Lớp Giáo Lý
2 Cô Rinh Tô 13


2 Cô Rinh Tô 13

“Chính Anh Em Hãy Tự Xét Để Xem Mình Có Đức Tin Chăng”

Hình Ảnh
A woman is standing looking at her refection in the widow of a building. You can see a city street in the background.

Các vị lãnh đạo trong vương quốc của Thượng Đế thường là mục tiêu bị chỉ trích. Trong thời của Kinh Tân Ước, một số tín hữu Giáo Hội ở Cô Rinh Tô đã chỉ trích Phao Lô. Ông đã trả lời bằng cách mời họ xem xét mối liên hệ của riêng họ với Đấng Ky Tô. Bài học này có thể giúp em vượt qua cám dỗ để chỉ trích những người khác, kể cả các vị lãnh đạo Giáo Hội, bằng cách xem xét lòng trung tín của mình với Chúa.

Khuyến khích việc học thánh thư hằng ngày. Khuyến khích việc học thánh thư hàng ngày bằng cách thường xuyên cho học viên cơ hội để chia sẻ điều các em đã học và cảm nhận được trong khi học thánh thư riêng cá nhân.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên định nghĩa sự khác biệt giữa việc có những câu hỏi hoặc băn khoăn chân thành về một điều gì đó mà một vị lãnh đạo Giáo Hội đã giảng dạy hoặc nói và việc chỉ trích người đó.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Những câu hỏi chân thành hay chỉ trích?

Hãy thảo luận những câu hỏi sau đây với cả lớp. Nếu sinh hoạt chuẩn bị của học viên được sử dụng, hãy cân nhắc yêu cầu học viên chia sẻ những ý nghĩ của các em.

  • Một số ví dụ nào về cách mọi người ngày nay có thể chỉ trích các vị lãnh đạo Giáo Hội?

  • Sự khác biệt giữa việc có những câu hỏi hoặc băn khoăn chân thành về một điều gì đó mà một vị lãnh đạo Giáo Hội đã giảng dạy hoặc nói và việc chỉ trích người đó là gì?

Hãy giúp học viên hiểu rõ sự khác biệt này. Điều sau đây có thể giúp ích.

Nói chung, chỉ trích một người nào đó có nghĩa là xét đoán họ một cách tiêu cực, chỉ ra những lỗi lầm hoặc sai sót của họ. Trong thánh thư, sự chỉ trích có thể được nhắc đến như là nói xấu hoặc ta thán một người nào đó.

Chúng ta có thể nhận ra những lỗi lầm hoặc yếu kém ở người khác mà không chỉ trích. Chúng ta đang chỉ trích khi chúng ta nói hoặc viết về người khác theo một cách xét đoán hoặc tiêu cực.

  • Tại sao điều quan trọng là vượt qua cám dỗ chỉ trích những người khác, kể cả các vị lãnh đạo Giáo Hội?

Khi em học 2 Cô Rinh Tô 13 , hãy tìm kiếm cách chúng ta có thể tránh bị chỉ trích, nhất là những người mà Chúa đã kêu gọi để lãnh đạo trong Giáo Hội của Ngài.

Chỉ trích, nói xấu và ta thán

Dường như một số Thánh Hữu ở Cô Rinh Tô đã công khai chỉ trích Phao Lô (xin xem 2 Cô Rinh Tô 10:10 ; 12:10–15). Trong 2 Cô Rinh Tô 13:1–2 , Phao Lô kêu gọi họ phải hối cải bằng ngôn ngữ đanh thép.

Hãy đọc 2 Cô Rinh Tô 13:3 , tìm kiếm điều mà một số tín hữu Giáo Hội ở Cô Rinh Tô đang tìm kiếm bằng chứng từ Phao Lô. Bằng chứng bổ sung cho việc mọi người đã công khai chỉ trích Phao Lô là việc những người này đòi hỏi để thấy bằng chứng rằng Phao Lô đã thật sự nói thay cho Đấng Ky Tô. Đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, tìm kiếm xem việc chỉ trích các vị lãnh đạo của chúng ta có thể ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta.

Hình Ảnh
Official Portrait of President Henry B. Eyring taken March 2018.

Chủ Tịch George Q. Canon đã đưa ra một lời cảnh báo mà cá nhân tôi cũng muốn đưa ra cho các anh em. Tôi tin ông đã nói lẽ thật rằng: “… Không có một người nào … có thể nói xấu những người được Chúa xức dầu và tìm lỗi lầm trong thẩm quyền của Thượng Đế trên thế gian mà không khiến Ngài phật lòng. Đức Thánh Linh sẽ rời bỏ người nào làm như vậy, và người này sẽ đi vào trong bóng tối. Vì lẽ đó, các anh em không thấy rằng việc chúng ta phải cẩn thận thì quan trọng đến mức nào sao?”

(Henry B. Eyring, “Quyền Năng Tán Trợ với Đức Tin,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 59)

Hãy cân nhắc những câu chuyện thánh thư sau đây và sự khác biệt mà những câu chuyện đó minh họa giữa việc thực hành đức tin và việc chỉ trích:

Giăng 6:60, 66–69 . So sánh phản ứng của Phi E Rơ trước những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi về phản ứng của nhiều môn đồ khác.

Dân Số Ký 14:2, 6–9, 35–38 . So sánh những lời nói và hành động của Giô Suê và Ca Lép với lời nói và hành động của những người khiến cho dân Y Sơ Ra Ên ta thán Môi Se và Chúa.

1 Nê Phi 2:12–13, 16, 19–21 . So sánh những hành động của Nê Phi với những hành động của La Man và Lê Mu Ên.

Ngoài những điều học viên học trong 2 Cô Rinh Tô, các em cũng có thể nghiên cứu một hoặc vài câu chuyện này. Sau đó, học viên có thể chia sẻ điều các em học được về những hậu quả của việc chỉ trích Chúa hoặc các tôi tớ của Ngài. Khi chuẩn bị giảng dạy bài học này, hãy dành ra một chút thời gian để nghiên cứu văn cảnh của những câu chuyện này để sẵn sàng trả lời những câu hỏi mà học viên có thể có.

Học viên có thể chia sẻ những câu hỏi sau đây theo cặp hoặc nhóm nhỏ.

  • Câu chuyện này dạy điều gì về sự khác biệt giữa việc chỉ trích so với việc thực hành đức tin và về những kết quả của hai việc đó?

  • Em nghĩ tại sao Thánh Linh rút lui khi người ta “nói xấu” hoặc “bắt lỗi” với những người mà Chúa đã kêu gọi để lãnh đạo Giáo Hội của Ngài?

  • Chúng ta có thể hành động theo đức tin bằng một số cách thức nào nếu chúng ta có thắc mắc về điều mà một vị lãnh đạo Giáo Hội đã giảng dạy hoặc không đồng ý với một điều gì đó mà một vị lãnh đạo Giáo Hội đã giảng dạy?

Tránh chỉ trích

Đọc 2 Cô Rinh Tô 13:5–6 , tìm kiếm lời khuyên bảo mà Phao Lô đưa ra cho Các Thánh Hữu Cô Rinh Tô là những người đã thắc mắc liệu Chúa có phán bảo qua ông không. Có thể là điều hữu ích để biết rằng người đáng bị bỏ là một người không xứng đáng hoặc đã thi trượt một bài kiểm tra.

Dựa trên điều Phao Lô đã dạy, hãy hoàn tất lời phát biểu sau đây: Thay vì chỉ trích các vị lãnh đạo Giáo Hội, chúng ta nên …

Để cho học viên sử dụng lời của riêng mình để khám phá ra một lẽ thật tương tự như sau:

Thay vì chỉ trích các vị lãnh đạo Giáo Hội, chúng ta nên xem xét lòng trung tín của mình với Chúa.

Chủ Tịch Eyring đã nói như sau về thái độ của chúng ta đối với những người mà Chúa kêu gọi phục vụ. Tìm kiếm xem những lời của ông củng cố điều Phao Lô đã dạy trong 2 Cô Rinh Tô 13:3, 5 như thế nào:

Hình Ảnh
Official Portrait of President Henry B. Eyring taken March 2018.

Cần có đức tin để tin rằng [Chúa Giê Su Ky Tô] biết rõ những người Ngài kêu gọi, cả về khả năng lẫn tiềm năng của họ, và vì thế không có sai lầm nào trong những sự kêu gọi từ Ngài.

Điều đó có thể làm vài người trong cử tọa này cười nhạt hoặc lắc đầu nghi ngờ—cả những người nghĩ sự kêu gọi phục vụ của chính họ có thể là một sai lầm và những người hình dung một vài người họ biết dường như kém thích hợp với các chức vụ phục vụ của họ trong vương quốc của Chúa. Lời khuyên dạy của tôi cho cả hai nhóm là hãy hoãn lại những xét đoán như vậy cho đến khi các anh em có thể thấy tốt hơn điều Chúa thấy. Thay vì vậy, sự xét đoán các anh em cần đưa ra là liệu các anh em có khả năng để nhận sự mặc khải và hành động theo mà không sợ hãi hay không.

(Henry B. Eyring, “Chúa Dẫn Dắt Giáo Hội của Ngài,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 82)

  • Làm thế nào mà lời khuyên bảo của Chủ Tịch Eyring có thể giúp chúng ta nếu chúng ta bị cám dỗ để phán xét hoặc chỉ trích các vị lãnh đạo được lựa chọn của Chúa?

  • Làm thế nào mà việc xem xét lòng trung tín của chúng ta với Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta không nói xấu hoặc phán xét người khác?

Xem xét bản thân mình

Khi được phỏng vấn xin giấy giới thiệu đi đền thờ, chúng ta được hỏi liệu chúng ta có tán trợ các vị lãnh đạo Giáo Hội không. Chủ Tịch Eyring đề nghị một số câu hỏi có thể giúp chúng ta chuẩn bị trả lời câu hỏi này. Hãy tìm kiếm sự soi dẫn của Đức Thánh Linh khi em suy ngẫm những câu hỏi này.

Cân nhắc trưng ra lời phát biểu sau đây và mời học viên suy ngẫm câu trả lời của mình trong nhật ký ghi chép việc học tập.

Hình Ảnh
Official Portrait of President Henry B. Eyring taken March 2018.

Các anh em có thể đã được hỏi, hoặc sẽ được hỏi, liệu các anh em có tán trợ vị giám trợ của mình, vị chủ tịch giáo khu, Các Vị Thẩm Quyền Trung Ương và Các Chức Sắc Trung Ương khác của Giáo Hội hay không. …

… Các anh em có thể chuẩn bị bằng cách tự hỏi những câu hỏi như sau:

1. Tôi đã từng nghĩ tới hay nói về yếu kém của những người tôi đã hứa sẽ tán trợ không?

2. Tôi đã từng tìm kiếm những bằng chứng rằng Chúa đang dẫn dắt họ không?

3. Tôi có tận tình và trung thành làm theo sự lãnh đạo của họ không?

4. Tôi đã từng nói về bằng chứng mà tôi có thể thấy rằng họ là những tôi tớ của Thượng Đế không?

5. Tôi có thường xuyên cầu nguyện cho đích danh họ và bằng những cảm xúc yêu thương không?

Đối với hầu hết chúng ta, những câu hỏi đó sẽ dẫn đến cảm giác bứt rứt và sự cần thiết phải hối cải.

(Henry B. Eyring, “Quyền Năng Tán Trợ với Đức Tin,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 59)

Nếu những câu hỏi này “dẫn đến một sự bất an,” hãy cầu nguyện và viết về điều em có thể làm để hối cải và thay đổi.

Làm chứng về Đấng Cứu Rỗi, các vị lãnh đạo được lựa chọn của Ngài, và sự an toàn thuộc linh đến từ việc tự xem xét bản thân mình thay vì chỉ trích người khác.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Sự nguy hiểm của việc chỉ trích những người mà Chúa kêu gọi là gì?

Tiên Tri Joseph Smith (1805–1844) đã dạy:

Hình Ảnh
Half-length frontal portrait of the Prophet Joseph Smith, Jr. Joseph’s head is turned to the side in a three-quarter view, right hand on hip and his left hand holds sheets of papers. He is depicted wearing a dark brown suit and a white shirt and tie.

[Nếu kẻ nào] đứng lên để kết tội những người khác, phê phán gắt gao Giáo Hội, nói rằng các tín hữu Giáo Hội đang đi sai đường, trong khi chính kẻ ấy thì ngay chính, thì hãy chắc chắn biết rằng, như Thượng Đế hằng sống, kẻ đó đang trên con đường dẫn nhanh đến sự bội giáo; và nếu kẻ đó không hối cải, thì sẽ bội giáo.

(Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [năm 2007], trang 341)

Có thắc mắc thì có sao không?

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi ấy thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Có câu hỏi về Giáo Hội hoặc giáo lý của Giáo Hội [thì có sao] không? Các bạn trẻ thân mến, chúng ta là những người thích đặt câu hỏi, vì chúng ta biết rằng câu hỏi đưa đến lẽ thật. …

… Một số người có thể cảm thấy bối rối hoặc không xứng đáng vì họ có những câu hỏi khó về phúc âm nhưng họ không cần phải cảm thấy như thế. Việc đặt ra câu hỏi không phải là một dấu hiệu non kém mà là tiền thân của sự tăng trưởng. …

Đừng sợ hãi; hãy cứ hỏi. Hãy tò mò nhưng đừng nghi ngờ! Hãy thường xuyên giữ vững đức tin và ánh sáng các em đã nhận được. Vì chúng ta nhìn sự việc một cách không hoàn hảo trên trần thế. Nên không phải mọi việc đều hợp lý ngay bây giờ.

(Dieter F. Uchtdorf, “The Reflection in the Water” [Buổi họp đặc biệt Devotional của Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội dành cho các thành niên trẻ tuổi, ngày 1 tháng Mười Một năm 2009], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org)

Các vị tiên tri không bao giờ sai lầm sao?

Sheri Dew, cựu cố vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã nói:

Hình Ảnh
Portrait of Sheri L. Dew, 2001.

Một số người cảm thấy bi xáo trộn vì câu hỏi: Nhưng, có phải các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải không bao giờ sai lầm sao? Đó là câu hỏi sai. Câu hỏi đúng hơn là Các vị tiên tri là ai? Họ là những người nắm giữ các chìa khóa chức tư tế đã được sắc phong cho phép quyền năng của Chúa hiện diện trên khắp thế gian. Họ có thể không toàn hảo. Nhưng họ là các vị lãnh đạo được soi dẫn hoàn hảo nhất trên thế gian, và động cơ duy nhất của họ là hoàn toàn thanh khiết—để giúp chúng ta tìm ra con đường trở về nhà bằng cách hướng chúng ta đến với Chúa Giê Su Ky Tô.

(Sheri Dew, “Prophets” [Buổi họp đặc biệt devotional BYU–Pathway Toàn Cầu, ngày 13 tháng Bảy năm 2021], trang 2, byupathway.org/speeches)

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

2 Cô Rinh Tô 13:5 . “Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng”

Cân nhắc sử dụng phần này dưới tiêu đề “Tránh bị chỉ trích” trong bài học.

Cả Ezra Booth và Edward Partridge đều là những người trong số các anh cả đã đến Missouri với Vị Tiên Tri Joseph Smith vào mùa hè năm 1831. Mời học viên đọc bài “Facing Disappointment—We Always Have a Choice” của Matthew C. Godfrey, trên trang ChurchofJesusChrist.org. Yêu cầu học viên đối chiếu những phản ứng của Ezra và Edward khi họ đối mặt với nỗi thất vọng.

Giúp học viên nhận ra cách Edward đã tự xem xét bản thân mình, tìm ra điều để cải thiện, và hối cải, trong khi Ezra tiếp tục chỉ trích Vị Tiên Tri và đánh mất đức tin của mình.

In