Lớp Giáo Lý
Cô Lô Se 1–2


Cô Lô Se 1–2

“Châm Rễ và Lập Nền trong Ngài”

Hình Ảnh
Cutaway showing the roots of a tree growing in windy conditions.

Cũng giống như những thế lực thiên nhiên có thể làm bật rễ hoặc phá hủy một cái cây, có những thế lực cố gắng giật mỗi chúng ta ra khỏi nền tảng thuộc linh của chúng ta trong Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Hê La Man 5:12). Phao Lô viết thư cho người Cô Lô Se vì đức tin của họ bị đe dọa bởi những lời dạy và lối thực hành sai lạc. Bài học này có thể giúp em nhận ra những thế lực đe dọa đức tin của em và những cách thức em có thể được vững vàng hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Sử dụng đồ vật và hình ảnh. Các đồ vật và hình ảnh có thể giúp học viên hình dung ra các nhân vật, nơi chốn, sự kiện, vật thể và biểu tượng trong thánh thư. Một cách để giúp học viên hình dung là mời các em vẽ những đồ vật được đề cập đến trong thánh thư.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên vẽ hoặc chụp ảnh về loại cây ăn quả các em yêu thích và mang ảnh đó đến lớp. Yêu cầu học viên nghĩ về những bài học thuộc linh chúng ta có thể học được từ cây cối.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Em giống như một cái cây như thế nào?

Cân nhắc mời một học viên tình nguyện vẽ một cái cây lên trên bảng. Sử dụng câu trả lời của học viên trong sinh hoạt sau đây để điền vào bức tranh trên bảng. Đồng thời, mời học viên viết thêm vào bức hình hoặc bức vẽ của chính mình từ sinh hoạt chuẩn bị của học viên. Khuyến khích học viên tiếp tục thêm các ý kiến vào bức hình trong suốt bài học.

Vẽ một bức tranh về một cây ăn quả yêu thích của em. Em sẽ thêm chi tiết vào cây đó trong suốt bài học.

Hãy suy ngẫm xem em giống như cái cây này như thế nào. Ví dụ, hãy nghĩ đến những thế lực đang cố gắng làm bật gốc hoặc hủy diệt đức tin của em nơi Đấng Ky Tô. Hãy suy ngẫm về lý do em cần được giúp đỡ để đứng vững trước các thế lực đó và vui hưởng những thành quả của phúc âm.

Phao Lô đã sử dụng biểu tượng về một cái cây để giúp Các Thánh Hữu ở Cô Lô Se nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng của mối quan hệ của họ với Chúa Giê Su Ky Tô. Ông cũng sử dụng biểu tượng này để củng cố họ trước những lời dạy và lối thực hành sai lạc đang đe dọa đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy tìm kiếm sự soi dẫn từ Đức Thánh Linh để hiểu rõ hơn những lời của Phao Lô và cố gắng áp dụng những lời đó.

Trái của cây

Hãy nghĩ về loại trái từ cái cây em đã vẽ và lý do em thích trái đó.

Đọc Cô Lô Se 1:10–22 . Hãy tìm kiếm những “trái” (hoặc các phước lành) được Phao Lô mô tả và suy nghĩ về lý do tại sao em mong muốn những trái này. Vẽ các trái trên cây của em và ghi chú cho những trái đó bằng những lời dạy của Phao Lô.

  • Phao Lô đã nhận ra những trái hoặc phước lành nào?

Cân nhắc mời học viên trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập, sau đó mời những học viên tình nguyện chia sẻ với cả lớp những điều các em đã viết.

  • Em hiện đang thưởng thức loại trái nào trong số những trái này?

  • Em muốn thưởng thức loại trái nào? Tại sao?

Viết vào nhật ký ghi chép việc học tập câu sau đây, và điền câu trả lời của em cho câu hỏi trước đó vào khoảng trống đầu tiên:Nếu tôi muốn _______________, thì tôi cần phải ________________.

Hãy đọc Cô Lô Se 1:23 , tìm kiếm những điều Phao Lô đã nói là điều kiện bắt buộc để chúng ta nhận được những trái này. Điền những điều em tìm thấy vào khoảng trống thứ hai.

Sau đây là một cách để hoàn thành lẽ thật này: Nếu tôi muốn được củng cố và nhận được sự cứu chuộc và bình an qua Đấng Ky Tô, thì tôi cần tiếp tục tin Chúa một cách vững vàng và không nao núng. Vững vàngkhông nao núng cũng có thể có nghĩa là bền vững và chắc chắn hoặc “vững vàng và cương quyết” ( Mô Si A 5:15).

  • “Tin Chúa cách vững vàng không núng” là như thế nào? ( Cô Lô Se 1:23).

  • Em biết điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà giúp khuyến khích em tiếp tục tin Ngài một cách vững vàng và không nao núng?

  • Em đã tìm thấy thêm những lẽ thật nào về Ngài trong những câu này mà giúp em gia tăng sự tin tưởng hoặc mong muốn tin Chúa một cách vững vàng và không nao núng?

Hãy đọc Cô Lô Se 2:6–7 , tìm điều Phao Lô đã dạy về bộ rễ trong cái cây của chúng ta. Ghi chú vào phần đất xung quanh cái cây của em dựa theo những điều ông nói.

  • Phao Lô dạy chúng ta cần châm rễ ở đâu?

  • Em nghĩ “châm rễ” trong Đấng Ky Tô có nghĩa là gì?

  • Làm thế nào việc châm rễ bản thân mình trong Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta vững vàng và không nao núng? Điều đó cụ thể là sao?

Hãy nghĩ về một người nào đó mà em biết đã thể hiện sự vững vàng, không nao núng và châm rễ trong Đấng Ky Tô.

Nếu học viên sẽ có lợi từ một ví dụ, thì hãy cân nhắc chia sẻ một hoặc cả hai ví dụ sau đây.

Sau đây là hai ví dụ về những người châm rễ trong Đấng Ky Tô. Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Niên Steven J. Lund đã chia sẻ một ví dụ về đứa con trai ốm yếu của ông vẫn tiếp tục trung tín thực hiện những bổn phận chức tư tế của mình. Nếu có thể, hãy xem “Tìm Thấy Niềm Vui nơi Đấng Ky Tô” từ phút 0:09 đến 3:57 để nghe câu chuyện này.

Anh M. Joseph Brough, người từng phục vụ trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Niên, đã chia sẻ câu chuyện về cô con gái tuổi thiếu niên của mình trung tín chịu đựng những thử thách khi chuyển đến một khu vực mới và chọn phục vụ truyền giáo. Nếu có thể, hãy xem “Hãy Ngẩng Đầu Lên và Vui Vẻ” từ phút 5:48 đến 7:48 để nghe câu chuyện này.

Hãy mời học viên chia sẻ suy nghĩ của các em về những người các em nghĩ đến. Yêu cầu học viên giải thích theo cặp hoặc nhóm nhỏ những điều các em rút ra trong sinh hoạt sau đây.

Vẽ những cái rễ sâu và khỏe cho cây của em. Hãy ghi chú lên một số rễ thuộc tính của những người này hoặc những hành động của họ mà em cảm thấy kết nối họ với Chúa Giê Su Ky Tô một cách vững chắc.

Xem lại Cô Lô Se 1:23 ; 2:6–7 . Sau đó, hãy đọc Cô Lô Se 2:8, 12 và lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn. Ghi chú lên bộ rễ của em những cách thức bổ sung để chúng ta có thể kết nối bản thân mình với Đấng Cứu Rỗi một cách vững chắc hơn.

Hình Ảnh
Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Chúng ta cần phải tìm cách đứng vững vàng trong phúc âm và cải đạo theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Cô Lô Se 2:6–7). Chúng ta đạt được sự cải đạo này bằng cách cầu nguyện, bằng cách đọc thánh thư, bằng cách phục vụ, và bằng cách thường xuyên dự phần Tiệc Thánh để luôn được Thánh Linh của Ngài ở cùng chúng ta. Chúng ta cũng cần phải tìm kiếm sự thay đổi lớn lao đó trong lòng mình (xin xem An Ma 5:12–14) [để] thay thế những ước muốn xấu xa và những mối bận tâm ích kỷ với tình yêu mến Thượng Đế và ước muốn phục vụ Ngài và con cái Ngài.

(Dallin H. Oaks, “Chuyện Ngụ Ngôn về Người Gieo Giống”, Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 35)

Mời học viên chia sẻ “những cái rễ” mà các em đã nhận ra. Thảo luận một số hoặc tất cả các câu hỏi sau đây nếu cần:

  • Các em cảm thấy được kết nối nhiều hơn như thế nào với Đấng Cứu Rỗi khi noi theo tấm gương của những người vững vàng và không nao núng trong Đấng Ky Tô?

  • Làm thế nào mà việc tham gia vào các giáo lễ phúc âm chẳng hạn như phép báp têm (xin xem Cô Lô Se 2:12) kết nối các em với Đấng Ky Tô một cách vững chắc hơn?

  • Cuộc sống của em sẽ khác như thế nào nếu em vững vàng hơn và không nao núng trong Đấng Ky Tô?

Nhiều người có thể đưa ra những lựa chọn có thể làm rễ của họ bén sâu trong Đấng Ky Tô, nhưng cách họ làm theo những lựa chọn đó không thực sự tạo ra kết quả có ý nghĩa. Ví dụ, người nào đó có thể đọc thánh thư của họ hằng ngày nhưng không dành thời gian để nhận ra, suy ngẫm và áp dụng những lẽ thật từ thánh thư.Hãy suy ngẫm về cách em thực hiện các lựa chọn của mình và liệu em có cần thay đổi không.

Chống lại các thế lực làm bật rễ

Cũng giống như những thế lực thiên nhiên có thể làm bật rễ hoặc phá hủy một cái cây, có những thế lực cố gắng giật chúng ta ra khỏi nền tảng thuộc linh của chúng ta trong Chúa Giê Su Ky Tô.

Xung quanh cái cây của em, hãy vẽ gió hoặc bão mà có thể làm bật rễ cây. Hãy ghi chú lên những cơn gió bão này là những thế lực có thể làm em lung lay và ngã đổ về mặt thuộc linh trong Chúa Giê Su Ky Tô. Em có thể muốn đọc Cô Lô Se 2:4, 8 để biết được một số thế lực mà Các Thánh Hữu ở Cô Lô Se đang trải qua.

  • Làm thế nào những gốc rễ được em xác định ngày hôm nay có thể giúp em nhận được quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để vững vàng trước các thế lực em đã nhận ra?

Nếu có thể, hãy xem “Những Cơn Gió Lốc Thuộc Linh”. Hãy tìm kiếm xem việc vững vàng và không nao núng trong Đấng Ky Tô có thể giúp ích cho em như thế nào.

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng qua Đức Thánh Linh để nhận ra những điều em đang làm tốt và những điều em có thể làm tốt hơn để trở nên vững vàng hơn và khó bị nao núng trong Chúa Giê Su Ky Tô. Viết ra những suy nghĩ và ấn tượng của em trong nhật ký ghi chép việc học tập và cam kết tuân theo những suy nghĩ và ấn tượng đó.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tại sao chúng ta cần châm rễ trong Đấng Ky Tô?

Anh Cả Neal A. Maxwell (1926–2004) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

Hình Ảnh
Last official portrait of Elder Neal A. Maxwell, 1992.

Các sự kiện và hoàn cảnh trong những ngày sau khiến chúng ta với tư cách là tín hữu của Giáo Hội trở nên vững vàng, châm rễ, bền vững và khó nao núng hơn (xin xem Cô Lô Se 1:23 ; 2:7 ; 2 Phi E Rơ 1:12). Chúa Giê Su phán với các môn đồ của Ngài: “hãy ghi điều này trong lòng các ngươi, để các ngươi làm theo những điều ta sẽ dạy và truyền lệnh cho các ngươi” [Joseph Smith Translation, Lu Ca 14:28 ]. Nếu không vững vàng, thì sự hỗn loạn sẽ rất nghiêm trọng. Nếu vững vàng, thì chúng ta sẽ không bị “day động” [ Ê Phê Sô 4:14 ], cho dù là bởi tiếng đồn, giáo lý sai lầm hay bởi lối hành xử và suy nghĩ của thế gian. …

Tuy nhiên, chúng ta không thể kiên định thực hiện những điều Chúa Giê Su đã truyền lệnh trừ khi trước tiên chúng ta phải kiên định về Ngài. … Do đó, nhiệm vụ của chúng ta là “hòa mình thuận theo ý muốn của Thượng Đế, và chớ có làm theo ý muốn của … xác thịt” ( 2 Nê Phi 10:24).

(Neal A. Maxwell, “Overcome … Even As I Also Overcame”, Ensign, tháng Năm năm 1987, trang 70)

Em cũng có thể muốn xem “Tìm Nơi Trú Ẩn khỏi Những Cơn Bão Tố của Cuộc Đời” từ phút 0:00 đến 3:49 để xem Anh Cả Ricardo P. Giménez cung cấp thêm những sự hiểu biết sâu sắc.

Cô Lô Se 2:13–15 . Phao Lô đã dạy gì cho Các Thánh Hữu ở Cô Lô Se về tính biểu tượng trong việc Đấng Cứu Rỗi bị đóng đinh?

Phao Lô nhắc nhở Các Thánh Hữu ở Cô Lô Se rằng Thượng Đế đã tha thứ cho họ (xin xem Cô Lô Se 1:14, 20, 22). Hình ảnh Phao Lô sử dụng trong Cô Lô Se 2:14–15 nhấn mạnh cách mà Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô giúp cho tội lỗi của chúng ta có thể được tha thứ. Vào thời của Phao Lô, theo thông lệ, người Rô Ma sẽ viết lên một tấm bảng những tội ác của một người bị kết án. Khi kẻ tội lỗi bị đóng đinh, tấm bảng đó cũng được đóng vào cây thập tự để tất cả những người qua đường có thể nhìn thấy (xin xem Giăng 19:19–22). Phao Lô đã sử dụng hình ảnh này trong câu 13–15 để dạy những người Cô Lô Se rằng họ đã được tha thứ. Nó như thể một bản liệt kê tất cả các tội danh thuộc linh và các cáo buộc chống lại Các Thánh Hữu Cô Lô Se được đặt trên một tấm bảng và đóng vào cây thập tự. Qua Sự Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá của Chúa Giê Su Ky Tô, những điều này đã được xóa bỏ.

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Cô Lô Se 3:12–24 . Các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô

Mời học viên chia sẻ một số câu chuyện ưa thích của các em từ cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi. Yêu cầu các em nhận ra các thuộc tính được Đấng Cứu Rỗi cho thấy trong các câu chuyện đó. Sau đó, mời học viên nghĩ về những người các em biết đã nêu gương về những thuộc tính này. Yêu cầu học viên chia sẻ lý do khiến các em thích ở gần những người này. Mời học viên nghiên cứu Cô Lô Se 3:12–24 , tìm kiếm các thuộc tính hoặc đặc điểm giống như Đấng Ky Tô. Các em cũng có thể tìm những cách thức để phát triển các thuộc tính này. Mời học viên tìm kiếm sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng qua Đức Thánh Linh để chọn một thuộc tính các em muốn cải thiện trong một hoặc hai tháng tới. Sau đó, học viên có thể lập một kế hoạch về cách các em có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng để phát triển thuộc tính đó.

In