Lớp Giáo Lý
1 Phi E Rơ 3:18–22; 4:1–6


1 Phi E Rơ 3:18–22; 4:1–6

Công Việc Cứu Rỗi cho Người Chết

Hình Ảnh
Family members in Taiwan looking at old photograph albums.

Điều gì sẽ xảy ra với hàng tỷ con cái của Cha Thiên Thượng, những người đã sống và chết mà không có cơ hội được nghe về Chúa Giê Su Ky Tô hoặc chấp nhận các giáo lễ được cho phép trong danh Ngài? Sứ Đồ Phi E Rơ dạy rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã thuyết giảng phúc âm trong thế giới linh hồn sau khi Ngài qua đời, giúp mang các phước lành của phúc âm đến cho tất cả con cái của Cha Thiên Thượng. Bài học này sẽ giúp em khám phá những cách để trợ giúp Đấng Cứu Rỗi trong công việc cứu chuộc người chết của Ngài.

Xem trước các nguồn tài liệu. Khi chuẩn bị cho buổi học, hãy nhớ xem trước tất cả các phương tiện truyền thông và làm quen với các trang mạng, các bài học bằng đồ vật hoặc các tài liệu khác sẽ được sử dụng trong lớp. Việc làm như vậy sẽ gia tăng sự tự tin trong khi giảng dạy và cho phép tập trung nhiều hơn vào các nhu cầu của học viên.

Học viên chuẩn bị: Để truy cập một số tính năng nhất định trên trang FamilySearch.org hoặc ứng dụng Cây Gia Phả của FamilySearch, học viên sẽ cần đăng nhập bằng tên người dùng và mật khẩu của Tài Khoản của Giáo Hội liên kết với số hồ sơ tín hữu của mình. Nếu học viên không có hoặc không biết tên người dùng và mật khẩu của mình, hãy mời các em tạo hoặc khôi phục tên người dùng và mật khẩu tại trang account.ChurchofJesusChrist.org hoặc tạo tài khoản tại trang FamilySearch.org. Hãy hỏi một chuyên gia lịch sử gia đình của tiểu giáo khu hoặc chi nhánh hoặc điều phối viên của các Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo để được giúp đỡ nếu cần.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Một câu hỏi gây hoang mang

Cân nhắc trưng ra lời phát biểu sau đây ở nơi mà học viên có thể đọc được khi các em bước vào lớp học.

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ nói:

Hình Ảnh
Portrait of Elder D. Todd Christofferson. Photographed in March 2020.

Các nhà thần học Ky Tô Giáo [các học giả] đã vật lộn với câu hỏi này từ lâu: Số phận của hàng tỉ người không kể xiết đã sống và chết đi mà không có sự hiểu biết về Chúa Giê Su sẽ ra sao?

(D. Todd Christofferson, “The Redemption of the Dead and the Testimony of Jesus”, Ensign, tháng Mười Một năm 2000, trang 9)

  • Em có thể trả lời một người đã hỏi mình câu hỏi này như thế nào?

Nếu học viên gặp khó khăn trong việc trả lời câu hỏi trước đó, hãy cân nhắc cho các em xem các gợi ý chẳng hạn như hình ảnh về đền thờ hoặc sơ đồ phả hệ.

Nếu học viên dễ dàng trả lời câu hỏi, hãy cân nhắc hỏi các em xem làm thế nào các em biết câu trả lời cho một điều gì đó đã khiến nhiều người bối rối trong hàng thế kỷ.

Anh Cả Christofferson nói tiếp:

Hình Ảnh
Portrait of Elder D. Todd Christofferson. Photographed in March 2020.

Sự Phục Hồi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô mang đến sự hiểu biết về cách những người chết chưa chịu phép báp têm được cứu chuộc và cách Thượng Đế có thể là “một Thượng Đế hoàn hảo, công bình, và cũng là một Thượng Đế đầy lòng thương xót” [ An Ma 42:15].

(D. Todd Christofferson, “The Redemption of the Dead and the Testimony of Jesus”, trang 9)

Đấng Cứu Rỗi ở thế giới linh hồn

Mặc dù sự hiểu biết về sự cứu rỗi dành cho người chết đã được phục hồi qua Tiên Tri Joseph Smith, Kinh Thánh có những đoạn cho chúng ta thấy rằng những lẽ thật đó đã được các Vị Sứ Đồ thời kỳ đầu hiểu và giảng dạy. Ví dụ, Sứ Đồ Phi E Rơ dạy về những điều Chúa Giê Su Ky Tô đã làm cho những người đã chết mà không có sự hiểu biết về phúc âm.

Hãy đọc 1 Phi E Rơ 3:18–20 ; 4:6 để xem Phi E Rơ đã dạy gì về cách Chúa Giê Su Ky Tô tiếp tục công việc của Ngài để cứu con cái của Cha Thiên Thượng của chúng ta, ngay cả sau khi Ngài chết. &#160

  • Những câu này dạy cho em điều gì về giáo vụ của Đấng Cứu Rỗi trong thế giới linh hồn?

  • Theo 1 Phi E Rơ 4:6, tại sao phúc âm được thuyết giảng cho những người đã chết?

Có thể sẽ hữu ích khi giải thích rằng bằng cách làm điều này, Thượng Đế là đấng công bình. Ngài muốn mọi người được phán xét một cách công bằng. Vì vậy, thay vì kết tội những người chưa được nghe phúc âm, Ngài cho họ cơ hội để chấp nhận và nhận được phúc âm. Một lẽ thật mà học viên có thể học được từ câu này là phúc âm được rao giảng cho người chết để họ có thể có được cơ hội giống như những người đã được nghe phúc âm trên trần thế.

  • Làm thế nào mà giáo lý về sự cứu rỗi dành cho người chết thể hiện tình yêu thương và lòng thương xót của Thượng Đế dành cho con cái của Ngài?

Sự mặc khải hiện đại về thế giới linh hồn

Sự mặc khải hiện đại có thể giúp chúng ta tìm hiểu thêm về những điều Đấng Cứu Rỗi đã làm khi Ngài ở trong thế giới linh hồn.

Hình Ảnh
Portrait of Joseph F. Smith

Khi Chủ Tịch Joseph F. Smith (1838–1918) đọc và suy ngẫm về những câu này trong 1 Phi E Rơ, ông đã nhận được khải tượng về giáo vụ của Đấng Cứu Rỗi giữa những người chết. Điều mặc khải này được ghi lại trong Giáo Lý và Giao Ước 138 và bao gồm những chi tiết mà trước đây các tín hữu của Giáo Hội chưa biết đến. Cân nhắc viết phần tham khảo chéo hoặc liên kết 1 Phi E Rơ 4:6 với Giáo Lý và Giao Ước 138 trong thánh thư của em.

Trước khi học các câu trong Giáo Lý và Giao Ước 138 , có thể là hữu ích khi mời học viên chia sẻ những điều các em đã biết về khải tượng này. Cũng có thể mời học viên tự nghiên cứu toàn bộ Giáo Lý và Giao Ước 138 và nhận ra những câu giúp các em hiểu sâu hơn những lẽ thật về thế giới linh hồn được dạy trong 1 Phi E Rơ.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 138:29–34, 57–58 , tìm kiếm thêm những hiểu biết sâu sắc về giáo vụ của Đấng Cứu Rỗi trong thế giới linh hồn.

  • Em đã học được gì từ việc nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước 138 mà em cảm thấy đặc biệt quan trọng? Tại sao?

  • Việc hiểu những điều đang diễn ra trong thế giới linh hồn có thể ảnh hưởng như thế nào đến những kinh nghiệm của em khi làm công việc đền thờ và lịch sử gia đình?

  • Em thấy được bằng chứng nào về tình yêu thương và lòng thương xót của Chúa Giê Su Ky Tô trong các câu này?

Trách nhiệm của chúng ta

Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói về trách nhiệm chúng ta có để trợ giúp Đấng Cứu Rỗi trong công việc cứu chuộc người chết của Ngài. Em có thể muốn xem video “Lịch Sử Gia Đình và Công Việc Đền Thờ: Sự Gắn Bó và Chữa Lành” trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ mã thời gian 3:01 đến 3:47 hoặc đọc lời phát biểu sau đây:

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Dale G. Renlund of the Quorum of the Twelve Apostles, January 2016.

Với tư cách là các tín hữu Giáo Hội, chúng ta thật sự có một trách nhiệm đã được Thượng Đế chỉ định là tìm kiếm tổ tiên và thu thập lịch sử gia đình mình. Việc này có ý nghĩa nhiều hơn là một sở thích được khuyến khích, bởi vì các giáo lễ cứu rỗi thì cần thiết cho tất cả con cái của Thượng Đế. Chúng ta cần nhận biết được tổ tiên của chính mình là những người đã chết mà không nhận được các giáo lễ cứu rỗi. Chúng ta có thể làm thay các giáo lễ này cho họ trong đền thờ, và tổ tiên của chúng ta có thể chọn để chấp nhận các giáo lễ. Chúng ta cũng được khuyến khích để giúp các tín hữu trong tiểu giáo khu và giáo khu với các tên của gia đình họ. Thật đáng kinh ngạc rằng, qua công việc đền thờ và lịch sử gia đình, chúng ta có thể giúp cứu chuộc người chết.

(Dale G. Renlund, “Lịch Sử Gia Đình và Công Việc Đền Thờ: Sự Gắn Bó và Chữa Lành”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 46–47)

  • Việc tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em hoặc cuộc sống của những người khác? Nếu em chưa tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình, thì em nghĩ điều đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mình?

Trong thời gian còn lại của buổi học, hãy giúp học viên bắt đầu tham gia vào công việc cứu rỗi người chết. Cân nhắc một hoặc nhiều ý tưởng trong số những ý tưởng sau đây.

  • Truy cập trang FamilySearch.org hoặc sử dụng ứng dụng Cây Gia Phả của FamilySearch. Hãy xem liệu em có thể tìm thấy tên của những người tổ tiên vẫn cần nhận được các giáo lễ chức tư tế hay không. Em có thể đăng ký trước để thực hiện các giáo lễ cho những cái tên này và tự mình mang những tên đó đến đền thờ hoặc gửi những tên đó cho đền thờ để người khác có thể thực hiện các giáo lễ cho họ. Có thể sử dụng tính năng Các Giáo Lễ Đã Sẵn Sàng để giúp em nhanh chóng nhận ra những người tổ tiên đang cần các giáo lễ chức tư tế. &#160

  • Lập một bản liệt kê các câu hỏi về những người tổ tiên mà em có thể hỏi cha mẹ hoặc những người họ hàng khác của mình. Vào thời điểm thuận tiện, hãy đặt ra câu hỏi của mình và thảo luận về cách gia đình em có thể cùng nhau tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tôi có trách nhiệm gì với các tổ tiên đã qua đời của mình?

Anh Cả Quentin L. Cook thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Quentin L. Cook. Called to the Quorum of the Twelve Apostles on 6 October 2007.

Giáo lý về gia đình liên quan đến công việc [đền thờ và lịch sử gia đình] là rất rõ ràng. Trong điều mặc khải ban đầu của Ngài, Chúa đã nói về “phép báp têm cho những người chết của các ngươi” [ Giáo Lý và Giao Ước 127:5 ; sự nhấn mạnh được thêm vào]. Bổn phận về giáo lý của chúng ta là đối với tổ tiên của mình. Điều này là vì tổ chức thượng thiên giới dựa vào gia đình. Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã khuyến khích các tín hữu, nhất là giới trẻ và những người thành niên trẻ tuổi độc thân, phải chú trọng đến công việc lịch sử gia đình và các giáo lễ dành cho các tên của gia đình họ hoặc tên của các tổ tiên của các tín hữu trong tiểu giáo khu và giáo khu của họ. Chúng ta cần phải được kết nối với cả tổ tiên lẫn con cháu của chúng ta.

(Quentin L. Cook, “Rễ và Nhánh”, Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 45)

Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018) đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of President Thomas S. Monson, 2008.

Theo tôi biết, Chúa chưa bao giờ phán rằng công việc của Ngài bị hạn chế trong cuộc sống hữu diệt này. Thay vì thế, công việc của Ngài kéo dài suốt vĩnh cửu. Tôi tin rằng Ngài đang gấp rút làm công việc của Ngài trong thế giới linh hồn. Tôi cũng tin rằng, qua các tôi tớ của Ngài ở đó, Chúa đang chuẩn bị cho nhiều linh hồn để tiếp nhận phúc âm. Bổn phận của chúng ta là làm công việc lịch sử gia đình cho tổ tiên mình và sau đó đi đền thờ và thực hiện các giáo lễ thiêng liêng nhằm mang đến cho những người đã qua đời cùng một cơ hội mà chúng ta có. …

Thưa các anh chị em, tôi làm chứng rằng Chúa sẽ ban phước cho chúng ta khi chúng ta chấp nhận và đáp ứng thử thách này.

(Thomas S. Monson, “Gấp Rút Làm Công Việc”, Liahona, tháng Sáu năm 2014, trang 4–5)

Làm thế nào tôi có thể tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã nói:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Bất cứ lúc nào các em làm bất cứ điều gì để giúp bất cứ ai—ở cả hai bên bức màn che—tiến một bước đến việc lập giao ước với Thượng Đế và tiếp nhận các giáo lễ báp têm và đền thờ cần thiết của họ, thì tức là các em đang giúp quy tụ Y Sơ Ra Ên. Chỉ đơn giản vậy thôi.

(Russell M. Nelson và Wendy W. Nelson, “Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên” [buổi họp đặc biệt devotional dành cho giới trẻ toàn cầu, ngày 3 tháng Sáu năm 2018], phần bổ sung cho tạp chí New EraEnsign, trang 15, ChurchofJesusChrist.org)

Làm thế nào mà công việc đền thờ và lịch sử gia đình có thể ban phước cho tôi?

Trong sứ điệp ở đại hội trung ương vào tháng Tư năm 2018, Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã liệt kê nhiều phước lành mà chúng ta có thể nhận được từ việc tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình. Hãy xem đoạn trích này hoặc đọc toàn bộ sứ điệp (Dale G. Renlund, “Lịch Sử Gia Đình và Công Việc Đền Thờ: Sự Gắn Bó và Chữa Lành”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 46–49).

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Viết một bài nói chuyện hoặc bài học

Để giúp học viên tóm tắt những điều đã học được về công việc cứu rỗi cho người chết, có thể mời các em viết một bài nói chuyện hoặc bài học ngắn sử dụng những lẽ thật trong 1 Phi E Rơ 3:18 ; 4:6 ; và Giáo Lý và Giao Ước 138. Học viên cũng có thể chia sẻ những kinh nghiệm liên quan đến sự tham gia của các em vào công việc này và việc đó đã giúp các em đến gần Chúa hơn như thế nào.

Họ Hàng Xung Quanh Tôi

Một trong những tính năng thú vị trong ứng dụng Cây Gia Phả của FamilySearch được gọi là “Họ Hàng Xung Quanh Tôi”. Khi nhiều thiết bị mở tính năng này, ứng dụng có thể tìm thấy những người tổ tiên chung của những người dùng thiết bị. Mời học viên tìm và mở tính năng “Họ Hàng Xung Quanh Tôi” để xem các em có quan hệ họ hàng với ai trong lớp. Học viên có thể tìm thấy rằng các em có mối liên hệ gần gũi hơn các em nghĩ trước đây. Mời học viên chia thành từng cặp và tìm hiểu thêm về một số tổ tiên chung của các em. Nếu bất kỳ người tổ tiên nào cần thực hiện các giáo lễ của phép báp têm và lễ xác nhận, thì hãy mời học viên đăng ký trước cho những cái tên đó và đưa những cái tên đó đến đền thờ.

In