Đánh Giá Việc Học Tập của Em 9
1 Cô Rinh Tô 8–16 và 2 Cô Rinh Tô
Bài học này nhằm giúp em đánh giá những mục tiêu đã đặt ra và sự phát triển cá nhân mà em đã có được trong quá trình học Kinh Tân Ước.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Trong bài học này, em sẽ có cơ hội để đánh giá việc học tập của mình và cách em đã áp dụng các nguyên tắc được giảng dạy trong 1 Cô Rinh Tô 8–16 và 2 Cô Rinh Tô . Việc đánh giá việc học tập của mình có thể giúp em phân tích làm thế nào mà việc học thánh thư đang giúp em trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn.
Đánh giá các mục tiêu của em
Hãy đoán xem Kinh Thánh, Sách Mặc Môn, Giáo Lý và Giao Ước, và Trân Châu Vô Giá có tổng động bao nhiêu trang đã được in ra.
-
Em nghĩ tại sao Chúa đã ban cho chúng ta rất nhiều trang thánh thư?
-
Em có thể cho thấy lòng biết ơn của mình đối với lời của Ngài bằng cách nào?
Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích lý do Chúa đã ban cho rất nhiều lời của Ngài trong thánh thư. Đọc lời phát biểu sau đây hoặc xem “Các Phước Lành của Thánh Thư” (3:03), trên trang ChurchofJesusChrist.org.
Hãy nghĩ về tầm quan trọng của phước lành chúng ta khi có … số lượng thánh thư như vậy. Và không những vậy thôi, mà mỗi người nam, người nữ và trẻ em còn có thể có được và học hỏi từ quyển thánh thư riêng của họ nữa, hầu hết bằng ngôn ngữ của mình. … Chắc chắn là với phước lành này, Chúa đang phán bảo cho chúng ta biết rằng nhu cầu của chúng ta để sử dụng thánh thư thường xuyên thì lớn lao hơn trong bất cứ thời kỳ nào trước đây. Cầu xin cho chúng ta tiếp tục nuôi dưỡng lời nói của Đấng Ky Tô, là những lời sẽ cho chúng ta biết tất cả những điều chúng ta cần phải làm (xin xem 2 Nê Phi 32:3).
(D. Todd Christofferson, “Phước Lành của Thánh Thư,” Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 35)
-
Em nghĩ tại sao sự cần thiết của chúng ta để tìm “đến thánh thư thường xuyên thì lớn lao hơn trong bất cứ thời kỳ nào trước đây”?
-
Thánh thư đáp ứng những nhu cầu cá nhân nào trong cuộc sống của em, hoặc thánh thư có thể đáp ứng các nhu cầu nào?
Dành ra một phút để suy ngẫm về việc học thánh thư riêng cá nhân của em. Hãy hội ý với Cha Thiên Thượng về cách để việc học thánh thư của em đáp ứng các nhu cầu của mình và liệu em có cần thực hiện bất cứ sự điều chỉnh nào không. Có lẽ em cần phải kiên định hơn trong việc học thánh thư hằng ngày hoặc cần gia tăng mức độ hiểu biết mà em đạt được từ việc học tập của mình. Viết xuống bất cứ sự điều chỉnh nào mà em cảm thấy mình nên thực hiện. Hãy cân nhắc yêu cầu gia đình, giảng viên lớp giáo lý hoặc một vị lãnh đạo Giáo Hội giúp đỡ em với các mục tiêu học thánh thư của mình.
Trông cậy nơi Đấng Cứu Rỗi và tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài
Khi Phao Lô viết thư cho Các Thánh Hữu ở Cô Rinh Tô, ông tập trung vào những cách thức mà Chúa Giê Su Ky Tô ban phước và giúp đỡ chúng ta. Một số ví dụ gồm có việc giúp chúng ta thoát khỏi cám dỗ (xin xem 1 Cô Rinh Tô 10:13), giúp chúng ta phát triển lòng bác ái (xin xem 1 Cô Rinh Tô 13), làm cho chúng ta sống lại qua Sự Phục Sinh (xin xem 1 Cô Rinh Tô 15), mời gọi chúng ta hòa giải với Ngài (xin xem 2 Cô Rinh Tô 5:16–21 ; 7:1–10), và củng cố chúng ta để chịu đựng những thử thách một cách trung tín (xin xem 2 Cô Rinh Tô 11 – 12).
Hãy dành ra một vài phút để ôn lại các đoạn thánh thư mà em đã đánh dấu hoặc ghi chú trong 1 Cô Rinh Tô 8–16 và 2 Cô Rinh Tô mà đã giúp em học hỏi hoặc trông cậy nơi Đấng Cứu Rỗi.
Chuẩn bị một thông điệp dài từ 3 đến 5 phút về cách Chúa Giê Su Ky Tô giúp đỡ em. Hãy gồm vào những điều sau đây:
-
một hoặc nhiều đoạn thánh thư từ 1 Cô Rinh Tô 8–16 hoặc 2 Cô Rinh Tô mà có ý nghĩa đối với em
-
một lời giải thích về điều mà những đoạn đó dạy về cách Đấng Cứu Rỗi giúp đỡ và củng cố em
-
một kinh nghiệm từ cuộc sống của em hoặc một ví dụ trong thánh thư về Chúa Giê Su Ky Tô đang giúp đỡ theo cách được giảng dạy trong các đoạn đó
-
làm thế nào em có thể mời những người khác nhận được sự giúp đỡ và sức mạnh của Đấng Cứu Rỗi
Lịch sử gia đình và công việc đền thờ và Sự Phục Sinh
Sinh Hoạt A: Tham gia vào công việc lịch sử gia đình và đền thờ
Trước đây, em có thể đã nghiên cứu 1 Cô Rinh Tô 15:29 . Hãy suy ngẫm xem Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi ảnh hưởng như thế nào đến tổ tiên của em. Xem video này khi em suy ngẫm.
Khi nghiên cứu 1 Cô Rinh Tô 15:29 , em có thể đã lập ra một kế hoạch để tham gia vào công việc lịch sử gia đình và đền thờ. Nếu em làm như vậy, hãy dành ra một giây lát để xem lại kế hoạch của mình và suy ngẫm về những hành động mà em đã làm để thực hiện kế hoạch đó. Nếu em không làm như vậy, hãy cân nhắc lập ra một kế hoạch bây giờ về cách em có thể giúp tổ tiên mình vui hưởng tất cả các phước lành của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.
Báo cáo kế hoạch của em.
Nếu em đã lập một kế hoạch, hãy chia sẻ điều đã diễn ra tốt đẹp và những trở ngại nào mà em đã gặp phải. Có bất kỳ sự điều chỉnh nào mà em cảm thấy Cha Thiên Thượng muốn em thực hiện không? Những sự điều chỉnh đó sẽ giúp em như thế nào?
Nếu em không lập kế hoạch, thì hãy chia sẻ những điều mà em muốn làm và tại sao. Em nghĩ kế hoạch của mình sẽ ảnh hưởng đến em và những người khác như thế nào khi em thực hiện kế hoạch đó?
Hãy trả lời một trong những câu hỏi sau đây:
-
Sự tham gia của em vào công việc lịch sử gia đình và công việc đền thờ cho thấy niềm hy vọng của em về Sự Phục Sinh như thế nào?
-
Làm thế nào mà việc tham gia vào lịch sử gia đình và công việc đền thờ đã giúp em cảm thấy gần gũi với Cha Thiên Thượng hơn và trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn?
Sinh Hoạt B: Giải thích giáo lý về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi
-
Tại sao Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi là một phần thiết yếu của Sự Chuộc Tội của Ngài?
-
Em đã học được điều gì trong 1 Cô Rinh Tô 8–16 hoặc 2 Cô Rinh Tô về Sự Phục Sinh mà đã giúp đỡ em?
-
Em nghĩ cuộc sống của chúng ta sẽ có điều gì khác nếu chúng ta không tin vào một Sự Phục Sinh thật sự?
-
Tại sao em biết ơn rằng Chúa Giê Su Ky Tô ban cho chúng ta quyền năng để chiến thắng cái chết? Làm thế nào em có thể bày tỏ lòng biết ơn của mình?