Lớp Giáo Lý
2 Cô Rinh Tô 11–12


2 Cô Rinh Tô 11–12

Chịu Đựng Những Thử Thách với Đức Tin nơi Đấng Ky Tô

A young woman sitting down. A woman (possibly her mother) has her hand on the girl’s shoulder. The girl has a sad expression on her face.

Ngay cả những môn đồ trung tín nhất của Chúa Giê Su Ky Tô cũng phải chịu đựng gian khổ trong cuộc sống của họ. Phao Lô đã chia sẻ một số nỗi thống khổ mà ông đã chịu đựng và cách mà ông có thể tìm thấy niềm vui trong những kinh nghiệm đó qua sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi. Bài học này có thể giúp em trông cậy nơi Chúa khi cố gắng trung tín chịu đựng những thử thách của riêng mình.

Cầu nguyện cho các học viên theo tên. Hãy cầu xin Cha Thiên Thượng giúp đỡ để hiểu nhu cầu của từng học viên và cách đáp ứng các nhu cầu đó. Sau đó, lắng nghe những thúc giục từ Thánh Linh có thể đến trong bài học hoặc trong lúc chuẩn bị bài học để đáp ứng cho những lời cầu nguyện đó.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị để chia sẻ lý do các em cảm thấy lời phát biểu sau đây là không đúng: “Nếu chúng ta cầu nguyện với đủ đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô thì Cha Thiên Thượng sẽ loại bỏ bất cứ thử thách nào mà chúng ta đang trải qua.”

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Những thử thách của cuộc sống

Nếu có thể, hãy mang đến lớp học hoặc cho thấy hình ảnh một cành hồng có gai.

Spring rose bush thorns.
  • Em nghĩ mục đích của gai nhọn trên một bụi hoa hồng là gì?

Trong cuộc sống, chúng ta có nhiều kinh nghiệm tuyệt vời có thể được so sánh với một đóa hoa hồng. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đương đầu với những khó khăn và thử thách có thể được so sánh với những gai nhọn.

  • Một số khó khăn và thử thách mà người ta có thể gặp phải trong cuộc sống là gì?

Hãy lắng nghe kỹ câu trả lời của học viên cho câu hỏi sau đây. Những câu trả lời của các em có thể giúp nhận ra các lẽ thật liên quan nhất để tập trung vào trong suốt bài học.

  • Người ta có thể có những ý nghĩ và đặt ra những câu hỏi nào về Thượng Đế khi họ trải qua thử thách? Họ có thể tự hỏi điều gì về bản thân mình?

Khi em học hôm nay, hãy tìm kiếm các lẽ thật có thể giúp em trung tín chịu đựng những thử thách mà Thượng Đế, trong tình yêu thương và sự thông sáng của Ngài, đã chọn không cất bỏ. Hãy suy ngẫm lý do em cần sự giúp đỡ của Thượng Đế khi em chịu đựng những thử thách đó.

Những thử thách của Phao Lô

Hãy đọc 2 Cô Rinh Tô 11:24–28 , tìm kiếm một số thử thách mà Phao Lô đã chịu đựng trong giáo vụ của ông.

Để giúp học viên nhận ra mức độ thống khổ mà Phao Lô đã trải qua, hãy cân nhắc mời các em chia sẻ các thử thách trong số những thử thách của Phao Lô mà các em nghĩ là khó khăn nhất để chịu đựng.

  • Em có thể nghĩ ra những ví dụ nào khác từ thánh thư hoặc từ lịch sử Giáo Hội cho thấy rằng ngay cả những người ngay chính cũng phải chịu đựng những khó khăn? Cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi là bằng chứng cho điều này như thế nào?

  • Em nghĩ tại sao Cha Thiên Thượng để cho các môn đồ trung tín của Chúa Giê Su Ky Tô phải chịu đựng nhiều như vậy?

Mặc dù Thượng Đế ban phước cho Phao Lô với những điều mặc khải tuyệt vời, kể cả khải tượng về vương quốc thượng thiên (xin xem 2 Cô Rinh Tô 12:1–4), nhưng Phao Lô vẫn phải chịu đựng những khó khăn và thử thách về đức tin của ông. Hãy đọc 2 Cô Rinh Tô 12:7 để xem Phao Lô đã so sánh một trong những thử thách đang diễn ra với ông với điều gì.

  • Làm thế nào “cái giằm xóc vào thịt” có thể là một lời mô tả hay về một số thử thách cá nhân?

Thay vì chỉ đặt ra câu hỏi sau đây, hãy cân nhắc mời học viên vẽ vào nhật ký ghi chép việc học tập của mình hoặc vẽ lên trên bảng điều các em có thể so sánh với một trong những thử thách cá nhân của mình.

  • Em có thể sử dụng sự so sánh nào để mô tả một thử thách cụ thể mà mình hoặc những người thân yêu đã phải chịu đựng? Tại sao?

Đọc 2 Cô Rinh Tô 12:8–10 để biết kinh nghiệm của Phao Lô khi cầu nguyện để được lấy ra “cái dằm xóc vào thịt” của ông. Khi em đọc, hãy ghi nhớ rằng từ ân điển có nghĩa là “sự giúp đỡ hay sức mạnh … được ban cho loài người qua lòng thương xót và tình thương yêu của Thượng Đế” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Ân Điển ”, scriptures.ChurchofJesusChrist.org, xin xem thêm Ê The 12:27).

Một lẽ thật chúng ta có thể học được từ kinh nghiệm của Phao Lô là Chúa có thể không luôn luôn cất đi những thử thách của chúng ta, nhưng chúng ta có thể được củng cố bởi ân điển của Ngài khi chúng ta chịu đựng những thử thách đó một cách trung tín.

  • Em thấy lẽ thật này rõ ràng trong cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi như thế nào? (xin xem Lu Ca 22:41–44).

Đối với sinh hoạt sau đây, hãy cân nhắc mời học viên làm việc với một người bạn trong nhóm và yêu cầu mỗi học viên đọc một đoạn khác nhau và chia sẻ điều các em đã học được với nhau.

Tìm kiếm và đọc ít nhất một câu chuyện thánh thư cho thấy cách Chúa có thể ban phước cho những người chịu đựng thử thách với đức tin nơi Ngài. (Sau đây là gợi ý về những câu chuyện mà em có thể chọn.)

Giáo Lý và Giao Ước 121:1–8; 122:7–9 . (Joseph Smith cầu nguyện trong khi ông đang đau khổ trong Ngục Thất Liberty.)

Mô Si A 24:8–15 . (Dân của An Ma bị dân La Man bắt làm nô lệ và bị thầy tư tế tà ác A Mu Lôn cai trị.)

  • Em đã học được điều gì về Chúa và điều Ngài ban cho những người chịu đựng thử thách một cách trung tín?

  • Những phước lành nào của Ngài mà em cần nhất khi chịu đựng những thử thách của mình? Tại sao?

  • Em có quen biết ai đã chịu đựng một thử thách một cách trung tín không? Họ đã làm gì để chịu đựng một cách trung tín? Em đã thấy ân điển của Chúa giúp đỡ họ như thế nào?

  • Em nghĩ Đấng Cứu Rỗi muốn em làm gì để kiên trì chịu đựng những thử thách của mình một cách trung tín?

5:5
  • Các em đã học được điều gì về việc chịu đựng những thử thách với đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Dựa trên điều em đã học được và cảm nhận khi nghiên cứu 2 Cô Rinh Tô 12 hôm nay, hãy thêm vào hoặc viết lại lời phát biểu sau đây để làm cho câu đó được chính xác hơn.

Cân nhắc viết lời phát biểu còn dở dang sau đây lên trên bảng và yêu cầu học viên suy ngẫm và sau đó viết xuống cách các em sẽ hoàn thành câu đó. Sau đó, mời một vài học viên lên trên bảng và viết lại lời phát biểu dựa trên cuộc thảo luận nhóm. Yêu cầu những học viên này giải thích cho lớp học nghe lý do nhóm của các em đã thực hiện những thay đổi đó.

“Nếu chúng ta cầu nguyện với đủ đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô thì Cha Thiên Thượng sẽ loại bỏ bất cứ thử thách nào chúng ta đang trải qua.”

Hãy làm chứng về tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô và về ân điển mà hai Ngài ban cho khi chúng ta chịu đựng những thử thách với đức tin nơi hai Ngài. Mời học viên chia sẻ những kinh nghiệm về cách Thượng Đế đã ban phước cho các em, cũng như điều các em đã học được khi chịu đựng những thử thách.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Đấng Cứu Rỗi là một tấm gương như thế nào về những lẽ thật được giảng dạy trong bài học này?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã chia sẻ như sau về Lu Ca 22:41–44 :

Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Ở đây chúng ta thấy đức tin tuyệt đối và sự tin cậy của Đấng Cứu Rỗi nơi Đức Chúa Cha. Ngài nói: “Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi!” Câu trả lời của Đức Chúa Cha là khước từ lời khẩn nài của Con Trai Độc Sinh của Ngài. Sự Chuộc Tội phải được thực hiện bởi chiên con không tì vết đó. Nhưng mặc dù yêu cầu của Vị Nam Tử đã bị khước từ, nhưng lời cầu nguyện của Ngài đã được đáp ứng. Thánh thư ghi lại: “Có một thiên sứ từ trên trời hiện xuống cùng Ngài, mà thêm sức cho Ngài” ( Lu Ca 22:43).

(Dallin H. Oaks, “Faith in the Lord Jesus Christ”, Ensign, tháng Năm năm 1994, trang 100)

Đấng Cứu Rỗi ban cho chúng ta điều gì trong những thử thách của chúng ta?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã chia sẻ:

Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Quyền năng chữa lành của Chúa Giê Su Ky Tô—dù là để cất bỏ gánh nặng của chúng ta hoặc củng cố chúng ta để chúng ta chịu đựng và sống với gánh nặng đó giống như Sứ Đồ Phao Lô—đều có sẵn cho mỗi nỗi đau khổ trên trần thế.

(Dallin H. Oaks, “Ngài Làm Vơi Gánh Nặng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 8)

Làm cách nào mà những khó khăn của chúng ta có thể giúp chúng ta ban phước cho những người xung quanh?

Chị Reyna I. Aburto, Đệ Nhị Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã dạy:

Official Portrait of Sister Reyna Aburto. Photographed in 2017.

Những điều các chị em đang phải vật lộn không định đoạt các chị em, nhưng chúng có thể tinh chỉnh các chị em. Bởi vì một “cái giằm xóc vào thịt,” nên các chị em có thể có khả năng để cảm thấy có nhiều trắc ẩn hơn với người khác.

(Reyna I. Aburto, “Dẫu Khi Nắng Mưa Xin ở Cùng Với Tôi Hoài!,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 59)

Những người nắm giữ chức tư tế có thể chữa lành tất cả những ai có đức tin để được chữa lành không?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã giải thích:

2:3
Official Portrait of Sister Reyna Aburto. Photographed in 2017.

Mặc dù Đấng Cứu Rỗi có thể chữa lành tất cả những ai mà Ngài muốn chữa lành, nhưng điều này không đúng với những người mang thẩm quyền chức tư tế của Ngài. Việc sử dụng thẩm quyền đó bởi người trần thế bị giới hạn theo ý muốn của Ngài là Đấng mà chức tư tế này thuộc vào. Do đó, chúng ta được cho biết rằng một số người mà được các anh cả ban phước thì không được chữa lành vì họ bị “chỉ định phải chết” [ Giáo Lý và Giao Ước 42:48 ]. Tương tự như thế, khi Sứ Đồ Phao Lô xin được chữa lành khỏi “cái giằm sóc vào thịt” để vả ông ( 2 Cô Rinh Tô 12:7), thì Chúa đã từ chối không chữa lành cho ông.

(Dallin H. Oaks, “Ngài Làm Vơi Gánh Nặng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 7)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Những thử thách có thể tinh luyện và đánh bóng chúng ta

Cân nhắc trưng ra các bức hình sau đây hoặc mang một viên đá thô và một viên đá được mài dũa đến lớp. Mời học viên thảo luận điều gì là cần thiết cho một viên đá để trở nên bóng bẩy và trơn mịn và điều đó áp dụng như thế nào cho sự mài dũa mà chúng ta cần trong cuộc sống của mình. Mời học viên suy ngẫm lý do đôi khi Chúa cho phép chúng ta tiếp tục chịu đựng những thử thách khó khăn ngay cả khi chúng ta có đủ đức tin nơi Ngài để được chữa lành.

A heart shaped rounded edge rock.
Stones laid out on a white background.

Đức tin để không được chữa lành

Cân nhắc sử dụng câu chuyện này và những câu hỏi tiếp theo để giúp học viên hiểu được đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô là điều cần thiết để chấp nhận ý muốn của Ngài khi ý muốn của Ngài khác với ý muốn của chúng ta.

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã kể câu chuyện có thật về một thanh niên trung tín đang mắc bệnh ung thư và bài học mà anh ấy và những người khác đã học được về việc có đức tin để không được chữa lành.

Câu hỏi “Các em có đức tin để không được chữa lành không?” có ý nghĩa gì đối với các em?

Câu hỏi này có thể liên quan như thế nào đến tình huống mà Phao Lô đã mô tả trong 2 Cô Rinh Tô 12:7–10 ?

Có bất cứ tình huống nào trong cuộc sống mà các em có thể cần phải thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô ngay cả khi các em có thể không nhận được một phước lành theo cách thức hoặc trong khung thời gian mà mình hy vọng không?

Các em biết gì về Cha Thiên Thượng mà có thể giúp các em tin cậy nơi Ngài trong những tình huống này?