Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 11:27; Giăng 5:19, 30; Giăng 8:18–28


Ma Thi Ơ 11:27; Giăng 5:19, 30; Giăng 8:18–28

“Con [Sẽ] Tỏ Ra [Cho Họ] Biết Cha”

Christ is sitting down on the ground in the temple teaching a group of people. Outtakes included some more of Jesus teaching, the other outtakes with this image are from a different title: “Jesus Christ. Light of the World” showing Christ after the event of the Woman taken in Adultery and the Jews questioning his authority.

Đấng Cứu Rỗi đã làm chứng rằng chúng ta có thể biết rõ hơn về Cha Thiên Thượng bằng cách học theo tấm gương của Vị Nam Tử của Ngài. Tất cả những điều Chúa Giê Su Ky Tô đã nói và làm đều theo tấm gương của Cha Ngài và nhằm mang chúng ta đến cùng Đức Chúa Cha một cách trọn vẹn hơn. Bài học này có thể giúp em hiểu rõ hơn về Cha Thiên Thượng và điều Ngài cảm thấy về các em.

Giúp đỡ các học viên học tập. Học viên được củng cố khi các em tra cứu thánh thư để hiểu và khám phá những lẽ thật phúc âm cho chính mình. Học viên nên được cho cơ hội để giải thích phúc âm bằng lời riêng của các em và chia sẻ cùng làm chứng về điều các em biết và cảm nhận. Điều này giúp mang phúc âm từ tâm trí vào lòng các em.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về mối quan hệ của các em với Cha Thiên Thượng và cách các em có thể củng cố mối quan hệ đó.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bài học này đề cập đến nội dung sẽ được nói đến trong Hãy Đến Mà Theo Ta khi các cá nhân và gia đình học tập Ma Thi Ơ 14 ; Mác 6 ; Giăng 5–6 , cũng như khi họ học Giăng 7–10 . Bài học này được đưa vào đây để dành chỗ cho các bài học khác trong những tuần sau này. Có thể dạy bài học này trong tuần hiện tại hoặc chuyển sang một trong những tuần sau đó.

Biết về Cha Thiên Thượng

Hãy suy ngẫm tình huống sau đây:

Trong một bài nói chuyện cho buổi Tiệc Thánh gần đây, Claudio đã nghe một tín hữu trong tiểu giáo khu của mình tuyên bố: “Tôi biết rằng Cha Thiên Thượng biết và yêu thương tôi. Ngài biết nhu cầu của tôi và tìm cách giúp đỡ tôi”. Claudio ngạc nhiên và tự hỏi làm thế nào người ấy biết tất cả những điều này về Cha Thiên Thượng. Khi suy ngẫm về những điều cá nhân mình biết về Cha Thiên Thượng, bạn ấy cảm thấy mình không biết nhiều lắm. Thậm chí, bạn ấy đã thử tìm kiếm trong thánh thư và cũng không thành công lắm.

  • Đôi khi chúng ta có thể cảm thấy giống như Claudio như thế nào?

  • Việc cảm thấy như chúng ta không biết Cha Thiên Thượng hoặc thậm chí không biết về Ngài có thể là thử thách đối với chúng ta ra sao?

Cung cấp cho học viên một cách thức để tự đánh giá những điều các em biết và hiểu về Cha Thiên Thượng. Sinh hoạt sau đây là một cách để thực hiện điều này.

Một ý tưởng bổ sung có trong phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung”.

Hãy suy ngẫm những điều các em đã học được về Cha Thiên Thượng và sự hiểu biết đó đã ảnh hưởng như thế nào đến các em. Trên một tờ giấy hoặc trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em, hãy viết từ “Cha Thiên Thượng” ở giữa. Xung quanh từ này, hãy viết những điều các em biết về Cha Thiên Thượng.

  • Việc biết Cha Thiên Thượng trọn vẹn hơn có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của một người nào đó?

Khi học bài học này, hãy tìm kiếm những lẽ thật về Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài mà có thể giúp các em hiểu rõ hơn Hai Ngài và điều Hai Ngài cảm thấy về các em. Cân nhắc ghi thêm những điều các em học được về Cha Thiên Thượng vào tờ giấy.Chúa Giê Su Ky Tô thường xuyên nói về Cha của Ngài và làm như vậy với một mục đích quan trọng. Hãy đọc những đoạn sau đây, và tìm kiếm những điều Chúa Giê Su muốn những môn đồ của Ngài biết về chính Ngài và Cha Thiên Thượng:

Viết những câu tham khảo này lên trên bảng. Cân nhắc mời học viên nghiên cứu những câu này một mình. Sau đó, các em có thể chia sẻ những điều mình tìm thấy theo nhóm nhỏ hoặc với cả lớp.

Ma Thi Ơ 11:27 , cùng với thay đổi trong Bản Dịch Joseph Smith rằng ngoài Con và người nào mà Con muốn tỏ chính Con ra, thì cũng không ai biết Cha.

  • Các em sẽ tóm tắt như thế nào những điều mà Đấng Cứu Rỗi đã dạy từ những điều mình đọc được?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích một cách thức quan trọng mà chúng ta có thể biết về Cha Thiên Thượng.Các em có thể muốn đọc văn bản sau đây.

15:28
Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Trong số nhiều mục đích cao cả của Chúa Giê Su Ky Tô khi Ngài phục vụ trong cuộc sống và giáo vụ của Ngài, có một khía cạnh lớn lao của giáo vụ đó thường không được đề cao. Những môn đồ Ngài đã không hiểu điều này một cách trọn vẹn vào thời điểm đó, và bây giờ có nhiều người trong Ky Tô Giáo ở thời hiện đại cũng không hiểu điều đó, nhưng chính Đấng Cứu Rỗi đã nói về điều đó nhiều lần và dứt khoát. Đó là sự thật lớn lao trong tất cả những gì Chúa Giê Su đến để nói và làm, kể cả, và đặc biệt, là trong sự đau đớn và hy sinh chuộc tội của Ngài, Ngài đã cho chúng ta thấy Thượng Đế Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu là ai và như thế nào, rằng Cha Thiên Thượng hoàn toàn tận tâm với con cái của Ngài ở mọi thời đại và mọi quốc gia ra sao. Bằng lời và hành động, Chúa Giê Su đang cố gắng bày tỏ và làm cho mỗi cá nhân chúng ta thấy được thiên tính thật sự của Cha Ngài, Cha Thiên Thượng của chúng ta.

(Jeffrey R. Holland, “The Grandeur of God,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2003, trang 70)

  • Em học được gì từ lời phát biểu của Anh Cả Holland?

Một nguyên tắc mà chúng ta có thể học được là những lời và hành động của Chúa Giê Su Ky Tô cho chúng ta thấy thiên tính của Cha Thiên Thượng.

Hãy cân nhắc viết lẽ thật này lên trên bảng.

  • Các em thấy lẽ thật này được dạy như thế nào trong những lời của Đấng Cứu Rỗi mà các em vừa đọc?

Anh Cả Holland đã giải thích thêm về lẽ thật này. Các em có thể muốn đọc lời phát biểu sau đây.

15:28
Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Vì vậy việc cho người đói ăn, chữa lành cho người bệnh, khiển trách kẻ đạo đức giả, khẩn nài có được đức tin—đây chính là Đấng Ky Tô đang cho chúng ta thấy con đường của Đức Chúa Cha, Ngài là Đấng đầy lòng thương xót và nhân từ, chậm nóng giận, nhịn nhục và đầy sự tốt lành”. Trong cuộc sống của Ngài và đặc biệt là trong cái chết của Ngài, Đấng Ky Tô đã tuyên phán: “Đây là lòng trắc ẩn của Thượng Đế, cũng như của chính Ta, mà Ta đang cho các người thấy”. Trong sự bày tỏ của Vị Nam Tử toàn hảo về sự quan tâm của Đức Chúa Cha toàn hảo, trong sự chịu đựng chung và nỗi buồn mà Hai Ngài cùng chia sẻ vì tội lỗi và nỗi đau khổ của tất cả chúng ta, chúng ta mới thấy ý nghĩa tột bậc trong lời tuyên phán: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu” [ Giăng 3:16–17 ].

(Jeffrey R. Holland, “The Grandeur of God,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2003, trang 72)

Hãy giúp học viên thực hành cách áp dụng nguyên tắc này (nhìn vào những lời và hành động của Đấng Cứu Rỗi) để hiểu thêm về Cha Thiên Thượng. Dưới đây là một ví dụ về cách thực hiện điều này.

Chọn câu chuyện ưa thích của em về Chúa Giê Su Ky Tô trong thánh thư. Viết xuống phần tham khảo thánh thư và tóm tắt đoạn thánh thư đó. Rồi trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Em học được gì về Cha Thiên Thượng và điều Ngài cảm thấy về em từ những điều Chúa Giê Su Ky Tô nói hoặc làm trong câu chuyện này?

  • Việc biết điều này về Cha Thiên Thượng ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của em với Ngài?

  • Việc có mối quan hệ tốt hơn với Cha Thiên Thượng sẽ giúp ích như thế nào cho em?

Cân nhắc viết từ “Cha Thiên Thượng” ở giữa bảng. Mời các học viên chia sẻ điều các em đã học được. Tùy thuộc vào quy mô lớp học và lượng thời gian hiện có, mỗi học viên có thể đọc hoặc tóm tắt câu chuyện của mình. Các em có thể viết những điều học được về Cha Thiên Thượng xung quanh tên của Ngài trên bảng. Ngoài ra, học viên có thể chia sẻ video Kinh Thánh hoặc Sách Mặc Môn của câu chuyện đó, nếu có.

Hãy tìm kiếm sự soi dẫn từ Đức Thánh Linh khi em lập một kế hoạch ngắn gọn về cách em có thể củng cố mối quan hệ của mình với Cha Thiên Thượng và viết kế hoạch này vào nhật ký ghi chép việc học tập.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Việc biết Cha Thiên Thượng có thể ảnh hưởng như thế nào đến tôi?

Tiên Tri Joseph Smith (1805–1844) đã dạy:

Half-length frontal portrait of the Prophet Joseph Smith, Jr. Joseph’s head is turned to the side in a three-quarter view, right hand on hip and his left hand holds sheets of papers. He is depicted wearing a dark brown suit and a white shirt and tie.

Nếu một người chỉ biết ăn uống và ngủ và không thấu hiểu bất cứ kế hoạch nào của Thượng Đế, thì loài động vật cũng biết như vậy. Loài động vât ăn uống và ngủ và không biết gì hơn về Thượng Đế; tuy nhiên nó biết cũng nhiều bằng chúng ta, trừ phi chúng ta có thể thấu hiểu được nhờ vào sự soi dẫn của Thượng Đế Toàn Năng. Nếu loài người không thấu hiểu đặc tính của Thượng Đế, thì họ không hiểu chính mình được.

0:59
0:54

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Sinh hoạt thay thế để bắt đầu bài học

Hãy cân nhắc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân về việc hiểu rõ hơn cha mẹ, ông bà hoặc một người khác mà anh chị em xem như cha mẹ mình và cách mà sự hiểu biết đó đã ảnh hưởng đến anh chị em. Mời học viên cùng suy nghĩ và chia sẻ một kinh nghiệm. Mời học viên suy ngẫm về những điều họ biết và đang học về Cha Thiên Thượng.

1:38

Phần tự đánh giá gợi ý

Hãy giúp học viên đánh giá những nỗ lực hiện tại của các em để biết thêm về Cha Thiên Thượng bằng cách yêu cầu học viên hoàn thành bản khảo sát sau đây:

(A) Hoàn toàn đồng ý (B) Đồng ý (C) Không đồng ý cũng không phản đối (D) Không đồng ý (E) Rất không đồng ý

1. Tôi đang biết thêm về Cha Thiên Thượng của mình.2. Tôi cảm thấy như tôi đang đến gần Ngài hơn.3. Mối quan hệ của tôi với Cha Thiên Thượng bền chặt như tôi mong muốn.4. Tôi biết cách củng cố mối quan hệ của mình với Cha Thiên Thượng.