Lớp Giáo Lý
1 Phi E Rơ 2–3


1 Phi E Rơ 2–3

“Anh Em Là Dòng Giống Được Lựa Chọn”

Hình Ảnh
A group of young woman sit outside and socialize.

Em đã bao giờ được hỏi tại sao em tin vào một số lẽ thật phúc âm chưa? Sứ Đồ Phi E Rơ khuyến khích Các Thánh Hữu luôn sẵn sàng làm chứng về lẽ thật và nhắc nhở họ về di sản thiêng liêng của họ (xin xem 1 Phi E Rơ 2:9 ; 3:15). Bài học này có thể giúp em hiểu tầm quan trọng của việc làm tấm gương trung tín về Chúa Giê Su Ky Tô và cho em cơ hội để luyện tập trả lời những người khác về đức tin của em.

Giúp học viên giải thích những lẽ thật phúc âm. Các Thánh Hữu Ngày Sau được yêu cầu giải thích về niềm tin của họ trong suốt cuộc đời của họ. Hãy tạo các cơ hội để học viên tập giải thích những lẽ thật phúc âm cho nhau trong lớp. Điều này có thể cung cấp một môi trường an toàn để học viên tập nói về phúc âm.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên thảo luận với gia đình về lúc các em hoặc người nào đó mà các em quen biết được yêu cầu giải thích về niềm tin và đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Mời học viên suy ngẫm xem liệu các em có muốn trả lời khác đi hay không và chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ những suy nghĩ của mình.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Những từ mô tả những tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô

Cân nhắc bắt đầu bằng cách thảo luận một số câu hỏi sau đây với học viên. Mời các em suy ngẫm lý do tại sao Chúa mong đợi Các Thánh Hữu của Ngài khác với những người khác.

  • Có ai đã bao giờ nhận thấy rằng em làm những điều khác biệt vì em là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô không?

  • Kinh nghiệm của em với điều này là gì?

  • Em cảm thấy như thế nào khi trở nên khác biệt với nhiều người khác trên thế gian?

Trong khi em học hôm nay, hãy suy ngẫm về lý do và cách thức Chúa muốn những tín đồ của Ngài trở nên nổi bật và khác biệt.

Một dân tộc thuộc về Thượng Đế

Hãy đọc 1 Phi E Rơ 2:9 , tìm kiếm xem Phi E Rơ đã mô tả Các Thánh Hữu vào thời ông như thế nào.

  • Điều gì nổi bật đối với em?

  • Những từ này gợi ý điều gì về những cảm nhận của Cha Thiên Thượng về em?

Ngày nay, từ thuộc về, thuộc riêng, riêng (peculiar) thường có nghĩa là “khác biệt” hoặc “đặc biệt”. Mặc dù Chúa muốn các tín đồ của Ngài khác biệt với thế gian, nhưng ở thời của Phi E Rơ, từ peculiar có thể có một ý nghĩa khác.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Trong Kinh Cựu Ước, từ thuộc riêng, riêng (peculiar) được dịch ra từ tiếng Hê Bơ Rơ segullah, có nghĩa là “tài sản có giá trị” hoặc “báu vật”. Trong Kinh Tân Ước, từ thuộc về, thuộc riêng, riêng (peculiar) được dịch ra từ tiếng Hy Lạp peripoiesis, có nghĩa là “sở hữu” hoặc “một thứ có được”.

Do đó, chúng ta thấy rằng từ trong thánh thư thuộc riêng, thuộc về, riêng (peculiar) có nghĩa là “kho báu có giá trị”, “được tạo ra” hoặc “được Thượng Đế lựa chọn”. Đối với chúng ta, việc được các tôi tớ của Chúa gọi là dân tộc thuộc riêng về Ngài là một lời ca tụng vinh hạnh nhất.

(Russell M. Nelson, “Children of the Covenant”, Ensign, tháng Năm năm 1995, trang 34)

  • Các em cảm thấy như thế nào khi biết rằng Thượng Đế coi các em như một kho báu khác biệt và có giá trị?

Hãy đọc 1 Phi E Rơ 2:9–12 , tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc về cách em có thể khác biệt với thế gian.

  • Em tìm thấy điều gì?

  • Theo như câu 12 , làm thế nào chúng ta có thể ảnh hưởng đến những người khác?

Một lẽ thật mà chúng ta có thể nhận ra được từ những câu này là Thượng Đế kêu gọi Các Thánh Hữu của Ngài khác biệt với thế gian để những người khác có thể nhìn thấy tấm gương của họ và tôn vinh Thượng Đế.

Hãy suy ngẫm thầm những câu sau đây và tự đánh giá từ 1 đến 5, với 5 nghĩa là em hoàn toàn đồng ý.

1. Những người khác dễ dàng nhận ra tôi là tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

2. Là một tín đồ của Đấng Cứu Rỗi, tôi cảm thấy ổn khi khác biệt với phần còn lại của thế gian.

Có thể thảo luận các câu hỏi sau đây cùng với cả lớp hoặc giữa các học viên trong các nhóm nhỏ.

  • Tại sao đôi khi thật là khó để trở nên khác biệt với những người xung quanh mình?

  • Chúng ta có thể làm gì để giúp bản thân cảm thấy thoải mái hơn khi trở nên riêng biệt và khác với thế gian?

  • Một số ví dụ nào từ cuộc sống của em hoặc thánh thư cho thấy cách mà việc khác biệt với thế gian đã giúp những người khác đến gần Thượng Đế hơn?

Thường xuyên sẵn sàng

Phi E Rơ đã viết bức thư của mình trong thời kỳ bị ngược đãi thậm tệ và có sự bội giáo. Trở thành một Ky Tô Hữu thời đó đã khó, ngày nay cũng càng khó để trở thành tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Tuy nhiên, chúng ta có thể giúp những người khác cảm nhận được niềm vui của việc sống theo phúc âm khi chúng ta sẵn sàng chia sẻ những điều mình biết và cảm nhận. Sử dụng hai câu sau đây, hãy đánh giá sự chuẩn bị của các em để chia sẻ đức tin của mình với những người khác. Sử dụng cùng một thang điểm từ 1 đến 5.

1. Tôi muốn chia sẻ đức tin của tôi nơi Chúa Giê Su Ky Tô và chứng ngôn với những người khác.

2. Tôi tự tin vào khả năng giải thích đức tin của tôi và trả lời các câu hỏi về phúc âm của Đấng Cứu Rỗi.

Hãy đọc 1 Phi E Rơ 3:14–15 , tìm kiếm lời khuyên bảo của Phi E Rơ về việc chia sẻ đức tin của chúng ta với những người khác.

Thay vì đặt ra câu hỏi tiếp theo, hãy cân nhắc mời học viên tưởng tượng xem các em sẽ sử dụng sứ điệp ngắn nào nếu muốn tạo ảnh meme hoặc áo phông dựa trên sứ điệp của 1 Phi E Rơ 3:14–15 .

  • Em sẽ tóm lược những lời giảng dạy của Phi E Rơ bằng lời riêng của mình như thế nào?

  • Làm thế nào Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm Ngài mang đến cho em hy vọng?

Cân nhắc mời học viên chia sẻ những kinh nghiệm từ sinh hoạt chuẩn bị của học viên.

  • Làm thế nào mà việc sẵn sàng và sẵn lòng nói về Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài có thể ban phước cho những người khác?

Một cách hiệu quả để “thường thường sẵn sàng” ( 1 Phi E Rơ 3:15) chỉ đơn giản là luyện tập cách em có thể trả lời các câu hỏi và những nhận xét về cách cư xử, niềm tin của em hoặc về chính Giáo Hội.

Đối với sinh hoạt sau đây, hãy cân nhắc liệt kê một số câu hỏi sau đây lên trên bảng hoặc khuyến khích học viên suy ngẫm về những câu hỏi khác mà các em có thể được hỏi. Có thể chia học viên thành các cặp và mời học viên thay phiên trả lời lẫn nhau.

Cân nhắc chia sẻ lời khuyên bảo của Chủ Tịch Russell M. Nelson về cách trả lời hiệu quả những loại câu hỏi này, trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình”, trước khi yêu cầu học viên đóng diễn.

Bước 1: Chọn ít nhất hai trong số các câu hỏi sau đây mà em quan tâm hoặc viết các câu hỏi mà em đã được hỏi về đức tin của em gần đây.

  • Tôi nghe mọi người nói rằng “Chúa Giê Su cứu rỗi”. Điều đó có nghĩa là gì?

  • Tại sao Giáo Hội của bạn phản đối uống cà phê và trà?

  • Tại sao bạn dậy sớm để đến lớp giáo lý?

  • Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô quan tâm đến lời ăn tiếng nói của chúng ta? Điều đó mang đến sự khác biệt gì?

  • Tại sao chúng ta nên giữ ngày Sa Bát được thánh? Ngày Chủ Nhật không giống các ngày khác sao?

Bước 2: Suy ngẫm cách em có thể trả lời các câu hỏi đã chọn, sau đó tạo câu trả lời cho từng câu hỏi. Bao gồm những suy nghĩ về việc đức tin và hy vọng của em nơi Chúa Giê Su Ky Tô ảnh hưởng như thế nào đến câu trả lời của em.

Bước 3: Viết lý do tại sao em cảm thấy điều quan trọng là phải đứng lên nói cho người khác biết về đức tin của em nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu em cảm thấy không chắc chắn, thì hãy thành tâm suy ngẫm cách em có thể chuẩn bị bản thân cho việc đó.

Sau khi học viên hoàn thành, hãy mời một vài em tình nguyện chia sẻ những suy nghĩ của các em trong khi thực hiện sinh hoạt này. Cũng có thể là hữu ích nếu mời một số học viên sẵn sàng chia sẻ chứng ngôn của các em về “sự trông cậy trong [họ]” ( 1 Phi E Rơ 3:15) về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Kết thúc bài học này bằng cách làm chứng về các lẽ thật đã được thảo luận.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

1 Phi E Rơ 2:9 . Những lời dạy của Phi E Rơ liên quan như thế nào đến các tín hữu của Giáo Hội trong gian kỳ của chúng ta?

Chị Becky Craven thuộc Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ đã dạy:

Hình Ảnh
Sister Rebecca L. Craven, second counselor, Young Women general presidency. Official Portrait as of October 2018.

Chúng ta không hạ thấp các tiêu chuẩn của mình để được người khác chấp nhận hoặc làm cho người khác cảm thấy thoải mái. Chúng ta là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, và như vậy chúng ta đang đề cao những người khác, nâng họ lên một nơi cao hơn, thánh thiện hơn, nơi họ cũng có thể đạt được các phước lành lớn lao hơn. …

Những người khác có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh của Ngài trong diện mạo của chúng ta và biết chúng ta đại diện cho ai qua cách chúng ta cẩn thận sống cuộc sống của mình không?

Là một dân giao ước, chúng ta không có ý định hòa nhập với thế gian. Chúng ta đã được gọi là “một dân thuộc về Đức Chúa Trời” ( 1 Phi E Rơ 2:9)—thật là một lời khen ngợi tuyệt vời! Khi những ảnh hưởng của thế gian càng ngày càng chấp nhận điều ác, thì chúng ta cần phải cố gắng hết sức để vững vàng ở trên con đường dẫn chúng ta đến với Đấng Cứu Rỗi một cách an toàn, giữ kỹ khoảng cách giữa việc sống theo giao ước của chúng ta với những ảnh hưởng của thế gian.

(Becky Craven, “Cẩn Thận so với Tùy Tiện”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 10)

Làm thế nào tôi có thể chuẩn bị và trả lời hiệu quả khi được hỏi về niềm tin của mình?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Là các tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, mỗi anh em có thể sống theo những lời giảng dạy của Ngài. Các anh em có thể có “tấm lòng thanh khiết và hai bàn tay trong sạch”; các anh em có thể có “hình ảnh của Thượng Đế ghi khắc trên [vẻ mặt] mình.” Việc làm thiện lành của các anh em sẽ được những người khác thấy rõ ràng. Ánh sáng của Chúa có thể ngời chiếu từ đôi mắt của các anh em. Với vẻ rực rỡ đó, các anh em nên chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi đặt ra cho mình là vừa. Vì vậy, Sứ Đồ Phi E Rơ đã dạy: “Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em” ( 1 Phi E Rơ 3:15).

Các anh em hãy trả lời một cách nhã nhặn và vui vẻ. Và câu trả lời của các anh em nên thích hợp với cá nhân đặt ra câu hỏi đó. Hãy nhớ rằng, người ấy cũng là một người con của Thượng Đế, chính là Thượng Đế rất muốn người ấy hội đủ điều kiện cho cuộc sống vĩnh cửu và trở lại với Ngài một ngày nào đó. Các anh em có thể chính là người mở con đường cho sự cứu rỗi và hiểu biết của người ấy về giáo lý của Đấng Ky Tô.

(Russell M. Nelson, “Làm Gương cho Các Tín Đồ”, Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 48)

//media.ldscdn.org/webvtt/youth/mormon-messages-for-youth-2012/2012-05-005-dare-to-stand-alone-en.vtt

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

1 Phi E Rơ 2:5–8 . “Đá sống”

Cân nhắc cho học viên xem một số viên đá nhỏ. Hỏi học viên xem những viên đá đó có liên quan như thế nào đến những điều Phi E Rơ đã dạy trong 1 Phi E Rơ 2:5–8 . Mời học viên nhận ra người các em nghĩ là “đá góc nhà chính” (xin xem Ê Phê Sô 2:19–20) và những cách thức khác nhau mà các em có thể đại diện cho Ngài với thế gian như “đá sống” ( 1 Phi E Rơ 2:5). Lưu ý rằng từ sống có nghĩa là được nâng cao tinh thần hoặc tràn đầy năng lượng. Cũng có thể yêu cầu học viên thảo luận tại sao điều quan trọng là phải xây dựng cuộc sống của các em nơi Đấng Cứu Rỗi khi các em cố gắng “thường thường sẵn sàng” ( 1 Phi E Rơ 3:15) để chia sẻ phúc âm với những người khác.

In