Lớp Giáo Lý
1 Cô Rinh Tô 13


1 Cô Rinh Tô 13

“Lòng Bác Ái Không Bao Giờ Hư Mất”

Hình Ảnh
Jesus is touching the cheek of a woman who is sitting on the ground. Outtakes include the ill woman walking up to Jesus to touch his clothes and Jesus kneeling and talking to the seated woman. Jesus touching the face of a seated woman.

Chúa Giê Su Ky Tô đã cho thấy tình thương yêu lớn lao mỗi ngày trong cuộc sống trần thế của Ngài. Cuối cùng, Ngài đã chứng minh tình thương yêu trọn vẹn của Ngài bằng cách sẵn sàng hy sinh mạng sống của Ngài cho chúng ta. Sứ Đồ Phao Lô đã viết chi tiết về tình thương yêu giống như Đấng Ky Tô, tức là lòng bác ái, và lý do tại sao chúng ta nên có ước muốn đạt được điều đó. Bài học này nhằm giúp em cảm nhận được tình thương yêu thanh khiết của Chúa Giê Su Ky Tô dành cho mình và giúp em tìm kiếm ân tứ của lòng bác ái để cảm nhận được tình thương yêu đó đối với những người khác.

Tin vào mỗi học viên. Một cách để thể hiện tình thương yêu dành cho mỗi học viên là nhận ra và tin tưởng vào nguồn gốc và mục đích thiêng liêng của các em. Hãy cầu nguyện để nhìn nhận học viên như cách Chúa nhìn nhận các em.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về một người trong gia đình, bạn bè hoặc cá nhân khác mà các em muốn có một mối quan hệ tốt hơn. Yêu cầu học viên suy ngẫm xem việc thể hiện tình thương yêu nhiều hơn đối với người này có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ đó.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Mối quan hệ của chúng ta với những người khác

Mời học viên yên lặng suy ngẫm về phần chuẩn bị của các em cho buổi học và các câu hỏi sau đây.

Hãy suy ngẫm về người mà em muốn có mối quan hệ tốt hơn.

  • Tại sao em muốn cải thiện mối quan hệ này?

  • Em đã làm gì để giúp mối quan hệ này? Điều gì có hiệu quả? Điều gì không hiệu quả?

  • Em nghĩ việc thể hiện tình thương yêu lớn lao hơn có thể có ảnh hưởng gì đến mối quan hệ đó?

Khi em học 1 Cô Rinh Tô 13 , hãy tìm những cách em có thể yêu thương người khác giống như cách của Đấng Cứu Rỗi. Hãy tìm kiếm sự soi dẫn của Đức Thánh Linh để biết em có thể làm gì để áp dụng những điều đang học vào hoàn cảnh hiện tại của mình.

Tình thương yêu thanh khiết của Chúa Giê Su Ky Tô

Sau khi giảng dạy các tín hữu Giáo Hội ở Cô Rinh Tô về các ân tứ thuộc linh, Sứ Đồ Phao Lô cho biết ông sẽ chỉ cho họ “con đường tốt lành hơn” để sống theo ( 1 Cô Rinh Tô 12:31). Hãy đọc 1 Cô Rinh Tô 13:1–3 , tìm kiếm con đường tốt lành hơn này.

  • Em biết gì về lòng bác ái giúp em hiểu lý do tại sao lòng bác ái lại quan trọng đến như vậy?

Sách Mặc Môn có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của lòng bác ái. Gần cuối biên sử cổ xưa này, Mô Rô Ni đã đưa vào một số lời của cha ông là Mặc Môn. Mặc Môn mô tả các yếu tố của lòng bác ái và định nghĩa về thuộc tính này (xin xem Mô Rô Ni 7:43–48).

Hãy đọc Mô Rô Ni 7:46–47 , tìm kiếm những điều em có thể học được về lòng bác ái.

Mời học viên đánh dấu những từ hoặc cụm từ giúp các em hiểu lòng bác ái là gì.

  • Em học được điều gì về lòng bác ái từ những câu này?

Cân nhắc mời học viên viết lên trên bảng những lẽ thật mà các em đã khám phá được khi đọc về lòng bác ái. Một lẽ thật mà các em có thể nhận ra là lòng bác ái là tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô, và nó bền bỉ mãi mãi. Hãy giúp học viên hiểu lý do tại sao việc có lòng bác ái là điều quan trọng. Cân nhắc sử dụng lời phát biểu và sinh hoạt sau đây để giúp học viên thực hiện điều này.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Hình Ảnh
Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Lòng bác ái, “tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô” [ Mô Rô Ni 7:47 ], không phải là một hành động mà là một tình trạng hoặc trạng thái. Lòng bác ái đạt được qua một chuỗi các hành động dẫn đến sự cải đạo. Lòng bác ái là một điều gì đó mà một người trở thành.

(Dallin H. Oaks, “The Challenge to Become”, Ensign, tháng Mười Một năm 2000, trang 34) 

  • Lời phát biểu của Chủ Tịch Oaks bổ sung như thế nào cho sự hiểu biết của em về lòng bác ái?

Cả Phao Lô, trong Kinh Tân Ước, và Mặc Môn, trong Sách Mặc Môn, đều sử dụng những từ và cụm từ tương tự nhau để mô tả lòng bác ái. Khi hiểu những lời của họ, chúng ta có thể biết điều phải làm và cuối cùng là cách để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Có thể thực hiện sinh hoạt sau đây cùng với cả lớp hoặc trưng ra để học viên tự hoàn thành. Nếu học viên đang thực hiện sinh hoạt này riêng cá nhân, hãy cân nhắc làm mẫu bước c bằng cách chọn một trong các phần mô tả để cả lớp cùng nhau viết lại.

a. Đọc 1 Cô Rinh Tô 13:4–7 hoặc Mô Rô Ni 7:45 , tìm hiểu xem lòng bác ái được mô tả như thế nào.

Cân nhắc đưa cho học viên lời phát biểu của Anh Cả Marvin J. Ashton trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” để đọc, ngoài các đoạn thánh thư.

b. Chọn hai hoặc ba từ hoặc cụm từ mô tả lòng bác ái và viết những từ đó vào nhật ký ghi chép việc học tập của em.

c. Bên cạnh mỗi phần mô tả, hãy viết ý nghĩa của những từ đó bằng lời của riêng em. Em có thể sử dụng bất kỳ công cụ học tập nào mà em có. Ví dụ: em có thể sử dụng từ điển để tra cứu định nghĩa của các từ ngữ như nhịn nhục hoặc khoe mình (khoe khoang). Đồng thời viết cách mà phẩm chất này có thể giúp em trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi.

  • Em học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ những mô tả khác nhau đã nghiên cứu được?

Tấm gương hoàn hảo

Chúa Giê Su Ky Tô là tấm gương hoàn hảo cho tất cả những mô tả về lòng bác ái. Sử dụng những điều em đã viết về lòng bác ái trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy nghĩ đến các ví dụ trong thánh thư khi Chúa Giê Su Ky Tô thể hiện tình thương yêu thanh khiết của Ngài theo cách này. Những hình ảnh sau đây có thể giúp em liên kết Đấng Cứu Rỗi với các cụm từ mình đã học.

Cân nhắc trưng ra một số hình ảnh của Đấng Ky Tô xung quanh lớp học. Mời học viên suy ngẫm xem những mô tả nào về lòng bác ái mà các em cảm thấy phù hợp với mỗi hình ảnh và lý do tại sao.

Hình Ảnh
Depiction of Jesus and the woman taken in adultery. They are both kneeling and she is holding his hand. Outtakes include angry men bringing the woman and throwing her to the ground, the woman huddled on the ground, the savior kneeling beside her, Jesus lifting her up to her feet, and the savior standing with her.
Hình Ảnh
Depiction of Jesus embracing Mary and Martha.
Hình Ảnh
Jesus is riding a colt into Jerusalem through a great multitude of people holding tree branches. Outtakes include Jesus barely seen in a throng of people, images of the crowd, some small children, and Jesus walking through the crowd.
Hình Ảnh
Jesus returns to the garden again to continue to pray and suffers great pain.
Hình Ảnh
Jesus is on the cross between two malefactors, there is a crowd below that are watching. Outtakes include a sponge on a stick lifted up to Jesus by a Roman soldier, different views of the three me on the crosses, soldiers gambling and parting his clothes, Jesus walking wearing crown of thorns and covered in blood, and Caiaphas.
  • Đấng Cứu Rỗi đã thể hiện lòng bác ái như thế nào trong mỗi tình huống này?

  • Cá nhân em đã chứng kiến tình thương yêu của Đấng Cứu Rỗi dành cho em hoặc những người khác ra sao?

  • Việc suy nghĩ về tình thương yêu của Đấng Cứu Rỗi dành cho em ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của em dành cho Ngài?

Sống một cuộc đời bác ái

Tiên Tri Mặc Môn đã kết thúc những lời giảng dạy của mình về lòng bác ái với một lời mời gọi khẩn thiết để hành động. Hãy đọc Mô Rô Ni 7:48 , tìm kiếm lời mời gọi này.

  • Những từ hoặc cụm từ nào giúp em hiểu được những điều cần thiết để nhận được ân tứ về lòng bác ái?

Trong suốt cuộc đời của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô đã cho thấy rằng có thể có lòng bác ái trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hãy thử tưởng tượng rằng nếu em noi theo tấm gương về lòng bác ái của Đấng Cứu Rỗi trong mọi tình huống, thì điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em. Hãy suy ngẫm về mối quan hệ cụ thể mà em đã nghĩ đến khi bắt đầu bài học. Suy ngẫm xem việc có nhiều lòng bác ái hơn sẽ ban phước như thế nào cho mối quan hệ đó.

Khi học viên trả lời những câu hỏi sau đây, hãy khuyến khích các em thực hiện các lựa chọn của mình.

  • Em có thể làm gì để thể hiện lòng bác ái nhiều hơn?

  • Em sẽ làm gì để cho Cha Thiên Thượng thấy rằng em mong muốn sự giúp đỡ của Ngài?

Hãy làm chứng rằng Cha Thiên Thượng muốn ban phước cho chúng ta với ân tứ về lòng bác ái để giúp chúng ta trở nên giống như Ngài và Vị Nam Tử của Ngài hơn. Cha Thiên Thượng sẽ giúp chúng ta phát triển lòng bác ái khi chúng ta tìm đến Ngài.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Chúng ta có thể cho thấy lòng bác ái của mình đối với những người khác như thế nào?

Anh Cả Marvin J. Ashton (1915–1994) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ dạy:

Hình Ảnh
Portrait of Marvin J. Ashton.

Lòng bác ái có được khi chúng ta tử tế với nhau, khi chúng ta không phê phán hay phân loại người khác, khi chúng ta vẫn chọn tin cậy nhau hoặc giữ im lặng dù có những nghi ngại. Lòng bác ái là chấp nhận sự khác biệt, những yếu kém, và thiếu sót của một người nào đó; kiên nhẫn với một người nào đó đã làm cho chúng ta thất vọng; hoặc chống lại sự thôi thúc để trở nên bị phật lòng khi một người nào đó không làm một điều gì đó theo cách chúng ta có thể đã hy vọng. Lòng bác ái là từ chối lợi dụng sự yếu kém của một người khác và sẵn lòng tha thứ cho người nào đó đã làm tổn thương chúng ta. Lòng bác ái là mong đợi điều tốt đẹp nhất của nhau.

(Marvin J. Ashton, “The Tongue Can Be a Sharp Sword”, Ensign, tháng Năm năm 1992, trang 19)

Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018) đã dạy về lòng bác ái trong sứ điệp ở đại hội trung ương “Lòng Bác Ái Không Bao Giờ Hư Mất” (Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 122–125). Anh chị em có thể muốn xem video của sứ điệp này, trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ mã thời gian 15:05 đến 17:22.

Tại sao lòng bác ái, tình thương yêu thanh khiết của Chúa Giê Su Ky Tô, sẽ không bao giờ hư mất?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Lòng bác ái thật sự … cho thấy một cách hoàn hảo và thanh khiết tình thương yêu bền bỉ, tột bậc, và cứu chuộc của Đấng Ky Tô dành cho chúng ta. … Chính là lòng bác ái đó—tình thương yêu thanh khiết của Ngài dành cho chúng ta—mà nếu thiếu mất nó thì chúng ta sẽ không là gì cả và vô vọng trong số tất cả những người nam và người nữ khốn khổ nhất. Quả thật, những người được thấy có các phước lành của tình thương yêu của Ngài vào ngày sau cùng—Sự Chuộc Tội, Sự Phục Sinh, cuộc sống vĩnh cửu, lời hứa vĩnh cửu—thì chắc chắn sẽ gặp điều tốt đẹp. …

Cuộc sống có cả nỗi sợ hãi và thất bại. Đôi khi có cả những điều thiếu sót. Đôi khi người khác làm cho chúng ta thất vọng, hoặc sự thất vọng đến từ nền kinh tế hay công việc kinh doanh hoặc chính phủ. Nhưng có một điều trong thời tại thế lẫn thời vĩnh cửu không làm cho chúng ta thất vọng—chính là tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô.

(Jeffrey R. Holland, Christ and the New Covenant [năm 1997], trang 336–337)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Điều gì thúc đẩy tôi hành động?

Một cách thay thế để bắt đầu bài học là cân nhắc mời một vài học viên đóng diễn các tình huống, trong đó hành động của họ có thể có những động cơ khác nhau. Mời cả lớp đoán hành động và đưa ra lý do tại sao một người có thể chọn hành động này. Có thể bao gồm một số tình huống như sau:

  • Một em thiếu nữ đưa phong bì tiền thập phân cho giám trợ.

  • Một em thiếu niên đưa thức ăn cho một gia đình vô gia cư.

Sau đó, học viên có thể thảo luận tại sao động cơ đằng sau những hành động của chúng ta lại quan trọng.

Bỏ đi những điều thuộc về con trẻ

Hãy mời học viên nói về các sinh hoạt khác nhau mà các em yêu thích khi còn nhỏ nhưng không còn hứng thú nữa. Sử dụng những lời của Phao Lô trong 1 Cô Rinh Tô 13:11 để giúp học viên thấy rằng khi chúng ta “lớn lên trong Chúa” ( Hê La Man 3:21), chúng ta có thể thay thế những thói quen cũ bằng những lựa chọn chịu ảnh hưởng của lòng bác ái, tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô (xin xem Mô Rô Ni 7:47).

Có thể xem những lời phát biểu hữu ích về đề tài này trong sứ điệp của Chị Anne C. Pingree “Lớn Lên Trong Chúa” (Liahona, tháng Năm năm 2006, trang 74–76).

In