Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 11:28–30


Ma Thi Ơ 11:28–30

“Ta Sẽ Cho Các Ngươi Được Yên Nghỉ”

Hình Ảnh
Depiction of Jesus embracing Mary and Martha.

Trong suốt giáo vụ của Ngài, Đấng Cứu Rỗi đã giảng dạy luật pháp cao hơn của phúc âm và chữa lành người bệnh. Trước những áp lực chồng chất chống lại Đấng Cứu Rỗi và những lời giảng dạy của Ngài, Ngài đã tố giác sự tà ác và hứa sự yên nghỉ cho tất cả những ai đến cùng Ngài. Bài học này có thể giúp em gia tăng niềm tin rằng Chúa sẽ giúp em vượt qua những thử thách và gánh nặng của mình.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên hỏi một người trong gia đình hoặc bạn bè về việc Đấng Cứu Rỗi đã ban cho họ sự bình an hoặc niềm an ủi như thế nào.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Những gánh nặng và thử thách của em

Có thể thực hiện sinh hoạt sau đây ở trên bảng với cả lớp hoặc có thể mời học viên vẽ các bức tranh của riêng mình.

Vẽ một hình người que tượng trưng cho một thanh thiếu niên. Vẽ một chiếc ba lô trên lưng hình người que để tượng trưng cho những gánh nặng và căng thẳng mà thanh thiếu niên ngày nay phải đương đầu. Viết ít nhất năm gánh nặng hoặc căng thẳng trong số đó vào bên trong, bên trên hoặc xung quanh ba lô.

Mời học viên chia sẻ những gì các em đã vẽ.

Hình Ảnh
Stick man carrying a backpack.

Mời học viên nhắm mắt và suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi sau đây.

  • Trên thang điểm từ một đến năm, với năm là rất tốt và một là không tốt chút nào, em cảm thấy mình đang đương đầu như thế nào với những gánh nặng và sự kiện căng thẳng?

Nếu em chưa làm, thì hãy cân nhắc dành một chút thời gian để mời Cha Thiên Thượng trợ giúp em trong việc tìm ra các nguyên tắc có thể giúp giải quyết những gánh nặng cụ thể mà em hiện đang mang.Đọc Ma Thi Ơ 11:28–30 , tìm kiếm những lẽ thật Đấng Cứu Rỗi đã dạy mà có thể giúp ích cho người nào đó đang bị nặng trĩu những gánh nặng.

Cân nhắc viết câu trả lời của học viên cho các câu hỏi sau đây lên trên bảng gần hình người que.

  • Em đã tìm thấy những lẽ thật nào?

  • Những lẽ thật này có thể giúp một người đang gặp khó khăn như thế nào?

Mặc dù học viên có thể sử dụng các từ khác nhau, hãy đảm bảo là các em hiểu rằng nếu chúng ta đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô thì Ngài sẽ làm nhẹ bớt gánh nặng của chúng ta và cho chúng ta được nghỉ ngơi. Hãy hỏi học viên xem các em có bất kỳ câu hỏi nào về những điều đã học không.

Xem phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung” để có một cách thay thế nhằm giúp học viên tìm hiểu về các cụm từ trong Ma Thi Ơ 11:28–30.

“Hãy gánh lấy ách của ta”

Đôi khi các từ hoặc cụm từ trong thánh thư có thể khó hiểu. Việc tìm hiểu ý nghĩa của những từ và cụm từ có thể giúp chúng ta học được điều Đấng Cứu Rỗi muốn chúng ta biết. Hãy thực hành việc này với cụm từ “Hãy gánh lấy ách của ta” ( Ma Thi Ơ 11:29).

Khuyến khích học viên chia sẻ những điều họ đã biết về cụm từ này bằng cách đặt ra những câu hỏi sau đây: Ách là gì? Ách của Chúa Giê Su Ky Tô là gì? Làm thế nào chúng ta tự mình gánh lấy ách của Đấng Ky Tô?

Sử dụng bất kỳ hoặc tất cả các thông tin sau đây để bổ sung cho sự hiểu biết của học viên.

Trưng ra hình ảnh sau đây.

Hình Ảnh
Harvest time, Gujarat, India

Ách là “một dụng cụ tròng quanh cổ các súc vật hay con người để nối kết súc vật với súc vật hoặc người với người chung với nhau” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Ách ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Những con vật trong bức tranh này đang đeo một cái ách.

Anh Cả Edward Dube thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi kể lại kinh nghiệm sau đây:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Edward Dube. Photographed March 2017.

Vào tháng Mười Hai năm 2015 tại Madziva, Zimbabwe, Naume [vợ tôi] và tôi nhìn thấy một người đàn ông đang cày ruộng với hai con bò đực. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy một con là bò lớn và con kia là bò nhỏ. Tôi thấy hoang mang. Tôi tự hỏi thành tiếng: “Tại sao một người nông dân lại cày ruộng với hai con vật không đồng đều trong cùng một cái ách?”

Mẹ của Naume, người đang đứng gần đó, chỉ vào cái ách. Tôi nhìn kỹ hơn và thấy các dây kéo [bằng thừng hoặc xích] nối cái ách với con bò nhỏ. Con bò lớn đang kéo hết sức, và con bò nhỏ đang được tập luyện, học cách cày bừa.

(Edward Dube, “Learn of Me”, Liahona, tháng Mười năm 2020, Các Trang Địa Phương Vùng Đông Nam Châu Phi, ChurchofJesusChrist.org)

  • Mối quan hệ của chúng ta với Đấng Cứu Rỗi có thể giống như mối quan hệ giữa con bò lớn và con bò nhỏ như thế nào?

  • Làm thế nào việc biết được ý nghĩa của từ ách giúp gia tăng sự hiểu biết của em về điều mà Đấng Ky Tô cảm thấy về em?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ nói:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Edward Dube. Photographed March 2017.

Việc lập và tuân giữ các giao ước thiêng liêng kết nối/buộc cặp chúng ta với Chúa Giê Su Ky Tô.

(David A. Bednar, “Mang Những Gánh Nặng của Họ Một Cách Dễ Dàng,” Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 88)

  • Em nghĩ làm thế nào việc lập và tuân giữ các giao ước kết nối chúng ta với Đấng Cứu Rỗi?

Anh Cả Dube đã giải thích:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Edward Dube. Photographed March 2017.

Khi chúng ta được kết nối với Chúa Giê Su Ky Tô, Ngài chịu đựng gánh nặng, và chúng ta cùng chia sẻ niềm vui của việc lao động. Lời mời gọi của Chúa cho mỗi người chúng ta để tìm hiểu về Ngài là nguồn chắc chắn duy nhất mang lại sự bình an, niềm vui và các câu trả lời cho những ai đang bối rối.

(Edward Dube, “Learn of Me”, Liahona, tháng Mười năm 2020, Các Trang Địa Phương Vùng Đông Nam Châu Phi, ChurchofJesusChrist.org)

  • Làm thế nào mà việc học theo Chúa Giê Su Ky Tô trong năm nay đã giúp em chịu đựng được gáng nặng của mình và mang lại cho em sự bình an và vui vẻ?

Trưng ra tiêu đề của những sinh hoạt sau đây lên trên bảng. Cân nhắc hỏi xem học viên thích nghiên cứu câu nào hơn trong số những lời phát biểu sau đây cùng cả lớp. Hoặc mời học viên chọn một sinh hoạt và tự học, học với một bạn cùng lớp hoặc học trong một nhóm nhỏ. Trưng ra những chỉ dẫn cho các sinh hoạt để học viên có thể xem trong khi học.

Hãy đến cùng Đấng Ky Tô và nhận được sự nghỉ ngơi từ Ngài

Sinh hoạt A: “Hãy đến cùng Ta” ( Ma Thi Ơ 11:28). Làm thế nào tôi có thể đến cùng Đấng Ky Tô?

Để nhận được sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi và sự nghỉ ngơi mà Ngài ban cho, chúng ta phải đến cùng Ngài.

  • Nếu một người nào đó hỏi em ý nghĩa của việc đến cùng Đấng Ky Tô, thì em sẽ nói gì?

Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chỉ ra một số cách mà chúng ta có thể đến cùng Đấng Ky Tô.

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Edward Dube. Photographed March 2017.

Khi chúng ta luôn luôn cầu nguyện cả sáng lẫn tối, học thánh thư hàng ngày, tổ chức buổi họp tối gia đình hàng tuần, và tham dự đền thờ thường xuyên, thì chúng ta đang tích cực đáp lại lời mời gọi của Ngài [để] “đến cùng Ngài.”

(Richard G. Scott, “Hãy Đặt Việc Sử Dụng Đức Tin Làm Ưu Tiên Hàng Đầu của Các Anh Chị Em,” Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 94)

Hình Ảnh
Harvest time, Gujarat, India
  • Em đã làm một số việc gì để đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn? (Điều này có thể bao gồm các giao ước mà em đã lập và tuân giữ.)

  • Em cảm thấy mình có thể làm gì để đến cùng Đấng Ky Tô một cách trọn vẹn hơn và tiếp cận sự trợ giúp thiêng liêng của Ngài?

Sinh Hoạt B: “Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” ( Ma Thi Ơ 11:28). Làm thế nào Đấng Ky Tô có thể nâng đỡ những gánh nặng của tôi?

Một ví dụ hùng hồn về việc Đấng Cứu Rỗi làm nhẹ bớt những gánh nặng được ghi lại trong Sách Mặc Môn. An Ma cùng dân của ông bị bắt cầm tù, bị buộc phải làm việc và bị ngược đãi thậm tệ.

Đọc Mô Si A 24:12–16 .

Hình Ảnh
Harvest time, Gujarat, India
  • Em đã học được gì về những cách mà Đấng Cứu Rỗi có thể giúp em mang gánh nặng của mình?

  • Dân An Ma đã làm gì để tiếp cận sự trợ giúp của Đấng Cứu Rỗi?

  • Việc hiểu được vai trò của chúng ta trong việc tìm đến Đấng Cứu Rỗi có thể giúp một người đang đương đầu với thử thách như thế nào?

Hãy suy ngẫm về những kinh nghiệm của riêng em hoặc kinh nghiệm của những người mà em biết, và ghi lại một ví dụ khi Đấng Cứu Rỗi nâng đỡ một gánh nặng. Hãy nhớ bao gồm những điều em hoặc người nào đó em biết đã làm để tìm đến Đấng Cứu Rỗi và cách mà Ngài đã giúp đỡ.

Sau khi học viên hoàn tất sinh hoạt đã chọn, hãy mời các em chia sẻ những điều họ muốn ghi nhớ. Cân nhắc chia sẻ một chứng ngôn cá nhân hoặc mời học viên chia sẻ chứng ngôn của các em về việc Đấng Cứu Rỗi đã giúp họ như thế nào trong lúc khó khăn.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta như thế nào khi chúng ta đến cùng Ngài?

Anh Cả John A. McCune thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã giải thích một số phước lành có thể đến khi chúng ta đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô.

Hình Ảnh
Official portrait of John A. McCune. Sustained April 6, 2019 as a General Authority Seventy.

Khi chúng ta chấp nhận lời mời của Đấng Cứu Rỗi là “hãy đến mà theo Ta,” thì Ngài sẽ mang đến sự hỗ trợ, an ủi, và bình an, mà đều là cần thiết. … Ngay cả trong những thử thách khó khăn nhất, chúng ta có thể cảm thấy vòng tay ấm áp của tình yêu thương của Ngài khi chúng ta tin cậy Ngài và chấp nhận ý muốn của Ngài.

(John A. McCune, “Hãy đến cùng Đấng Ky Tô—Sống với tư cách là Thánh Hữu Ngày Sau”, Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 36)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Sinh hoạt học tập thay thế

Có thể thực hiện sinh hoạt này vào đầu giờ học. Hãy mang đến lớp một chiếc hộp rỗng hoặc ba lô và các vật nặng để cho vào trong, chẳng hạn như tảng đá lớn hoặc sách. Mời một học viên lên trước lớp và yêu cầu em ấy cầm chiếc hộp rỗng hoặc đeo ba lô vào. Yêu cầu cả lớp trả lời các câu hỏi ở phần đầu bài học. Một học viên khác có thể liệt kê các câu trả lời của các bạn lên trên bảng. Sau mỗi câu trả lời, hãy đặt một vật nặng vào hộp hoặc ba lô cho đến khi đầy.

Cách hiểu các cụm từ trong Ma Thi Ơ 11:28–30

Học viên có thể đọc Ma Thi Ơ 11:28–30 , tìm kiếm và đánh dấu các cụm từ ngắn nổi bật đối với các em. Các ví dụ bao gồm “Hãy đến cùng Ta”, “Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ”, “Linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ”, “Học theo Ta” và “Lòng nhu mì, khiêm nhường.”

Mời học viên chọn một cụm từ và viết cụm từ đó bằng lời riêng của mình. Mời các em tìm một phần tham khảo chéo giúp các em hiểu nghĩa của cụm từ này. Ví dụ, học viên có thể tra cứu các từ đến, an nghỉ, học, hoặc nhu mì trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư. Mời học viên chia sẻ những điều họ đã tìm thấy và điều đó có thể giúp cho ai đó đang phải đương đầu với gánh nặng bằng cách nào.

In