Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 1


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 1

Tìm và Thuộc Lòng: Lu Ca 2:10-12 đến Lu Ca 24:36–39

Lớp giáo lý.

Một trong những mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp em thuộc lòng những câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt cho các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý. Bài học này nhằm giúp các em tìm ra và tập học thuộc lòng những câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt cho 11 đoạn thánh thư thông thạo giáo lý đầu tiên trong Kinh Tân Ước.

Tạo ra một môi trường đầy yêu thương. Việc tạo cơ hội cho học viên làm quen với nhau có thể giúp nuôi dưỡng môi trường đầy yêu thương, tôn trọng và có mục đích trong lớp học. Hãy tìm cách khuyến khích học viên chia sẻ với nhau những thông tin thích hợp về cuộc sống của các em.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần dạy bài học về đoạn thánh thư thông thạo thay cho bài học này. Hãy tham khảo thời khóa biểu cho lớp học của anh chị em để đảm bảo là mỗi bài học về đoạn thánh thư thông thạo giáo lý sẽ được dạy trong học kỳ.

Các phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt

  • Tại sao việc biết những câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt cho các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý là điều hữu ích?

Em có thể nhớ đến lời phát biểu của Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ về tầm quan trọng của việc học thuộc lòng thánh thư:

Ảnh chân dung chính thức cuối cùng của Anh Cả Richard G. Scott thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, năm 2004. Mất ngày 22 tháng Chín năm 2015.

Quyền năng lớn lao có thể đến từ việc [học thuộc lòng] thánh thư. [Học thuộc lòng] một câu thánh thư tức là tạo ra một tình bạn mới. Điều đó giống như khám phá ra một người bạn mới là người có thể giúp đỡ trong lúc mình cần, để soi dẫn, an ủi, và là một nguồn động lực khi cần thay đổi.

(Richard G. Scott, “Quyền Năng của Thánh Thư”, Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 6)

Để giúp em học những câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt cho 11 đoạn thánh thư thông thạo giáo lý đầu tiên, hãy cân nhắc sao chép biểu đồ sau vào nhật ký ghi chép việc học tập của em hoặc tải xuống ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý trên thiết bị di động và sử dụng các sinh hoạt này trong ứng dụng để giúp em học thuộc lòng.

Hãy trưng ra biểu đồ sau đây.

Đoạn Tham Khảo Thánh Thư

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Lu Ca 2:10–12

“Ấy là hôm nay tại thành Đa Vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là [Ky Tô], là Chúa.”

Giăng 3:5

“Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.”

Giăng 3:16

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài.”

Ma Thi Ơ 5:14–16

“Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy.”

Ma Thi Ơ 11:28–30

“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.”

Ma Thi Ơ 16:15–19

Chúa Giê Su phán: “Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi.”

Giăng 7:17

“Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý.”

Ma Thi Ơ 22:36–39

“Ngươi hãy yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. … Ngươi hãy yêu kẻ lân cận.”

Lu Ca 22:19–20

Chúa Giê Su Ky Tô truyền lệnh: hãy dự phần Tiệc Thánh “để nhớ đến ta.”

Giăng 17:3

“Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng [Chúa Giê Su Ky Tô].”

Lu Ca 24:36–39

“Thần thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy Ta có.”

Thông Thạo Giáo Lý - Ma Thi Ơ - Giăng

Tùy thuộc vào quy mô của lớp học, hãy cân nhắc chỉ định cho mỗi học viên một hoặc nhiều đoạn trong số 11 đoạn thánh thư thông thạo giáo lý. Nếu cần, có thể chỉ định cùng một đoạn cho nhiều học viên.

Mời học viên di chuyển xung quanh lớp học và làm việc theo nhóm để tìm ra và đánh dấu tất cả 11 đoạn thánh thư thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt, nếu các em chọn làm như vậy. Khuyến khích học viên đổi nhóm sau mỗi vài phút.

Mời học viên làm những việc sau đây khi các em tương tác với nhau (có thể hữu ích khi viết những hướng dẫn này lên trên bảng):

  1. Đặt một câu hỏi để hiểu nhau hơn (ví dụ: “Một trong những sở thích của bạn là gì?” hoặc “Một trong những địa điểm ưa thích bạn muốn đến là gì?”).

  2. Giúp nhau tìm ra đoạn thánh thư thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt được chỉ định. Cân nhắc đánh dấu đoạn này và cụm từ thánh thư then chốt trong thánh thư của các em.

  3. Chia sẻ lý do tại sao lẽ thật trong cụm từ thánh thư then chốt lại quan trọng.

  4. Cố gắng thuộc lòng câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt.

Chọn ít nhất ba đoạn thánh thư thông thạo giáo lý và làm như sau:

  • Viết thuộc lòng các câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt.

  • Chia sẻ lý do tại sao em nghĩ những câu này là quan trọng cần phải biết.

Trong vài ngày tới, hãy cố gắng thuộc lòng các câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt cho ít nhất ba đoạn thánh thư thông thạo giáo lý nữa. Hãy tìm những cách mà việc biết những câu này có thể ban phước cho cuộc sống của em và cuộc sống của những người mà em biết.

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Một sinh hoạt thay thế

Một cách khác để giúp học viên thuộc lòng các cụm từ thánh thư then chốt là viết vào các mẩu giấy những câu hỏi liên quan chặt chẽ hơn đến mỗi đoạn thông thạo giáo lý. Học viên có thể làm việc theo cặp để trả lời các câu hỏi. Sau đây là ví dụ về loại câu hỏi có thể đặt ra:

Lu Ca 2:10–12

Em thích làm gì trong dịp Giáng Sinh?

Hãy tìm Lu Ca 2:10–12 . Cân nhắc đánh dấu cụm từ thánh thư then chốt:“Ấy là hôm nay tại thành Đa Vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là [Ky Tô], là Chúa.”

Cố gắng thuộc lòng câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt.

Tại sao điều quan trọng là em phải nhận ra vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta?

Giăng 3:5

Em có thể nhớ điều gì về phép báp têm của mình?

Hãy tìm Giăng 3:5 . Cân nhắc đánh dấu cụm từ thánh thư then chốt “Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.”

Cố gắng thuộc lòng câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt.

Em sẽ nói gì với một người mới vừa cải đạo gần đây về các phước lành của vai trò tín hữu trong vương quốc của Chúa?