Lớp Giáo Lý
Phi Líp và Cô Lô Se


Phi Líp và Cô Lô Se

Tìm kiếm sức mạnh nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Trong sinh hoạt hỗ tương, các thiếu nữ trong tiểu giáo khu của chúng tôi đã làm việc cùng với nhau để leo lên đỉnh núi nhìn ra Thung Lũng Utah.

Em và những người xung quanh em phải đối mặt với những vấn đề hay thử thách nào? Điều gì làm cho những thử thách này trở nên khó khăn? Em có bao giờ nghĩ rằng em có thể nhận được sự giúp đỡ cần thiết để vượt qua những khó khăn của mình? Phao Lô đã đối mặt với rất nhiều thử thách khó khăn trong cuộc sống của ông, gồm cả nhiều năm bị quản thúc tại nhà ở Rô Ma. Trong khi ở trong hoàn cảnh đó ông đã viết thư cho Các Thánh Hữu ở Phi Líp và Cô Lô Se và dạy họ tìm đến Chúa Giê Su Ky Tô để có sức mạnh. Bài học này có thể giúp em nhận ra rằng nhờ Chúa Giê Su Ky Tô em có thể tìm thấy sức mạnh để đương đầu với những thử thách của mình.

Giúp đỡ các học viên giảng dạy. Việc tạo cơ hội cho các học viên dạy lẫn nhau có thể giúp các em hiểu rõ hơn và áp dụng những lẽ thật mà các em học được.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên học thuộc lòng Phi Líp 4:13.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Những thử thách và vấn đề giới trẻ đang đối mặt

Cân nhắc để cho học viên viết lên trên bảng câu trả lời của các em cho câu hỏi đầu tiên dưới đây để tham khảo cho suốt buổi học.

  • Một số vấn đề và thử thách chung mà giới trẻ đang đối mặt trong khu vực của các em là gì?

  • Những vấn đề và thử thách nào trong số đó mà các em nghĩ giới trẻ không thể tự vượt qua? Tại sao?

Trong nhật lý ghi chép việc học tập của mình, hãy xác định những thử thách và vấn đề của chính em và giải thích tại sao chúng lại khó khăn đối với em. Bao gồm cả những suy nghĩ về việc làm sao em cần giúp đỡ để vượt qua chúng.

Trong bài học này em sẽ có cơ hội để chuẩn bị và giảng dạy một bài học ngắn sử dụng các bức thư của Phao Lô gửi cho người Phi Líp và Cô Lô Se. Khi em học tập những bức thư này, hãy tìm kiếm cách mà những lời của Phao Lô có thể giúp đỡ em và những người khác biết trông cậy vào Chúa Giê Su Ky Tô trong những thời gian khó khăn.

Hãy cân nhắc mời một học viên đọc to hoặc tóm tắt đoạn tiếp theo để giúp cả lớp hiểu được bối cảnh của các sách Phi Líp và Cô Lô Se.

Sứ Đồ Phao Lô đã đối mặt với nhiều vấn đề và thử thách. “Phi Líp và Cô Lô Se có lẽ đều được viết khi Phao Lô bị giam giữ ở Rô Ma, nhưng đáng chú ý là trong khoảng thời gian khó khăn này, Phao Lô đã viết về ‘sự bình an của Ðức Chúa Trời, vượt quá mọi khả năng hiểu biết’ ( Phi Líp 4:7). Hai bức thư này luôn tích cực và lạc quan, và chúng chứa đứng một vài những lời giảng dạy rõ ràng và chân thành nhất của Phao Lô về Chúa Giê Su Ky Tô. Phao Lô đã dạy rằng nếu chúng ta sống với đức tin và lòng biết ơn, Chúa có thể đẩy mạnh chính nghĩa của phúc âm qua chúng ta—bất kể hoàn khi chúng ta có thể đang ở trong hoàn cảnh nào— và điều đó bằng việc xây dựng trên nền móng của Chúa Giê Su Ky Tô chúng ta có thể tránh bị dẫn dắt lạc lối bởi triết lý và truyền thống của thế gian” (Sách Học Kinh Tân Ước dành cho Học Viên [năm 2014], trang 433; xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Phi Líp, Bức Thư Gửi Cho Người ” và “Cô Lô Se, Bức Thư Gửi Cho Người,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Nếu như học viên đã được mời để ghi nhớ Phi Líp 4:13 để chuẩn bị cho buổi học này, thì hãy mời một hoặc nhiều học viên đọc thuộc lòng câu thánh thư bây giờ.

Hãy đọc Phi Líp 4:13 và tìm kiếm xem Phao Lô đã chia sẻ gì về tầm quan trọng của Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc đời của ông.

  • Em nghĩ tại sao điều này là một lời giảng dạy quan trọng cần phải biết?

1:17

Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta trong những thử thách

Hãy nghĩ về những vấn đề và thử thách mà giới trẻ trong khu vực của em đang phải đối mặt, cũng như những thử thách của chính mình. Sử dụng các bước A, B, và C bên dưới để chuẩn bị cho một bài học năm phút. Hãy tập trung vào những điều em có thể giảng dạy về Chúa Giê Su Ky Tô mà có thể giúp em và những người khác vượt qua các thử thách.

Hãy trưng ra đại cương bài học và các chỉ dẫn sau đây để giúp học viên chuẩn bị cho bài học của các em. Khi các học viên đang làm việc, hãy di chuyển quanh phòng và giúp đỡ các em nếu cần thiết. Cho các em đủ thời gian để chuẩn bị cho bài học của mình.

Học viên có thể tự chuẩn bị bài học hoặc làm theo cặp để hoàn thành hoạt động này. Từng học viên trong nhóm hai người có thể tự học một nửa đoạn, sau đó thảo luận đoạn mình học với bạn còn lại. Sau đó hai em có thể chuẩn bị và giảng dạy bài học cùng nhau.

A. Học tập các đoạn sau, tìm kiếm các lẽ thật mà các em thấy rằng sẽ giúp ích cho mình và những người khác:

Phi Líp 2:5–8 ; 3:20–21 ; 4:6–7

Cô Lô Se 1:12–18 ; 3:1–2, 12–17, 23–24

B. Chọn một câu hoặc một nhóm câu và xác định một lẽ thật các em có thể giảng dạy về phúc âm của Đấng Cứu Rỗi. Ví dụ, một lẽ thật được tìm thấy trongCô Lô Se 1:12–14Cha Thiên Thượng gửi Vị Nam Tử của Ngài đến để chúng ta có thể được giải thoát khỏi bóng tối và được tha thứ tội lỗi.

C. Bao gồm một hoặc nhiều yếu tố sau đây trong bài học của em:

  • Chia sẻ một kinh nghiệm mà các em có hoặc của một người khác mà minh họa lẽ thật này. Mời những người các em dạy cũng chia sẻ kinh nghiệm. Các em cũng có thể chia sẻ những vị dụ hoặc kinh nghiệm trong thánh thư hay các bài nói chuyện trong đại hội trung ương. Ví dụ, những kinh nghiệm mà liên quan đến lẽ thật được bôi đậm ở trên có thể tập trung vào Đấng Cứu Rỗi tha thứ cho ai đó hay giải thoát họ khỏi bóng tối.

  • Tìm kiếm các phần tham khảo chéo hữu ích. Ví dụ, cho lẽ thật được bôi đậm ở trên, các em có thể chia sẻ Mô Si A 16:9 hay 2 Phi E Rơ 2:9. Mời những người giảng dạy để tìm kiếm thêm các phần tham khảo chéo bằng cách sử dụng các nguồn tài liệu như Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.

  • Tìm một lời phát biểu hữu ích của một vị lãnh đạo Giáo Hội. Ví dụ, lẽ thật được bôi đậm được minh họa bởi lời phát biểu sau đây của Chị Reyna I. Aburto thuộc Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ:

Ảnh chân chung chính thức của Chị Reyna Aburto. Được chụp năm 2017.

Nếu các chị em liên tục bị bao quanh bởi “đám sương mù đen tối ” [ 1 Nê Phi 8:23 ], thì hãy tìm đến Cha Thiên Thượng. Không có điều gì các chị em đã trải qua có thể thay đổi lẽ thật vĩnh cửu rằng các chị em là con của Ngài và rằng Ngài yêu thương các chị em. Hãy nhớ rằng Đấng Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi và Cứu Chuộc của các chị em, và Thượng Đế là Đức Chúa Cha của các chị em. Hai Ngài hiểu các chị em. Hãy hình dung ra Hai Ngài ở gần các chị em, lắng nghe và hỗ trợ các chị em. “[Hai Ngài] sẽ an ủi các chị em trong những lúc đau khổ của các chị em.” [ Gia Cốp 3:1 ]. Hãy làm mọi điều mình có thể và tin cậy nơi ân điển chuộc tội của Chúa.

(Reyna I. Aburto, “Dẫu Khi Nắng Mưa Xin ở Cùng Với Tôi Hoài!Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 58–59)

Hãy mời những học viên nào sẵn lòng để giảng dạy lớp học. Ngoài ra, mời các nhóm nhỏ học viên để giảng dạy lẫn nhau bài học của mình.

Hãy khuyến khích học viên thành thật và nỗ lực hết sức mình khi các em giảng dạy và được giảng dạy. Mời các em tìm kiếm sự giúp đỡ cho những thử thách của chính mình khi các em chú ý lắng nghe bài giảng của các bạn cùng lớp.

Khi chúng ta giảng dạy và học hỏi bằng Thánh Linh, chúng ta được củng cố (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 50:22–23). Trong nhật ký ghi chép việc học tập của em, hãy viết ra những điều em học và cảm nhận được mà có thể giúp em nhận được sức mạnh từ Chúa Giê Su Ky Tô khi đối mặt với những thử thách của mình. Tìm kiếm sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng qua Đức Thánh Linh để xác định điều gì Ngài muốn em làm để nhận được sức mạnh của Đấng Cứu Rỗi. Làm theo những sự thúc giục nào em nhận được.

Khuyến khích các học viên giảng dạy bài học của họ cho gia đình mình tại nhà. Có thể sẽ hữu ích để gửi một tin nhắn cho các bậc cha mẹ biết về bài học này để họ có thể khích lệ học viên để giảng dạy tại nhà.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Phi Líp 2:12–13 . Phao Lô có dạy rằng chúng ta cần phải tự mình có được sự cứu rỗi không?

Mặc dù những hành động cho thấy đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô là thiết yếu, điều quan trọng là phải nhận ra rằng chúng ta sẽ không thể nào tự “có được” sự cứu rỗi (xin xem 2 Nê Phi 2:8 ; Mô Si A 2:24 ; An Ma 22:14). Trong Phi Líp 2:13 giải thích rằng Thượng Đế làm việc trong chúng ta để giúp chúng ta thực hiện những điều mà chúng ta không thể tự làm được (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Ân Điển,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Sự giúp đỡ và sức mạnh này thường được gọi là ân điển của Đấng Cứu Rỗi và là quyền năng mà nhờ đó Ngài cứu rỗi chúng ta (xin xem Ê Phê Sô 2:8).

Xem Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ trong video “Được Phước Lành Nhiều” từ mã thời gian 0:00 đến 5:39 để học hỏi thêm về chủ đề này.

2:3
19:10

Phi Líp 4:13. “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng Ky Tô” có nghĩa là gì?

Chị Michelle D. Craig thuộc Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ đã giải thích:

Ảnh chân dung chính thức của Michelle D. Craig.

Dĩ nhiên, tất cả chúng ta sẽ thiếu tiềm năng thiêng liêng của mình, và có một số lẽ thật trong việc nhận biết rằng một mình chúng ta thì không có đủ. Nhưng điều đáng mừng của phúc âm là với ân điển của Thượng Đế, chúng ta đủ. Với sự giúp đỡ của Đấng Ky Tô, chúng ta có thể làm được mọi điều [ Phi Líp 4:13 ]. Thánh thư hứa rằng chúng ta sẽ “tìm đến ân điển để giúp đỡ trong lúc hoạn nạn” [Hê Bơ Rơ 4:16 ].

(Michelle D. Craig, “Chưa Hài Lòng về Nếp Sống Thuộc Linh của Mình,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 54)

Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã dạy:

Ảnh chân dung chính thức của Chủ Tịch Dallin H. Oaks được chụp vào tháng Ba năm 2018.

Khi nói về một số thử thách của ông trên trần thế, Sứ Đồ Phao Lô đã viết: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” ( Phi Líp 4:13).

Và chúng ta thấy rằng nhờ vào Sự Chuộc Tội của Ngài, Đấng Cứu Rỗi đã có quyền năng để cứu giúp–giúp đỡ—mọi nỗi đau đớn và hoạn nạn của người trần thế. Đôi khi quyền năng của Ngài chữa lành một sự yếu đuối, nhưng thánh thư và những kinh nghiệm của chúng ta dạy rằng đôi khi Ngài cứu giúp hoặc giúp đỡ bằng cách ban cho chúng ta sức mạnh hay lòng kiên nhẫn để chịu đựng những yếu đuối của mình.

(Dallin H. Oaks, “Được Củng Cố bởi Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô”, Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 62)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Phi Líp 2:12–13 . Việc làm, ân điển, và sự cứu rỗi

Phi Líp 2:12–13 có thể là một đoạn khó khăn. Mời học viên nghiên cứu kỹ và xác định Phao Lô giảng dạy điều gì. Cân nhắc mời các em nghiên cứu thông tin trong “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” trong phần Phi Líp 2:12–13 và phần mở đầu cho đoạn này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân vàGia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023. Yêu cầu các em giải thích điều các em tìm kiếm được mà đã giúp các em hiểu rõ hơn giáo lý quan trọng về công việc, ân điển, và sự cứu rỗi. Mời các em để chia sẻ cách mà sự hiểu biết này củng cố đưc tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô và tình yêu thương dành cho Ngài.

Cô Lô Se 1:9-18 . Vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô

Mời học viên tìm kiếm trong những câu thánh thư này các tên gọi, danh hiệu, và vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô. Học viên có thể được mời để chia sẻ các ví dụ từ trong thánh thư, trong cuộc sống của các em, hay của những người các em biết mà trong đó Đấng Cứu Rỗi đã minh họa những tên gọi, vai trò, hay danh hiệu này. Mời học viên chia sẻ một vai trò mà ý nghĩa nhất đối với các em và làm sao điều đó ảnh hưởng đến những cảm nghĩ của các em đối với Chúa Giê Su Ky Tô.

Cô Lô Se 2:6. Bước đi trong Đấng Ky Tô

Mời học viên chia sẻ xem chúng nghĩ việc “bước đi … Trong [Đấng Ky Tô]” có nghĩa là gì (Cô Lô Se 2:6). Mời các em nghiên cứu các đoạn sau đây, tìm kiếm xem bước đi trong Đấng Ky Tô có nghĩa là gì: Cô Lô Se 1:9–18 ; Cô Lô Se 2:6 ; Cô Lô Se 3:1–11 . Các em cũng có thể nghiên cứu lời phát biểu này từ Chủ Tịch Henry B. Eyring:

Ảnh chân dung chính thức của Chủ Tịch Henry B. Eyring.

Bước đi cùng Chúa có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là làm những điều mà Ngài làm, để phục vụ theo cách Ngài phục vụ. Ngài đã hi sinh những tiện nghi của chính mình để ban phước cho những người hoạn nạn, vậy nên đó là những điều chúng ta cố gắng để làm. Ngài dường như chú ý đặc biệt đến những người bị làm ngơ và thậm chí xa lánh bởi cộng đồng, vậy nên chúng ta cũng nên cố gắng làm vậy. Ngài mạnh dạn làm chứng nhưng đầy yêu thương giáo lý chân chính Ngài nhận được từ Đức Chúa Cha, ngay cả khi điều đó không phổ biến, và chúng ta cũng nên vậy. Ngài nói với tất cả mọi người rằng, “Hãy đến với ta” ( Ma Thi Ơ 11:28), và chúng ta nói với tất cả mọi người rằng, “Hãy đến với Ngài.”

(Henry B. Eyring, “Hãy Đến cùng Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 84)

Mời học viên chia sẻ những tìm kiếm của các em và tìm kiếm sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng để tạo một kế hoạch cho các em có thể bước đi trong Đấng Ky Tô một cách trọn vẹn hơn.