Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 21


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 21

Áp Dụng Các Đoạn Thông Thạo Giáo Lý

Young adults looking at the scriptures.

Một mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp em hiểu rõ những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi và có thể giải thích những lời giảng dạy đó bằng lời riêng của em và áp dụng vào cuộc sống. Bài học này sẽ cho em cơ hội tập áp dụng một số đoạn thông thạo giáo lý trong Kinh Tân Ước vào nhiều tình huống khác nhau.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chọn một đoạn thông thạo giáo lý cụ thể trong Kinh Tân Ước đã giúp ích cho các em và chuẩn bị chia sẻ với cả lớp về cách đoạn đó đã giúp ích cho các em ra sao.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Ôn lại các đoạn thông thạo giáo lý

Có thể cần dạy bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo thời khóa biểu do vị giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hay khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Cân nhắc mời học viên đố nhau hoặc sử dụng phương pháp khác để ôn lại các đoạn thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt. Học viên có thể sử dụng Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022) hoặc ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý để ôn lại các đoạn này. Có thể sử dụng các đoạn thông thạo giáo lý khác thay cho các đoạn sau đây.

Ôn lại các phần tham khảo thánh thư và các cụm từ thánh thư then chốt của các đoạn thông thạo giáo lý sau đây. Hãy suy ngẫm về cách để áp dụng giáo lý trong mỗi đoạn này vào cuộc sống của em.

Hê Bơ Rơ 12:9 : Cha Thiên Thượng là “Cha về phần hồn.”

Gia Cơ 1:5–6 : “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời.”

Gia Cơ 2:17–18 : “Đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết.”

1 Phi E Rơ 4:6 : “Tin Lành cũng đã giảng ra cho kẻ chết.”

Khải Huyền 20:12 : “Những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm.”

Áp dụng giáo lý được giảng dạy trong các đoạn thông thạo giáo lý

Cuốn sách nhỏ Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ đưa ra lời khuyên sau đây: “Hãy đọc thánh thư hằng ngày và áp dụng điều các em đọc được vào cuộc sống của mình. Thánh thư là nguồn gốc vững mạnh của sự mặc khải cá nhân và sự hướng dẫn cũng như là một sức mạnh liên tục cho chứng ngôn của các em” ([năm 2011], trang 42).

  • Em làm những việc gì để giúp em áp dụng những điều học được trong thánh thư vào cuộc sống của mình?

Học viên có thể dựa vào phần chuẩn bị cho buổi học khi trả lời câu hỏi sau đây.

  • Đoạn thông thạo giáo lý nào đã giúp em trong cuộc sống của mình? Đoạn đó đã giúp em như thế nào?

Bài tập sau đây sẽ giúp em tập áp dụng một số đoạn thông thạo giáo lý vào cuộc sống của chính mình. Khi em hoàn thành bài tập này, hãy mở lòng để tiếp nhận sự mặc khải cá nhân. Đức Thánh Linh có thể soi dẫn cho em bằng những suy nghĩ hoặc ý tưởng về cách em có thể áp dụng thánh thư vào cuộc sống của chính mình. Hãy chuẩn bị để viết xuống bất kỳ những sự thúc giục nào em nhận được.

Đưa cho mỗi học viên một tờ giấy và mời các em hoàn thành bước một bên dưới. Sau đó, mời học viên chuyển giấy của mình cho một bạn khác trong lớp, người bạn này sẽ hoàn thành bước hai. Tiếp tục chuyển giấy cho các học viên khác để hoàn thành các bước ba và bốn. Học viên cũng có thể hoàn thành sinh hoạt này trên thiết bị kỹ thuật số có ứng dụng nhắn tin.

Trước khi học viên bắt đầu, các em có thể có lợi ích từ một ví dụ như sau: 1. Một học viên tự hỏi liệu Cha Thiên Thượng có biết em ấy là ai không. 2. Hê Bơ Rơ 12:9 có thể hữu ích vì dạy rằng Thượng Đế là Cha Linh Hồn của chúng ta. 3. Một học viên có thể chia sẻ một kinh nghiệm khi em ấy cảm thấy Thượng Đế đã lưu tâm đến mình. 4. Khi tôi nản lòng, tôi có thể nhớ mình là con cái của Thượng Đế.

Nếu học viên cần trợ giúp để nghĩ ra một tình huống thực tế, hãy cân nhắc cung cấp một số ví dụ cho học viên có thể sử dụng.

  1. Hãy mô tả một tình huống thực tế hoặc đặt ra một câu hỏi liên quan đến một hoặc nhiều đoạn thánh thư thông thạo giáo lý trong bài học này ( Hê Bơ Rơ 12:9 ; Gia Cơ 1:5–6 ; Gia Cơ 2:17–18 ; 1 Phi E Rơ 4:6 ; Khải Huyền 20:12).

  2. Nhận ra một đoạn thánh thư thông thạo giáo lý trong Kinh Tân Ước và giải thích cách đoạn thánh thư này có thể giúp các em phản ứng với tình huống hoặc câu hỏi đó.

  3. Chia sẻ một kinh nghiệm liên quan đến giáo lý được dạy trong đoạn này. Đó có thể là kinh nghiệm cá nhân, kinh nghiệm của người các em biết, hoặc kinh nghiệm được ghi lại trong thánh thư.

  4. Chia sẻ cách các em có thể áp dụng giáo lý đó vào cuộc sống của chính mình hoặc điều mà giáo lý đó giúp các em hiểu về Cha Thiên Thượng hoặc Chúa Giê Su Ky Tô.

Khi các học viên đã làm xong, mời các em đọc câu trả lời trên giấy của mình cho cả lớp. Sau đó, học viên có thể chia sẻ những điều mình đã học được khi lắng nghe quan điểm của các học viên khác. Nếu có thời gian, học viên có thể lặp lại bài tập này với các đoạn thông thạo giáo lý khác.

  • Em có thể làm gì trong tuần này để giúp mình áp dụng thánh thư vào cuộc sống?

  • Việc này giúp em đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn ra sao?

Hãy khuyến khích học viên đọc thánh thư hằng ngày và áp dụng những điều các em đang học vào cuộc sống của chính mình. Làm chứng về những phước lành của việc học thánh thư hằng ngày.