Lớp Giáo Lý
Lu Ca 11:1–13


Lu Ca 11:1–13

“Lạy Chúa, Xin Dạy Chúng Tôi Cầu Nguyện”

Hình Ảnh
Two girls, likely sisters, kneel next to each other at a bed, praying. There are blankets folded up at the head of the bed. Behind them is a wardrobe.

Sau khi nghe Chúa Giê Su cầu nguyện, một môn đồ thưa rằng: Lạy Chúa, xin dạy chúng tôi cầu nguyện” (Lu Ca 11:1). Chúa Giê Su đã đáp lại bằng những lời giảng dạy sâu sắc có thể giúp củng cố mối liên hệ của chúng ta với Cha Thiên Thượng qua lời cầu nguyện. Bài học này có thể giúp cho lời cầu nguyện của em có ý nghĩa hơn.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những điều các em đã thực hiện để làm cho lời cầu nguyện của họ có ý nghĩa hơn.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Chúa dạy về lời cầu nguyện

Cân nhắc việc vẽ một đường ngang lên trên bảng. Viết ở một đầu Cầu nguyện thật dễ và ở đầu bên kia là Cầu nguyện thật khó. Yêu cầu học viên lên bảng và viết một từ hoặc cụm từ vào chỗ nào đó lên trên đường ngang mà mô tả lý do tại sao việc cầu nguyện có thể được cho là dễ hay khó. Chú ý đến câu trả lời của học viên và cho phép sự linh hoạt trong bài học để giải đáp các mối bận tâm và thắc mắc của các em.

Hãy suy ngẫm về câu trả lời cho hai câu hỏi sau đây:

  • Tại sao việc cầu nguyện lại dễ dàng?

  • Tại sao việc cầu nguyện là khó khăn?

Lời cầu nguyện có thể đơn giản và thẳng thắn nhưng cũng sâu sắc và đòi hỏi nhiều nỗ lực. Khi em học từ những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi về lời cầu nguyện, hãy tìm kiếm sự mặc khải về cách em có thể làm cho những lời cầu nguyện của mình có ý nghĩa hơn.Đọc Lu Ca 11:1 , tìm kiếm yêu cầu mà một trong những môn đồ của Đấng Cứu Rỗi đã hỏi Ngài.

Chúa Giê Su đã đáp lại bằng điều được biết đến là Lời Cầu Nguyện của Chúa. Ngài cũng đã đưa ra lời cầu nguyện này trong Bài Giảng trên Núi (xin xem Ma Thi Ơ 6:9–13). Một số người cảm thấy rằng Chúa Giê Su muốn lời cầu nguyện này được học thuộc lòng và lặp đi lặp lại. Nhưng, như Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy, “Lời Cầu Nguyện của Chúa là một mẫu mực để tuân theo chứ không phải là một bài để học thuộc lòng và lặp lặp lại” (“Lessons from the Lord’s Prayers,” Ensign, tháng Năm năm 2009, trang 46). Sau khi Chúa Giê Su ban cho Lời Cầu Nguyện của Chúa như một ví dụ về cách cầu nguyện, Ngài đưa ra những lời giảng dạy khác đầy soi dẫn về lời cầu nguyện.

Tìm hiểu thêm về lời cầu nguyện

Để khám phá những lẽ thật có thể giúp ích cho em, hãy đọc qua các câu hỏi sau đây, chọn một câu hỏi mà em muốn tìm hiểu thêm và đọc các đoạn thánh thư đi kèm.

  • Đấng Cứu Rỗi đã cảnh báo chúng ta không nên làm gì trong lời cầu nguyện của mình? ( Ma Thi Ơ 6:7–8)

Cân nhắc mời học viên trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình hoặc thảo luận về các câu hỏi này với cả lớp.

  • Một lẽ thật mà em học được về lời cầu nguyện từ những câu này là gì?

  • Em đã có những kinh nghiệm gì với lẽ thật này?

  • Em học được điều gì về Cha Thiên Thượng từ những câu này?

Mời một số học viên sẵn sàng chia sẻ câu trả lời của các em. Cân nhắc viết những lẽ thật mà học viên đề cập lên trên bảng.

Cân nhắc sinh hoạt nào trong số ba sinh hoạt sau đây có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của học viên. Cả lớp có thể cùng nhau thực hiện một sinh hoạt hoặc có thể trưng ra những sinh hoạt này để học viên tự chọn sinh hoạt mà các em muốn thực hiện.

Ngoài ra, hãy cân nhắc việc thiết lập các trạm học tập trong phòng học với các sinh hoạt sau đây. Mời học viên đến nghiên cứu tại từng trạm, đi riêng hoặc theo nhóm nhỏ, và sau đó báo cáo với cả lớp những điều họ đã học được.

Gia tăng hiểu biết của em

Sinh hoạt A: Chúng ta có thể học được điều gì từ ví dụ của Đấng Cứu Rỗi về lời cầu nguyện? ( Lu Ca 11:2–4)

Đọc qua những cụm từ sau đây mà Đấng Cứu Rỗi đã sử dụng trong lời cầu nguyện của Ngài và chọn hai cụm từ mà em muốn suy ngẫm.

  • “Lạy Cha! Danh Cha được thánh” ( Lu Ca 11:2).

  • “Nước Cha được đến” ( Lu Ca 11:2).

  • “Ý Cha được nên, [ở dưới đất cũng như trên trời]” ( Lu Ca 11:2).

  • “Xin cho chúng tôi ngày nào đủ bánh ngày ấy” ( Lu Ca 11:3).

  • “Xin tha tội chúng tôi, vì chúng tôi cũng tha kẻ mích lòng mình” ( Lu Ca 11:4).

  • “Và xin chớ để chúng tôi bị đưa vào sự cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác” (Bản Dịch Joseph Smith, Ma Thi Ơ 6:14 [xem thêm Lu Ca 11:4 ]).

Với hai cụm từ đã chọn trong tâm trí, hãy suy ngẫm về câu trả lời của em cho những câu hỏi sau đây:

  • Em sẽ tóm tắt ý nghĩa của những cụm từ này như thế nào?

  • Có khi nào em cầu nguyện điều gì đó tương tự như điều mà Đấng Cứu Rỗi đã cầu nguyện chưa? Điều này đã ảnh hưởng như thế nào đến em?

  • Em nghĩ tại sao cầu nguyện theo mẫu mực mà Đấng Cứu Rỗi đã ban cho chúng ta sẽ hữu ích?

Nếu em đã chọn sinh hoạt này, thì hãy viết vào nhật ký ghi chép việc học tập một cách mà em muốn noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi trong lời cầu nguyện của mình.

Sinh hoạt B: Đấng Cứu Rỗi đã hứa gì về lời cầu nguyện? ( Lu Ca 11:9–13)

Như ghi chép trong Lu Ca 11:9 , Chúa đã hứa: “Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho.”

Hãy cân nhắc mời ba học viên, mỗi người diễn tả hành động hỏi, tìm kiếm và gõ cửa trước khi đặt ra những câu hỏi sau đây.

  • Các hành động “hỏi”, “tìm kiếm” và “gõ cửa” giống nhau như thế nào? Các hành động đó khác nhau như thế nào?

  • Làm thế nào mà những lời này có thể giúp em hiểu cách để cầu nguyện có ý nghĩa hơn?

Sau đó, Chúa Giê Su so sánh mong muốn tặng quà cho con cái của một người cha ở trần gian với mong muốn ban ân tứ cho chúng ta của Cha Thiên Thượng. Trong Bản Dịch Joseph Smith, Chúa Giê Su dạy rằng nếu một người cha không toàn hảo ở trần gian “biết cho con cái mình vật tốt thay” ( Lu Ca 11:13), thì huống chi Cha Thiên Thượng của chúng ta lại chẳng ban các ân tứ tốt đẹp, thông qua Đức Thánh Linh, cho những người xin Ngài? Điều quan trọng cần nhớ là Cha Thiên Thượng đáp ứng những lời cầu nguyện theo cách thức và kỳ định riêng của Ngài.

  • Em nghĩ Cha Thiên Thượng muốn ban những ân tứ nào cho những ai biết cầu xin và tìm kiếm? Em nghĩ Ngài muốn ban cho em điều gì?

Nếu em chọn sinh hoạt này, thì hãy viết vào nhật ký ghi chép việc học tập về một ví dụ khi em cảm thấy mình nhận được câu trả lời cho lời cầu nguyện của mình hoặc mô tả những điều em sẽ làm để tìm kiếm sự đáp ứng cho lời cầu nguyện.

Hãy gồm vào cách mà việc ghi nhớ rằng Thượng Đế đáp ứng những lời cầu nguyện có thể giúp làm cho những lời cầu nguyện hiện tại của em có ý nghĩa hơn.

Sinh hoạt C: Đấng Cứu Rỗi đã cảnh cáo chúng ta không nên làm gì trong lời cầu nguyện của mình? ( Ma Thi Ơ 6:7–8)

Trong Bài Giảng trên Núi, Chúa Giê Su dạy rằng chúng ta “đừng dùng những lời lặp vô ích” ( Ma Thi Ơ 6:7). Trong văn cảnh này, từ vô ích có nghĩa là trống rỗng hoặc vô nghĩa. Cầu nguyện bằng cách lặp đi lặp lại những lời vô ích tức là lặp lại cùng một lời cầu nguyện hoặc những lời giống nhau trong một lời cầu nguyện một cách thiếu suy nghĩ. Nếu chúng ta chân thành trong những lời cầu xin của mình, thì ngay cả khi lời cầu nguyện của chúng ta lặp đi lặp lại, đó không phải là sự lặp lại vô ích.

  • Làm thế nào mà việc tránh lặp lại vô ích những lời cầu nguyện có thể giúp chúng ta đến gần Chúa hơn?

  • Em có thể làm gì có thể giúp mình tránh lặp đi lặp lại một cách vô ích khi cầu nguyện?

Hãy nghĩ đến ví dụ về những lời cầu nguyện của em mà em cho là sâu sắc và chân thành.

  • Việc cầu nguyện theo cách này ảnh hưởng như thế nào đến em?

Nếu đã chọn sinh hoạt này, thì hãy viết vào nhật ký ghi chép việc học tập một cách mà em muốn noi theo những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi để tránh việc lặp lại vô ích trong lời cầu nguyện của mình.

Mời các học viên sẵn sàng chia sẻ những điều các em đã học được hôm nay hoặc những điều các em dự định làm để cho lời cầu nguyện của mình có ý nghĩa hơn. Hãy cân nhắc làm chứng về tầm quan trọng của lời cầu nguyện giàu ý nghĩa trong việc thiết lập mối quan hệ bền chặt với Cha Thiên Thượng.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Nếu tôi cảm thấy như những lời cầu nguyện của mình không được đáp ứng thì sao?

Anh Cả J. Devn Cornish thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder J. Devn Cornish. Photographed August 2017.

Đôi khi dường như chúng ta không nhận được sự đáp ứng cho những lời cầu nguyện chân thành và đầy cố gắng của mình. Cần phải có đức tin để nhớ rằng Chúa đáp ứng theo kỳ định và cách thức của Ngài để Ngài có thể ban phước cho chúng ta theo cách tốt nhất. Hoặc khi suy nghĩ thêm về điều đó, chúng ta sẽ thường nhận thấy rằng mình đã hoàn toàn biết điều cần làm rồi.

Xin đừng nản lòng nếu điều này không hữu hiệu đối với các anh chị em ngay lập tức. Giống như việc học một ngoại ngữ, cần phải có thực hành và nỗ lực. Tuy nhiên, xin hãy biết rằng các anh chị em có thể học được ngôn ngữ của Thánh Linh, và khi làm như vậy, ngôn ngữ đó sẽ mang đến cho các anh chị em đức tin và quyền năng lớn lao trong sự ngay chính.

(J. Devn Cornish, “Đặc Ân Được Cầu Nguyện”, Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 103)

Nếu tôi cảm thấy không xứng đáng để cầu nguyện thì sao?

Anh Cả J. Devn Cornish thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder J. Devn Cornish. Photographed August 2017.

Có một nguy cơ là một người có thể không cảm thấy đủ xứng đáng để cầu nguyện. Ý tưởng này đến từ tinh thần tà ác của kẻ dạy chúng ta không cầu nguyện (xin xem 2 Nê Phi 32:8). Là điều bi thảm để nghĩ rằng chúng ta quá tội lỗi để cầu nguyện, điều này giống như một người bệnh nặng tin rằng bệnh mình quá nặng để đi bác sĩ vậy!

(J. Devn Cornish, “Đặc Ân Được Cầu Nguyện”, Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 103)

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Tôi có thể học được điều gì khác từ Lời Cầu Nguyện của Chúa?

Lời Cầu Nguyện của Chúa cung cấp nhiều sự hiểu biết sâu sắc về cách để cầu nguyện cho có ý nghĩa. Cả hai bài nói chuyện sau đây đều đưa ra những lời giảng dạy về các phần cụ thể trong Lời Cầu Nguyện của Chúa. Hãy cân nhắc sử dụng bất kỳ phần nào của những bài nói chuyện này thay cho phần của bài học có tiêu đề “Tìm hiểu thêm về lời cầu nguyện.”

Russell M. Nelson, “Lessons from the Lord’s Prayers”, Ensign, tháng Năm năm 2009, trang 46–49

J. Devn Cornish, “Đặc Ân Được Cầu Nguyện”, Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 101–103

In