Mác 2:23–3:6
“Trong Ngày Sa Bát Có Phép Làm Việc Lành”
Đấng Cứu Rỗi thường xuyên bị những người Pha Ri Si và các lãnh đạo người Do Thái khác chỉ trích về cách Ngài tuân giữ ngày Sa Bát. Những câu trả lời của Chúa Giê Su đối với các lãnh đạo tôn giáo này sẽ giúp em hiểu rõ hơn mục đích của ngày Sa Bát và cách trọn vẹn hơn để cho những phước lành của Chúa vào cuộc sống của mình.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Mục đích của ngày Sa Bát
Hãy tưởng tượng hai tình huống sau đây. Trong một tình huống, người nào đó nói với em rằng ngày Sa Bát có nhiều điều nên làm và không nên làm và nếu em không tuân theo tất cả những điều này, thì em đang vi phạm các giáo lệnh của Thượng Đế. Trong một tình huống khác, một người nào đó nói với em rằng ngày Chủ Nhật không khác với bất kỳ ngày nào khác và em nên làm bất cứ điều gì em thích vào ngày Chủ Nhật.
-
Em cảm thấy tự tin như thế nào với việc trả lời trong những tình huống này?
-
Em có những thắc mắc nào về ngày Sa Bát?
Khi em học cách Đấng Cứu Rỗi giữ ngày Sa Bát được thánh, hãy tìm câu trả lời cho những câu hỏi của em. Tìm kiếm sự hướng dẫn từ Cha Thiên Thượng để giúp em.
Luật pháp của Môi Se dạy rằng dân Y Sơ Ra Ên không được làm việc vào ngày Sa Bát (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 31:14–15). Những thầy thông giáo và người Pha Ri Si đã thêm những cách diễn giải riêng của họ vào luật pháp của Môi Se, làm thay đổi mục đích ban đầu của luật pháp này.
Hãy đọc những câu sau đây, đánh dấu các cụm từ cho thấy cách Chúa Giê Su nhìn nhận ngày Sa Bát.
-
Mác 2:23–28 —Những người Pha Ri Si chất vấn về tính thỏa đáng của việc bứt và ăn lúa mì trong ngày Sa Bát.
-
Mác 3:1–6 —Những người Pha Ri Si chất vấn về tính thỏa đáng của việc chữa lành một người nào đó vào ngày Sa Bát.
Chủ Tịch Russell M. Nelson đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc sau đây về các mục đích của ngày Sa Bát:
Đấng Cứu Rỗi đã có ý nói gì khi Ngài phán rằng: “Vì loài người mà lập ngày Sa Bát, chớ chẳng phải vì ngày Sa Bát mà dựng nên loài người”? [ Mác 2:27]. Tôi tin rằng Ngài muốn chúng ta hiểu rằng ngày Sa Bát là món quà của Ngài dành cho chúng ta, ban cho thời gian nghỉ ngơi thực sự khỏi những khó khăn của cuộc sống hàng ngày và một cơ hội để đổi mới về tinh thần và thể xác. Thượng Đế đã ban cho chúng ta ngày đặc biệt này, không phải để giải trí vui chơi hoặc lao động hàng ngày mà là để nghỉ ngơi khỏi bổn phận, để được nhẹ nhõm về mặt thể xác và tinh thần.
(Russell M. Nelson, “Ngày Sa Bát Là Ngày Vui Thích,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 129)
-
Em đã học được điều gì về những mục đích của Chúa cho ngày Sa Bát?
-
Chúng ta có thể học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ những hành động và cách xử sự của Ngài trong ngày Sa Bát?
-
Em nghĩ những giáo lệnh của Thượng Đế để giữ ngày Sa Bát được thánh thể hiện tình yêu thương của Ngài đối với chúng ta như thế nào?
Làm thế nào em có thể tôn trọng ngày Sa Bát?
Việc hiểu được những mục đích của ngày Sa Bát và những phước lành mà Thượng Đế dành cho em có thể thúc đẩy em giữ ngày Sa Bát được thánh. Qua việc biết cách tôn trọng ngày Sa Bát hơn, em học cách mời trọn vẹn hơn sự chữa lành và trợ giúp của Đấng Cứu Rỗi vào cuộc sống của mình.
Nghiên cứu các nguồn sau đây để tìm hiểu thêm về ngày Sa Bát và những phước lành mà chúng ta có thể nhận được khi tôn trọng ngày này.
Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy những điều sau đây về việc thể hiện tình yêu thương của chúng ta đối với Thượng Đế vào ngày Sa Bát:
Khi còn rất trẻ, tôi đã nghiên cứu các bản liệt kê mà những người khác đã lập ra về những việc cần làm và những việc không được làm vào ngày Sa Bát. Mãi cho đến sau này tôi đã học được từ thánh thư rằng hành động và thái độ của tôi về ngày Sa Bát tạo thành một dấu hiệu giữa tôi và Cha Thiên Thượng [xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 31:13 ; Ê Xê Chi Ên 20:12, 20]. Với sự hiểu biết đó, tôi không còn cần bản liệt kê về những việc cần làm và không nên làm. Khi tôi phải đưa ra một quyết định về một sinh hoạt có thích hợp cho ngày Sa Bát hay không, tôi chỉ cần tự hỏi: “Tôi muốn dâng lên Thượng Đế dấu hiệu gì?” Câu hỏi đó làm cho sự lựa chọn của tôi về ngày Sa Bát rất rõ ràng.
(Russell M. Nelson, “Ngày Sa Bát Là Ngày Vui Thích,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 130)
-
Một số cách ưa thích của em để đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn vào ngày Chủ Nhật là gì?
-
Làm thế nào mà những điều em đã học được trong bài học này giúp giải đáp những thắc mắc của em về ngày Sa Bát?
-
Nếu em không tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi của mình, thì em có thể làm gì để tiếp tục tìm kiếm những câu trả lời đó?
-
Em đã nhận được ấn tượng nào về những điều em có thể làm để vui hưởng trọn vẹn hơn những phước lành của việc tôn trọng ngày Sa Bát?
Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình
Tại sao người Pha Ri Si chỉ trích các môn đồ về việc “bứt bông lúa mì” vào ngày Sa Bát?
Theo luật pháp của Môi Se, một người có thể rứt một số hạt lúa bằng tay miễn là người đó không lợi dụng đặc ân này quá mức bằng cách sử dụng lưỡi hái để thu hoạch (xin xem Phục Truyền Luật Lệ Ký 23:25). Tuy nhiên, luật truyền khẩu của người Pha Ri Si đã đi xa hơn luật pháp của Môi Se và nói rằng việc bứt hạt lúa bằng tay vào ngày Sa Bát là bị cấm.
Làm thế nào mà lòng biết ơn có thể ban phước cho kinh nghiệm của em với Tiệc Thánh và ngày Sa Bát?
Tôi có thể làm gì khác để mời gọi các phước lành trong ngày Sa Bát?
Chủ Tịch Russell M. Nelson đã đưa ra một số hiểu biết sâu sắc về những cách hiệu quả để mời gọi tinh thần của ngày Sa Bát trong bài nói chuyện “Ngày Sa Bát Là Ngày Vui Thích” (Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 129–132).