống lại cám dỗ bằng cách tuân theo những sự thúc giục của Đức Thánh Linh. Cuối cùng, bản tính của chúng ta sẽ thay đổi. Chúng ta sẽ trở nên như một đứa trẻ, biết vâng lời Thượng Đế và nhân từ hơn. Sự thay đổi đó, nếu chúng ta làm tất cả những gì chúng ta phải làm để giữ nó, sẽ cho chúng ta hội đủ điều kiện để tận hưởng các ân tứ mà đến qua Đức Thánh Linh. Rồi chúng ta sẽ được an toàn trên đá chắc chắc duy nhất.

(Henry B. Eyring, “Như Trẻ Nhỏ”, Liahona, tháng Năm năm 2006, trang 16)

  • Em đã học hỏi được điều gì từ những câu thánh thư và lời phát biểu này mà thúc đẩy em tìm đến Đấng Cứu Rỗi để thoát khỏi cám dỗ?

  • Thượng Đế sẽ cung ứng một số cách thức nào để thoát khỏi cám dỗ?

  • Chúng ta có thể làm gì để nhận ra và sử dụng những lối thoát mà Thượng Đế cung ứng?

Vì tính chất tế nhị của một số cám dỗ, hãy để cho học viên làm các bài tập sau đây theo cá nhân. Sau khi học viên hoàn thành, các em có thể chia sẻ một cách chung chung những điều mình đã làm. Học viên không nên chia sẻ với cả lớp về những cám dỗ mà các em đang cố gắng để vượt qua.

Hoàn tất hai hoặc nhiều sinh hoạt sau đây:

Hãy chỉ ra rằng việc thay tên và tình huống của chính chúng ta vào trong thánh thư có thể giúp chúng ta áp dụng thánh thư cho cuộc sống của mình. Khuyến khích học viên thực hành kỹ năng này trong việc học thánh thư của các em.

  • Viết lại 1 Cô Rinh Tô 10:14 , thay tên của em vào từ “kẻ” trong “kẻ yêu dấu của tôi” và thay thế “sự thờ phượng các hình tượng” bằng một cám dỗ mà em đang gặp phải.

  • Ghi lại một kinh nghiệm khi Đấng Cứu Rỗi giúp em thoát khỏi cám dỗ. Kinh nghiệm này có thể giúp em thoát khỏi những cám dỗ hiện tại như thế nào?

  • Ghi lại những bước cụ thể em sẽ thực hiện để trông cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô và chống lại một cám dỗ mà em đang gặp phải.

  • Em đã học hỏi hoặc cảm thấy được điều gì về Đấng Cứu Rỗi khi học 1 Cô Rinh Tô 10 ?

  • Điều này có thể giúp em thoát khỏi những cám dỗ mà em gặp phải như thế nào?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Làm cách nào Chúa Giê Su Ky Tô và Đức Thánh Linh có thể giúp tôi vượt qua cám dỗ?

Anh Cả Ulisses Soares thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Elder Ulisses Soares, Quorum of the Twelve Apostles official portrait.

Việc chiến đấu chống lại cám dỗ cần sự siêng năng và trung tín trong cả cuộc đời. Nhưng xin hãy biết rằng Chúa luôn sẵn sàng hỗ trợ chúng ta trong những nỗ lực cá nhân của mình và hứa hẹn những phước lành phi thường nếu chúng ta kiên trì tới cùng. …

Các anh chị em thân mến, tôi làm chứng rằng khi chúng ta trông cậy vào đá cứu rỗi, là Đấng Cứu Rỗi của linh hồn mình, … thì khả năng kiểm soát ý nghĩ của chúng ta sẽ gia tăng đáng kể. Tôi có thể đảm bảo với anh chị em rằng sự trưởng thành về mặt thuộc linh của chúng ta sẽ phát triển ngày càng nhanh, thay đổi tấm lòng của chúng ta và giúp chúng ta trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Thêm vào đó, sự ảnh hưởng của Đức Thánh Linh sẽ trở nên mạnh mẽ và liên tục hơn trong cuộc sống chúng ta. Khi đó, những cám dỗ của kẻ thù, từng chút một, sẽ không còn sức chi phối chúng ta, từ đó dẫn đến một cuộc sống thanh khiết và thánh hóa hơn.

Đối với những người, vì bất cứ lý do gì, đã sa vào cám dỗ và đang thực hiện những hành động bất chính, tôi đảm bảo với anh chị em rằng có một con đường để quay lại, rằng vẫn còn hy vọng nơi Đấng Ky Tô.

(Ulisses Soares, “Tìm Kiếm Đấng Ky Tô trong Mọi Ý Nghĩ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 83–84)

Anh Cả Quentin L. Cook thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Quentin L. Cook. Called to the Quorum of the Twelve Apostles on 6 October 2007.

Một nguyên tắc của sự tiến triển vĩnh cửu là [việc] có được tính tự chủ và sống ngay chính sẽ củng cố khả năng của chúng ta để chống lại cám dỗ. Điều này đúng cả trong những vấn đề thuộc linh lẫn trong các vấn đề vật chất. …

Là một phần kế hoạch thiêng liêng của Thượng Đế, chúng ta được ban phước với ân tứ Đức Thánh Linh. … Ngài cũng là một tiếng nói cảnh cáo chống lại điều ác và một tiếng nói bảo vệ chống lại nguy hiểm. Khi chúng ta đi trong biển đời, thì việc tuân theo những ấn tượng của Đức Thánh Linh là điều cần thiết. Thánh Linh sẽ giúp chúng ta tránh những cám dỗ và nguy hiểm, cùng an ủi và hướng dẫn chúng ta qua những thử thách.

Tôi có thể chuẩn bị như thế nào để sẵn sàng thoát khỏi cám dỗ?

Chủ Tịch Spencer W. Kimball (1895–1985) dạy:

Hình Ảnh
Portrait painting of President Spencer W. Kimball.

Những quyết định đúng đắn dễ thực hiện nhất khi chúng ta đưa ra các quyết định đó từ trước, có mục tiêu cuối cùng trong đầu; điều này giúp tránh được rất nhiều nỗi đau khổ [trong những thời điểm quyết định], khi chúng ta mệt mỏi và bị cám dỗ mạnh. …

Hãy phát triển tính kỷ luật của bản thân để càng ngày, anh chị em càng không cần phải quyết định đi và quyết định lại những điều mình sẽ làm khi phải đối mặt với cùng một cám dỗ hết lần này đến lần khác. Anh chị em chỉ cần quyết định một số điều một lần mà thôi! …

Thời gian để thoát khỏi những đường lối xấu xa là trước khi chúng bắt đầu. Bí mật của cuộc sống tốt đẹp là nằm ở việc bảo vệ và phòng ngừa. Những người nhượng bộ sự tà ác thường là những người đã đặt mình vào vị trí dễ bị cám dỗ.

(Teachings of Presidents of the Church: Spencer W. Kimball [năm 2006], trang 108–109)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Sách chiến thuật của các em để thoát khỏi cám dỗ

Mời học viên thảo luận về vai trò của một sơ đồ chiến thuật đối với một đội thể thao. Yêu cầu học viên suy ngẫm về những cám dỗ mà các em đang gặp phải khi xem “Sách Chiến Thuật Chức Tư Tế của Các Em” từ mã thời gian 3:50 đến 5:59, trên trang ChurchofJesusChrist.org. Trong video này, Anh Cả Gary E. Stevenson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ thảo luận về những cách thức chúng ta có thể chống lại cám dỗ.

Sau khi xem video, có thể cho học viên thời gian để tạo sách chiến thuật của riêng mình và lập kế hoạch để chống lại cám dỗ.

In