Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 4


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 4

Áp Dụng Đoạn Thánh Thư Thông Thạo Giáo Lý

Hình Ảnh
Youth engaged in a group activity. They are seated in a circle in an outdoor setting.

Một trong những mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp em học cách áp dụng vào cuộc sống của mình giáo lý đã được dạy trong các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý. Bài học này sẽ cung cấp cho em cơ hội để thực hành áp dụng các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý vào những tình huống tương tự như những tình huống em có thể gặp phải trong cuộc sống của mình.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những cách các em đã áp dụng vào cuộc sống của mình bất kỳ lẽ thật nào được dạy trong các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý mà các em đã học trong năm nay.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần dạy bài học về đoạn thánh thư thông thạo thay cho bài học ôn tập này. Hãy Tham khảo thời khóa biểu do vị giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hoặc khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Thánh thư liên quan đến cuộc sống của tôi như thế nào?

Một thiếu niên tên là Nico đã dành nhiều thời gian để học thánh thư. Bạn ấy biết nhiều câu chuyện thánh thư và đã học thuộc lòng rất nhiều câu. Mặc cho những nỗ lực của mình, Nico vẫn gặp khó khăn để thấy được cách thánh thư liên quan đến hoàn cảnh và những thắc mắc của bản thân.

  • Em có thể nói gì với Nico để giúp bạn ấy thấy được cách áp dụng thánh thư vào cuộc sống của bạn ấy?

  • Khi nào em đã áp dụng một lẽ thật từ thánh thư vào cuộc sống của em?

Bài học này sẽ giúp em áp dụng những lẽ thật được dạy trong các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý vào tình huống thực tế.

Trưng ra biểu đồ sau đây để học viên có thể tham khảo trong suốt quá trình học. Xác định những đoạn nào sẽ hữu ích nhất để nhấn mạnh và ôn lại.

Các phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt

Sau đây là các phần tham khảo thánh thư và các cụm từ thánh thư then chốt cho các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý từ nửa đầu của Kinh Tân Ước. Xem lại biểu đồ này và nếu em chưa làm như vậy, thì hãy cân nhắc đánh dấu những đoạn này trong thánh thư của mình.

Hình Ảnh
Doctrinal Master - Matthew - John

Đoạn Tham Khảo Thánh Thư

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Lu Ca 2:10–12

“Ấy là hôm nay tại thành Đa Vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa.”

Giăng 3:5

“Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.”

Giăng 3:16

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài.”

Ma Thi Ơ 5:14–16

“Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy.”

Ma Thi Ơ 11:28–30

“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.”

Ma Thi Ơ 16:15–19

Chúa Giê Su phán: “Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi.”

Giăng 7:17

“Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý.”

Ma Thi Ơ 22:36–39

“Ngươi hãy … yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. … Ngươi hãy yêu kẻ lân cận.”

Lu Ca 22:19–20

Chúa Giê Su Ky Tô truyền lệnh, hãy dự phần Tiệc Thánh “để nhớ đến ta.”

Giăng 17:3

“Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng [Giê Su Ky Tô].”

Lu Ca 24:36–39

“Thần thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy ta có.”

  • Em đã áp dụng hoặc có thể áp dụng vào cuộc sống của em một số lẽ thật được dạy trong những đoạn thánh thư thông thạo giáo lý bằng những cách nào?

Áp dụng giáo lý vào các tình huống thực tế

Giúp học viên thực hành cách áp dụng các đoạn thông thạo giáo lý vào tình huống thực tế. Một cách để làm điều này là chia sẻ từng tình huống sau đây và yêu cầu học viên chọn một đoạn thánh thư thông thạo giáo lý có thể giúp ích cho nhân vật trong hoàn cảnh đó.

Hãy cân nhắc thêm sự đa dạng vào sinh hoạt này bằng cách trưng ra khắp phòng các tờ giấy có các phần tham khảo thánh thư viết trên đó (một phần tham khảo trên mỗi tờ giấy). Trưng ra một tình huống trước lớp, sau đó mời học viên đứng cạnh tờ giấy có phần tham khảo thánh thư mà các em cảm thấy giải quyết tình huống đó tốt nhất. Sau đó, mời học viên giải thích lý do tại sao các em chọn phần tham khảo đó. Sau đó, có thể yêu cầu các học viên khác chia sẻ thêm lý do tại sao các em cảm thấy rằng đoạn thánh thư này sẽ hữu ích trong tình huống đó.

Sau đây là hai ví dụ về các tình huống có thể được sử dụng cho sinh hoạt này. Nếu muốn, hãy tạo các tình huống khác có liên quan đến các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý khác được liệt kê trong biểu đồ.

  • Một người bạn hỏi em, “Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô quan trọng đến thế?”

  • Khi một người bạn bắt đầu tìm hiểu về phúc âm, họ hỏi: “Tại sao tôi cần được làm phép báp têm? Bộ là một người tốt không thôi thì chưa đủ hay sao?”

Đối với hai tình huống tiếp theo, hãy cân nhắc chia lớp thành các cặp hoặc nhóm nhỏ. Chỉ định cho mỗi cặp hoặc nhóm một trong hai tình huống này. Mời học viên thảo luận các câu hỏi sau các tình huống.

  • Em đang cảm thấy quá sức chịu đựng với cuộc sống và tự hỏi mình có thể tìm đến ai để được cứu giúp.

  • Cha mẹ của em nhấn mạnh việc em trở thành tấm gương cho người khác quan trọng đến thế nào.

  • Em nghĩ đoạn thánh thư thông thạo giáo lý nào liên quan đến tình huống này?

  • Một số từ hoặc cụm từ cụ thể nào trong đoạn thánh thư thông thạo giáo lý đó sẽ đặc biệt hữu ích trong tình huống này?

Cho học viên thời gian để đưa ra một hoặc nhiều tình huống liên quan đến các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý được liệt kê trong bài học này. Khi các em hoàn thành, hãy mời một vài người tình nguyện chia sẻ tình huống của các em với cả lớp. Sau khi học viên chia sẻ tình huống của mình, có thể mời các học viên khác chọn một đoạn thánh thư thông thạo giáo lý mà các em nghĩ có liên quan nhất đến tình huống đó.

Khuyến khích học viên tiếp tục tìm các cách áp dụng giáo lý được dạy trong các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý vào cuộc sống.

In