Lớp Giáo Lý
Phi Líp 4


Phi Líp 4

Tìm Thấy Niềm Vui và Sự Bình An nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Hình Ảnh
Young woman pondering.

Điều gì mang lại cho em sự bình an và niềm an ủi trong những lúc căng thẳng và thử thách? Trong bức thư gửi cho các tín hữu người Phi Líp, Phao Lô thường nói về niềm vui và sự bình an. Khi kết thúc bức thư này, Phao Lô dạy rằng Chúa Giê Su Ky Tô là nguồn gốc của sự bình an và niềm hân hoan, đồng thời nhấn mạnh những điều Các Thánh Hữu có thể làm để cảm thấy niềm vui và “sự bình an của Đức Chúa Trời” (Phi Líp 4:7). Trong khi nghiên cứu, hãy tìm cách nhận ra những cách thức em có thể nhận được thêm niềm vui và sự bình an qua Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống của chính mình.

Các bài tập yêu cầu viết câu trả lời. Việc mời học viên trả lời các câu hỏi khuyến khích các em suy ngẫm và viết xuống câu trả lời có thể giúp các em hiểu sâu hơn và làm sáng tỏ những suy nghĩ của các em. Khi học viên trả lời các câu hỏi bằng cách viết xuống trước khi chia sẻ những suy nghĩ của các em với cả lớp, học viên sẽ có thời giờ để sắp xếp ý kiến của các em và nhận được những ấn tượng từ Đức Thánh Linh.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên hỏi một vài người bạn hoặc những người trong gia đình về cách thức Chúa Giê Su Ky Tô mang lại cho họ sự bình an và niềm vui trong cuộc sống.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Sinh hoạt sau đây nhằm giúp học viên nhận ra những điều ngăn cản các em có được sự bình an và hạnh phúc. Sinh hoạt này cũng giúp học viên đánh giá nơi nào các em có thể đến để tìm thấy nhiều sự bình an và hạnh phúc hơn. Cân nhắc trưng ra hình ảnh này hoặc tạo lại hình ảnh đó cho học viên xem.

Những thử thách của Phao Lô

Xem xét hình ảnh sau đây tượng trưng cho Sứ Đồ Phao Lô và một số thử thách cũng như những lo lắng có thể có của ông. Hãy nhớ rằng ngoài những thử thách này, Phao Lô còn đang bị quản thúc trong khi viết thư cho Các Thánh Hữu người Phi Líp. Suy ngẫm xem những thử thách này có thể là trở ngại như thế nào đối với cảm giác bình an và vui mừng của Phao Lô.

Hình Ảnh
New Testament Seminary Teacher Manaul - 2023

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy vẽ một hình tròn có một hình người que hoặc hình người bằng nét vẽ đơn giản tượng trưng cho em, giống như của Phao Lô. Bên ngoài hình tròn, hãy liệt kê một số lo lắng hoặc băn khoăn của riêng em mà đôi khi có thể khiến em khó cảm thấy bình an và niềm vui.

Cân nhắc xem những câu hỏi nào sau đây là phù hợp nhất để thảo luận trong lớp và những câu hỏi nào là phù hợp nhất để học viên trả lời trong nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Mọi người phải tìm ở đâu để tìm thấy bình an và niềm vui nhiều hơn trong cuộc sống này? Em tìm kiếm sự bình an và niềm vui ở đâu? Em đã thành công trong nỗ lực của mình chưa?

Một sứ điệp về niềm vui và sự bình an

Mặc dù bị quản thúc và phải đương đầu với những thử thách khác, Phao Lô thường xuyên nói về niềm vui và sự bình an trong bức thư gửi cho người Phi Líp. Trong khi Phao Lô nói với những người Phi Líp rằng ông đã tìm thấy niềm vui lớn lao nhờ lòng nhân từ và sự quan tâm của họ dành cho ông (xin xem Phi Líp 4:1, 10, 14–16), ông luôn luôn nhắc họ về nguồn gốc mang lại cho ông niềm vui tột bậc.

Hãy đọc Phi Líp 4:4, 10, 13 và cân nhắc đánh dấu người mà Phao Lô cho là cội nguồn của niềm vui và sức mạnh của ông.

  • Em nghĩ tại sao Phao Lô thường xuyên nói đến Chúa Giê Su Ky Tô là nguồn gốc của sức mạnh, niềm vui và sự bình an của ông?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy về lý do Chúa Giê Su Ky Tô là nguồn gốc của sự bình an và niềm vui.

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Anh chị em thân mến, niềm vui mà chúng ta cảm thấy không tùy thuộc vào hoàn cảnh sống của chúng ta mà mọi điều đều tùy thuộc vào điểm tập trung của cuộc sống chúng ta.

Khi điểm tập trung của cuộc sống chúng ta là vào kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế và Chúa Giê Su Ky Tô cùng phúc âm của Ngài … thì chúng ta có thể cảm thấy niềm vui bất kể điều gì đang xảy ra—hoặc không xảy ra—trong cuộc sống của mình. Niềm vui đến từ Ngài và vì Ngài. Ngài là nguồn gốc của tất cả mọi niềm vui. …

Giống như Đấng Cứu Rỗi ban cho sự bình an “vượt quá mọi sự hiểu biết,” [ Phi Líp 4:7 ] Ngài cũng ban cho một niềm vui mãnh liệt, sâu đậm, và dồi dào bất chấp luận chứng của con người hoặc nhận thức của người trần thế. Ví dụ, dường như ta không thể cảm thấy được niềm vui khi con cái mắc phải một căn bệnh vô phương cứu chữa, hoặc khi bị mất việc làm, hoặc khi bị chồng hay vợ phản bội. Tuy nhiên đó chính là niềm vui mà Đấng Cứu Rỗi ban cho. Niềm vui của Ngài là liên tục, bảo đảm với chúng ta rằng “những nỗi thống khổ của ngươi sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn mà thôi” [ Giáo Lý và Giao Ước 121:7 ] và là nhằm cho sự lợi ích của chúng ta [xin xem 2 Nê Phi 2:2 ].

(Russell M. Nelson, “Niềm Vui và Sự Sống Còn của Phần Thuộc Linh”, Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 82)

  • Chủ Tịch Nelson đã dạy điều gì có ý nghĩa nhất đối với em? Tại sao?

  • Em nghĩ việc thực sự hiểu và áp dụng lời dạy của Chủ Tịch Nelson có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mình?

  • Chúa Giê Su Ky Tô đã mang lại cho em sự bình an và niềm vui trong cuộc sống như thế nào?

Thỉnh cầu niềm vui do Chúa Giê Su Ky Tô ban tặng

Sinh hoạt sau đây có thể được học viên hoàn thành độc lập hoặc các em có thể nghiên cứu cá nhân và rồi cả lớp cùng nhau tạo ra một bản liệt kê.

Cả Chủ Tịch Nelson lẫn Sứ Đồ Phao Lô đều đưa ra lời khuyên cụ thể về những điều chúng ta có thể làm để thỉnh cầu sự bình an và niềm vui do Chúa Giê Su Ky Tô mang lại.

Hãy đọc Phi Líp 4:6–9, 11 và lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Nelson, tìm kiếm cách chúng ta có thể tìm thấy sự bình an và niềm vui nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Em có thể muốn đánh dấu trong thánh thư của em hoặc liệt kê trong nhật ký ghi chép việc học tập những điều em tìm thấy. Lưu ý rằng Joseph Smith gọi Phi Líp 4:8 là “lời khuyên răn của Phao Lô” và đưa lời khuyên này vào tín điều thứ mười ba.

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Vậy thì, làm thế nào chúng ta có thể thỉnh cầu niềm vui đó? Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách “nhìn xem Đức Chúa Giê Su, là cội rễ và cuối cùng của đức tin” [ Hê Bơ Rơ 12:2 ] “trong mọi ý nghĩ” [ Giáo Lý và Giao Ước 6:36 ]. Chúng ta có thể tạ ơn Ngài trong lời cầu nguyện của mình và bằng cách tuân giữ các giao ước mà chúng ta đã lập với Ngài và Cha Thiên Thượng. Khi Đấng Cứu Rỗi càng ngày càng trở nên [thật] hơn đối với chúng ta và khi cầu xin niềm vui của Ngài được ban cho chúng ta, thì niềm vui của chúng ta sẽ gia tăng.

(Russell M. Nelson, “Niềm Vui và Sự Sống Còn của Phần Thuộc Linh”, Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 82)

Trước hoặc trong khi học viên thực hiện sinh hoạt học tập sau đây, hãy cân nhắc mời các em nghe, hát hoặc đọc lời của một bài thánh ca có liên quan đến đề tài về sự bình an. Để biết ý tưởng về các bài thánh ca để sử dụng, xin xem Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trên trang ChurchofJesusChrist.org.

Hãy xem xét bản liệt kê hoặc ghi chú từ nghiên cứu của em về sách Phi Líp và những lời của Chủ Tịch Nelson, suy ngẫm xem điều gì nổi bật nhất đối với em và tại sao. Nhận ra một nguyên tắc và viết nguyên tắc đó vào nhật ký cùng với phần tham khảo thánh thư cho nguyên tắc đó. Lẽ thật được in đậm của em có thể bắt đầu như thế này:

Tôi có thể hân hoan và nhận được nhiều sự bình an của Thượng Đế hơn khi tôi…

Hãy tìm kiếm sự soi dẫn từ Thánh Linh để gia tăng sự hiểu biết của em về lẽ thật được em tìm thấy khi nghiên cứu thêm. Một số cách thức em có thể làm điều này bao gồm:

  • Tìm kiếm các phần tham khảo chéo dẫn đến các câu thánh thư có liên quan. Những phần tham khảo chéo này có thể là các đoạn thông thạo giáo lý hoặc các câu thánh thư trong phần cước chú. Cân nhắc viết những phần tham khảo thánh thư này gần câu mà em đã nhận ra nguyên tắc đó.

  • Xem lại Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ (cuốn sách nhỏ, năm 2011), tập trung vào “Lòng Biết Ơn”, “Tính Thành Thật và Liêm Chính” hoặc các tiêu chuẩn khác liên quan đến nguyên tắc mà em đã nhận ra.

Hãy tạo cơ hội cho học viên chia sẻ những điều các em đã học được. Tiếp tục đặt ra những câu hỏi để có thể giúp các em áp dụng những điều đã học được, chẳng hạn như sau:

  • Làm thế nào việc áp dụng nguyên tắc này có thể giúp các em tìm thấy niềm vui và sự bình an? Các em có thể làm gì để trông cậy vào sự trợ giúp và quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để thực hiện điều này?

  • Cuộc sống của các em có thể thay đổi về các phương diện nào khi các em cảm nhận được niềm hy vọng gia tăng và “sự bình an của Đức Chúa Trời”?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tôi có thể làm điều gì khi thấy khó để tìm thấy sự bình an và hy vọng?

Làm thế nào tôi có thể tìm thấy sự bình an nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Anh Cả Ulisses Soares thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Elder Ulisses Soares, Quorum of the Twelve Apostles official portrait.

Việc tìm kiếm Đấng Ky Tô trong mọi ý nghĩ và noi theo Ngài bằng tất cả tấm lòng của mình đòi hỏi chúng ta phải làm cho tâm trí và ý muốn của mình hòa hợp với ý muốn của Ngài. Thánh thư gọi sự hòa hợp này là “đứng vững trong Chúa” [ Phi Líp 4:1 ]. Hành động này ngụ ý rằng chúng ta phải luôn luôn sống hòa hợp với phúc âm của Đấng Ky Tô và tập trung vào mọi điều tốt đẹp hằng ngày. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể đạt được “sự bình an của Đức Chúa Trời, vượt quá mọi sự hiểu biết” mà sẽ “gìn giữ lòng và ý tưởng [của chúng ta] trong Chúa Giê Su Ky Tô” [ Phi Líp 4:7 ].

(Ulisses Soares, “Tìm Kiếm Đấng Ky Tô trong Mọi Ý Nghĩ”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 82–83)

Chị Jean B. Bingham, Chủ Tịch Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã dạy:

Hình Ảnh
Official Portrait of Sister Jean B. Bingham. Photographed in 2017.

Chúa Giê Su Ky Tô cũng là nguồn bình an. Ngài mời gọi chúng ta “tựa vào sức mạnh [của Ngài]” [“Lean on My Ample Arm,” Hymns, số 120] và hứa ban cho “sự bình an … vượt quá mọi sự hiểu biết” [ Phi Líp 4:7 ], một cảm giác nảy sinh khi Thánh Linh của Ngài “phán sự bình an vào tâm hồn chúng ta” [ An Ma 58:11 ] bất kể những thử thách bao quanh chúng ta. Cho dù đó là những đấu tranh của cá nhân, những khó khăn của gia đình hay những cuộc khủng hoảng trong cộng đồng, thì [sự] bình an cũng sẽ đến khi chúng ta tin tưởng rằng Con Trai Độc Sinh của Thượng Đế có quyền năng để xoa dịu tâm hồn đau thương của chúng ta.

(Jean B. Bingham, “Hầu Cho Sự Vui Mừng của Các Ngươi Được Trọn Vẹn”, Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 86)

Những phước lành nào sẽ đến khi tôi tìm kiếm sự bình an nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Anh chị em thân mến, giờ đây tôi ban phước cho anh chị em được tràn đầy sự bình an của Chúa Giê Su Ky Tô. Sự bình an của Ngài vượt quá mọi hiểu biết của người trần thế. Tôi ban phước cho anh chị em với ước muốn và khả năng gia tăng để tuân theo luật pháp của Thượng Đế. Tôi hứa rằng khi làm như vậy, anh chị em sẽ nhận được đầy dẫy phước lành, kể cả việc có nhiều can đảm hơn, sự mặc khải cá nhân gia tăng, sự hòa hợp tuyệt vời hơn trong nhà của anh chị em và niềm vui ngay cả khi đang ở trong tình trạng bất ổn.

(Russell M. Nelson, “Một Tình Trạng Bình Thường Mới”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 119)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Phi Líp 4:8Những Tín Điều 1:13

Cân nhắc cho học viên thời gian để nhận thấy những điểm tương đồng giữa Phi Líp 4:8Những Tín Điều 1:13 . Sau đó, học viên có thể viết một câu “nếu/thì” dựa trên những lời giảng dạy này và lời hứa của Phao Lô trong Phi Líp 4:9 . Ngoài ra, học viên có thể làm điều gì đó như sinh hoạt trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2023 với đề mục “Tôi có thể ‘nghĩ đến’ những điều chân thật, lương thiện, và thanh sạch.”

Tạo một tấm áp phích

Cân nhắc mời học viên tạo một áp phích giống như những áp phích có trong tạp chí Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ dựa trên một trong những lời giảng dạy của Phao Lô trong Phi Líp 4 . Mời học viên chia sẻ những điều các em tạo ra và lý do các em chọn những điều đó.

In