Lớp Giáo Lý
Thông Thạo Giáo Lý: Ma Thi Ơ 11:28–30


Thông Thạo Giáo Lý: Ma Thi Ơ 11:28–30

“Hãy Đến cùng Ta … Ta Sẽ Cho Các Ngươi Được Yên Nghỉ”

Hình Ảnh
A teen girl dealing with the loss of her father and finding faith again.

Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy rằng nếu chúng ta đến cùng Ngài thì Ngài sẽ làm nhẹ bớt gánh nặng của chúng ta và cho chúng ta được nghỉ ngơi.Bài học này sẽ mang đến cho em cơ hội để giải thích sự hiểu biết của mình về giáo lý này bằng cách áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào một tình huống tương tự như những kinh nghiệm mà em có thể có trong cuộc sống của riêng mình.

Thông thạo giáo lý qua sự mặc khải. Anh Cả Kim B. Clark thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã chia sẻ điều sau đây về chương trình thông thạo giáo lý: “Tôi muốn các anh chị em biết và cảm nhận trong lòng mình rằng chương trình này có được là nhờ vào sự mặc khải từ Chúa; đây là một phép lạ. Tôi đã thường suy ngẫm về việc chương trình này đã đến như thế nào, khi nào và tại sao đến. Tôi đã tiến đến việc nhận thức được [chương trình] Thông Thạo Giáo Lý trong bối cảnh lớn hơn của chương trình giáo dục của Giáo Hội và công việc vĩ đại của Chúa trên thế gian” (Kim B. Clark, “Thông Thạo Giáo Lý và Học Hỏi Cặn Kẽ” [buổi họp tối với một Vị Thẩm Quyền Trung Ương, ngày 17 tháng Hai năm 2017], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org).

Học viên chuẩn bị: Mời học viên luyện tập việc ghi nhớ phần tham khảo thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt cho Ma Thi Ơ 11:28–30 (hoặc toàn bộ đoạn nếu các em có thể ghi nhớ được). Yêu cầu học viên suy ngẫm về cách các em có thể áp dụng những điều đã học về khả năng của Chúa Giê Su Ky Tô để nâng đỡ những gánh nặng của mình nếu họ đến cùng Ngài.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bài học thông thạo giáo lý này được thiết kế để dạy sau bài học “Ma Thi Ơ 11:28–30,” là bài học về bối cảnh cho đoạn thông thạo giáo lý Ma Thi Ơ 11:28–30 . Nếu cần chuyển bài học về đoạn thông thạo giáo lý này sang một tuần khác thì hãy nhớ dạy bài học tương ứng này về bối cảnh trong tuần đó.

Học thuộc lòng và giải thích

Tạo cơ hội cho học viên ghi nhớ phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt cho Ma Thi Ơ 11:28–30 (Có thể mời học viên ghi nhớ cả đoạn nếu các em có khả năng.)

Một lựa chọn là viết nội dung sau đây lên trên bảng, rồi mời học viên thực hành nói câu đó với cả lớp hoặc riêng một mình.

“Ma Thi Ơ __:28–__: H__ những k_ mệt mỏi v_ gánh nặng, hãy đến cùng t_, ta sẽ c___ các ngươi được y__ ngh_.”

Ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý cũng có thể giúp em ghi nhớ cụm từ thánh thư then chốt.

Giải thích lẽ thật

Cho học viên cơ hội giải thích giáo lý được dạy trong bài học trước rằng nếu chúng ta đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô thì Ngài sẽ làm nhẹ bớt gánh nặng của chúng ta và cho chúng ta được nghỉ ngơi.

Một cách để thực hiện điều này là trưng ra hình ảnh sau đây và mời học viên nhớ lại ách là gì hoặc giải thích công dụng của một cái ách.

Hãy nhớ lại ách là gì (xem hình ảnh sau đây). Ôn lại Ma Thi Ơ 11:28–30 , và tìm kiếm những lẽ thật mà Đấng Cứu Rỗi đã dạy.

Hình Ảnh
Harvest time, Gujarat, India

Đề cập đến hình ảnh của một cái ách, hãy giải thích Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta với những gánh nặng của mình bằng cách nào. Hãy chắc chắn bao gồm vai trò của chúng ta khi chúng ta hợp tác cùng Đấng Ky Tô.

Thực hành cách áp dụng

Nếu học viên cần ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh, thì hãy cân nhắc mời các em làm việc trong các nhóm ba người. Trong nhóm ba người, mỗi học viên trong nhóm có thể tra cứu một nguyên tắc khác nhau. Sau đó, mỗi người có thể sử dụng lời riêng của mình để giải thích nguyên tắc đó cho nhóm của họ. Trưng ra hoặc phát cho các em sinh hoạt sau đây, và yêu cầu học viên nối nguyên tắc với lời giải thích cho nguyên tắc đó. (Các câu trả lời đúng là 1. C; 2. A; 3. B.)

Nếu cần, hãy ôn lại các nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh bằng cách nghiên cứu các đoạn 5–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2020). Sau đó, hãy ghép mỗi câu sau đây với nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh thích hợp.

1. Việc học cách nhận ra và tránh các nguồn thông tin không đáng tin cậy có thể bảo vệ chúng ta khỏi thông tin sai lạc và khỏi những người tìm cách hủy diệt đức tin.

2. Khi chúng ta tìm cách phát triển sự hiểu biết của mình và giải quyết các mối bận tâm, thì điều quan trọng là chúng ta trông cậy vào chứng ngôn mà chúng ta đã có về Chúa Giê Su Ky Tô, Sự Phục Hồi phúc âm của Ngài, và những lời giảng dạy của các vị tiên tri đã được sắc phong của Ngài.

3. Chúng ta tìm kiếm sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh để nhìn những sự việc giống như Chúa nhìn chúng.

A. Hành động bằng đức tin

B. Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu

C. Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện đã được Chúa quy định

Tình huống

Có thể hữu ích để mời học viên nhớ lại những gánh nặng mà các em đã nghĩ đến trong bài học trước.

Trong hai hoặc ba câu, hãy tạo một tình huống giả định về một người hư cấu ở độ tuổi của em mà đang bị quá tải bởi một gánh nặng. Hãy gồm vào tên, một gánh nặng cụ thể và một hoặc hai chi tiết về cảm giác của người đó.

Cân nhắc mời học viên trao đổi tình huống của họ với nhau. Sau đó, học viên có thể viết một câu trả lời cho tình huống mà họ đã tiếp nhận bằng cách sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Hoặc, để đa dạng hơn, học viên có thể trả lời bằng một nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh trước khi trao đổi tình huống với một học viên khác. Học viên đó có thể trả lời bằng một nguyên tắc khác trước khi trao đổi các tình huống một lần nữa. Các học viên có thể trao đổi các tình huống lần thứ ba để sử dụng cả ba nguyên tắc. Sau đó, mời học viên lấy lại/nhận lại các tình huống mà các em đã viết và xem lại câu trả lời được viết bởi các bạn cùng lớp.

Đạt được sự hiểu biết thuộc linh

Hãy suy ngẫm về cách em có thể sử dụng những nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh nhằm giúp người này trong tình huống đó. Trả lời các câu hỏi sau đây để giúp em.

Hành động bằng đức tin

  • Em đã làm gì để tin cậy Thượng Đế và tìm đến Ngài khi gặp thử thách?

  • Em đã học được bài học nào từ việc thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong quá khứ mà có thể giúp ích cho tình huống này? Bằng cách nào?

Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu

  • Em biết điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà làm cho Ngài có thể giúp nâng đỡ các gánh nặng?

  • Việc đương đầu với những gánh nặng và thử thách trong cuộc sống của chúng ta là một phần quan trọng như thế nào trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng?

Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện đã được Chúa quy định

  • Việc biết giáo lý trong Ma Thi Ơ 11:28–30 có thể giúp ích như thế nào với gánh nặng hoặc thử thách này?

  • Đâu là câu thánh thư hoặc lời phát biểu của các vị tiên tri mà có thể giúp/hữu ích? Bằng cách nào?

Nâng đỡ các gánh nặng

Sử dụng những điều em đã nhận ra, hãy viết thư cho nhân vật trong tình huống của mình. Bao gồm các lẽ thật từ Ma Thi Ơ 11:28–30 và các nguồn khác để mang lại sự an ủi và khích lệ.

Nếu các học viên trao đổi tình huống, thì hãy mời các em chia sẻ thư của mình với người bạn cùng lớp là người đã viết tình huống mà họ đang trả lời.

  • Nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh nào mà em cảm thấy hữu ích nhất trong việc chuẩn bị cho em ứng phó với tình huống này? Tại sao?

Ôn Lại

Giúp học viên ôn lại phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt cho Ma Thi Ơ 11:28–30 .

Một cách để giúp học viên ôn lại là viết nội dung sau đây lên trên bảng. Nếu có, hãy cân nhắc sử dụng ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý. Có thể hữu ích cho học viên khi làm việc với một người bạn cùng lớp, lần lượt lặp lại phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt.

“Ma Thi Ơ __:28–__: H__ những k_ mệt mỏi v_ gánh nặng, hãy đến cùng t_, ta sẽ c___ các ngươi được y__ ngh_.”

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Tình huống khả thi

Cân nhắc chia sẻ tình huống sau đây nếu học viên không thể nghĩ ra một tình huống nào trong sinh hoạt tình huống trong bài học này.

“Bây giờ tôi thực sự căng thẳng. Tôi đang cố gắng gần gũi Chúa, nhưng mọi thứ cứ chồng chất lên nhau. Việc học thì khó khăn, gia đình tôi hiện không ổn và tôi không biết phải giải quyết mọi việc như thế nào. Có vẻ như mọi thứ sẽ chẳng trở nên tốt đẹp hơn. Tôi lo lắng về tất cả những điều đó và tôi không biết phải làm gì.”

In