Lớp Giáo Lý
Phi Líp; Cô Lô Se


Phi Líp; Cô Lô Se

Khái Quát

Trong thời gian bị cầm tù ở Rô Ma, Phao Lô đã viết thư cho Các Thánh Hữu ở Phi Líp và Cô Lô Se và dạy họ tìm đến Chúa Giê Su Ky Tô để có sức mạnh. Ông dạy rằng Chúa Giê Su Ky Tô là nguồn gốc của sự bình an và niềm hân hoan và ông nhấn mạnh những điều Các Thánh Hữu có thể làm để cảm thấy niềm vui và “sự bình an của Đức Chúa Trời” (Phi Líp 4:7). Ông cũng nhắc nhở họ “tin Chúa cách vững vàng không núng” (Cô Lô Se 1:23) và “châm rễ và lập nền” (Cô Lô Se 2:7) trong Đấng Ky Tô.

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

Phi Líp và Cô Lô Se

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên nhận ra rằng nhờ Chúa Giê Su Ky Tô, các em có thể tìm thấy sức mạnh để đương đầu với thử thách.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên học thuộc lòng Phi Líp 4:13 .

  • Nội dung cần trưng ra: Những hướng dẫn để học viên hoàn thành bài học trong năm phút (bao gồm cả các ví dụ)

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Mời học viên tắt âm thanh và video khi chuẩn bị bài học. Sau thời gian quy định, hãy yêu cầu các em bật lại video và âm thanh, đồng thời xếp học viên vào các phòng họp nhỏ. Mời một hoặc hai học viên sẵn sàng dạy bài học của các em cho nhóm nhỏ hơn.

Phi Líp 3

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của việc hy sinh để được biết Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Học viên chuẩn bị: Nếu có thể, hãy mời học viên thu thập câu chuyện từ những người trong gia đình hoặc tổ tiên, là những người đã hy sinh để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô. Khuyến khích các em chuẩn bị trước buổi học để chia sẻ những kinh nghiệm này với cả lớp.

Phi Líp 4

Mục đích của bài học: Học viên sẽ tìm cách nhận ra những cách thức các em có thể nhận được thêm niềm vui và sự bình an qua Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống của chính mình.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên hỏi một vài người bạn hoặc những người trong gia đình về cách thức Chúa Giê Su Ky Tô mang lại cho họ sự bình an và niềm vui trong cuộc sống.

  • Nội dung cần trưng ra: Hình ảnh của Phao Lô và những trở ngại, rào cản có thể ngăn ông có được bình an và hạnh phúc

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc cho học viên sử dụng tính năng bảng trắng để thêm ý kiến của các em trên màn hình khi các em liệt kê những cách thức để tìm thấy thêm niềm vui và sự bình an nhờ Đấng Ky Tô.

Cô Lô Se 1–2

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên nhận ra những thế lực đe dọa đức tin của mình và những cách thức các em có thể trở nên vững vàng hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên vẽ hoặc chụp ảnh một loại cây ăn quả các em yêu thích và mang ảnh đó đến lớp. Yêu cầu học viên nghĩ về những bài học thuộc linh chúng ta có thể học được từ cây cối.

  • Gợi ý giảng dạy qua việc học trực tuyến: Cân nhắc sử dụng tính năng vẽ hoặc bảng trắng và mời học viên vẽ một cái cây vững chắc châm rễ trong Đấng Ky Tô và ghi chú vào cây đó trong quá trình học.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 21

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ mang đến cho học viên cơ hội tập áp dụng các đoạn thông thạo giáo lý trong Kinh Tân Ước vào nhiều hoàn cảnh khác nhau.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên chọn một đoạn thông thạo giáo lý cụ thể trong Kinh Tân Ước đã giúp ích cho các em và chuẩn bị chia sẻ với cả lớp về cách đoạn đó đã giúp ích ra sao cho các em.

  • Học cụ cho học viên: Một tờ giấy trắng và một cây viết cho mỗi học viên

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Có thể xếp học viên vào các phòng họp nhỏ để thảo luận các bước từ 1 đến 4 trong sinh hoạt viết thông thạo giáo lý. Để tạo cơ hội cho học viên làm việc với nhiều bạn cùng lớp, với mỗi câu hỏi, hãy cân nhắc xếp các em vào một phòng họp nhỏ khác nhau.