Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 13:24–30, 36–43


Ma Thi Ơ 13:24–30, 36–43

Chuyện Ngụ Ngôn về Lúa Mì và Cỏ Lùng

Wheat and the terrace, Israel

Đấng Cứu Rỗi đã sử dụng một câu chuyện ngụ ngôn về một cánh đồng lúa mì và cỏ lùng (cỏ dại độc hại) để dạy về việc người ngay chính được quy tụ với nhau và kẻ tà ác sẽ bị thiêu rụi trước khi Ngài tái lâm. Bài học này nhằm gia tăng mong muốn của em để tham gia vào việc quy tụ Y Sơ Ra Ên.

Khuyến khích sự áp dụng. Mục đích của việc giảng dạy phúc âm là giúp học viên áp dụng giáo lý và các nguyên tắc có trong thánh thư. Các câu hỏi và các sinh hoạt khuyến khích sự áp dụng có thể giúp học viên thấy cách áp dụng các nguyên tắc này vào hoàn cảnh của riêng họ.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị thảo luận về những câu hỏi sau đây: Ai là một trong những người đầu tiên trong gia đình em gia nhập Giáo Hội? Em biết gì về câu chuyện của họ? Học viên có thể thảo luận những câu hỏi này với một người trong gia đình.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Câu chuyện ngụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng

Yêu cầu học viên thảo luận những câu hỏi sau đây. Cân nhắc chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân.

  • Ai là người đầu tiên trong gia đình em gia nhập Giáo Hội?

  • Ai đã giúp mời họ đến Giáo Hội?

  • Việc là tín hữu Giáo Hội của người thân này đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em? Việc người thân này là tín hữu Giáo Hội đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em?

  • Quyết định tuân giữ các giao ước của em với Thượng Đế có thể ảnh hưởng như thế nào đến những người khác?

Trong Ma Thi Ơ 13 , Chúa đã sử dụng câu chuyện ngụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng để dạy về việc quy tụ mọi người vào Giáo Hội của Ngài. Khi em học, hãy chú ý đến những sự thúc giục của Thánh Linh để giúp em hiểu lý do tại sao Chúa đang quy tụ dân của Ngài và cách em có thể tham gia.

Học viên có thể học câu chuyện ngụ ngôn này theo cặp hoặc trong nhóm nhỏ. Cân nhắc trưng ra tiến trình học bốn bước và các câu hỏi sau đây.

Học câu chuyện ngụ ngôn trong Ma Thi Ơ 13:24–30 . Có thể là điều hữu ích để biết rằng cỏ lùng là “một loại cỏ dại hay cỏ độc có hình dáng giống như lúa mì. Khó có thể phân biệt được nó với lúa mì cho đến khi nào nó lớn hẳn lên” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Cỏ Lùng ”, scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Để giúp em học, hãy sử dụng khuôn mẫu bốn bước sau đây:

  1. Tìm các chi tiết quan trọng.

  2. Đưa ra những sự so sánh về thuộc linh.

  3. Khám phá những bài học quý giá.

  4. Xác định cách áp dụng cho cá nhân.

  • Em thấy chi tiết nào trong câu chuyện ngụ ngôn này có ý nghĩa quan trọng?

  • Em đã đưa ra những sự so sánh thuộc linh nào?

  • Em đã nhận ra được những bài học quý giá nào?

  • Em có thể áp dụng những bài học từ câu chuyện ngụ ngôn này vào cuộc sống của mình như thế nào?

Đọc Ma Thi Ơ 13:36–43 , tìm kiếm những điều Chúa đã dạy về câu chuyện ngụ ngôn này.

  • Lời giải thích của Đấng Cứu Rỗi giúp em hiểu thêm điều gì về câu chuyện ngụ ngôn này?

Trong gian kỳ của chúng ta, Chúa đã chia sẻ một cách mà câu chuyện ngụ ngôn này sẽ được ứng nghiệm. Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 101:64–65 , tìm kiếm những điều Chúa đã hứa sẽ làm trước Ngày Tái Lâm. Có thể là điều hữu ích để biết rằng kho cũng là vựa lúa dùng để trữ lúa.

  • Em học được điều gì về Chúa từ các câu này?

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ câu chuyện ngụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng là vào những ngày sau cùng, Chúa sẽ quy tụ dân của Ngài để chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Ngài.Cân nhắc ghi lại lẽ thật này gần Ma Thi Ơ 13:30 .

  • Chúa đang quy tụ dân của Ngài trong những ngày sau bằng cách nào?

  • Em đang đóng vai trò gì trong công việc quan trọng này?

Sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên

Để giúp học viên hiểu sâu hơn về sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên, hãy cân nhắc in ra các đoạn trong lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Nelson, cùng với những lời phát biểu trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình”.

Trưng ra những lời phát biểu ở quanh lớp học và mời học viên đi xung quanh và nghiên cứu các lời phát biểu này. Sau khi học những lời phát biểu này, học viên có thể chia sẻ những sự hiểu biết sâu sắc của các em với một người bạn cùng nhóm.

Chủ Tịch Nelson đã dạy về những nỗ lực của Chúa để quy tụ dân Ngài trong những ngày sau. Xem “Hãy Để Cho Thượng Đế Ngự Trị” từ mã thời gian 4:07 đến 5:48 hoặc đọc văn bản sau đây. Em cũng có thể tự mình tìm thánh thư hoặc những lời phát biểu khác để hiểu sâu hơn về sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên.

18:51
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Chúa đang quy tụ những người sẵn lòng để cho Thượng Đế ngự trị trong cuộc sống của họ. Chúa đang quy tụ những người nào chịu chọn để cho Thượng Đế là ảnh hưởng quan trọng nhất trong cuộc sống của họ.

Trong nhiều thế kỷ, các vị tiên tri đã báo trước sự quy tụ này, và nó đang diễn ra ngay bây giờ! Là một sự kiện xảy ra trước Ngày Tái Lâm của Chúa, sự quy tụ là công việc quan trọng nhất trên thế gian!

Cuộc quy tụ trước thời kỳ ngàn năm này là một câu chuyện cá nhân về việc gia tăng đức tin và lòng dũng cảm thuộc linh cho hàng triệu người. Và với tư cách là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, hay “dân Y Sơ Ra Ên giao ước ngày sau,” chúng ta có nhiệm vụ phải trợ giúp Chúa trong công việc then chốt này.

Khi chúng ta nói về sự quy tụ Y Sơ Ra Ên ở cả hai bên bức màn che, dĩ nhiên là chúng ta đang đề cập đến công việc truyền giáo, đền thờ và lịch sử gia đình. Chúng ta cũng đang đề cập đến việc xây đắp đức tin và chứng ngôn trong lòng của những người mà chúng ta đang sống với, làm việc với và phục vụ. Bất cứ khi nào chúng ta làm điều gì nhằm giúp đỡ bất cứ ai—ở bên này hoặc bên kia bức màn che—để lập và tuân giữ các giao ước với Thượng Đế, thì chúng ta cũng đang giúp quy tụ Y Sơ Ra Ên.

(Russell M. Nelson, “Hãy Để Cho Thượng Đế Ngự Trị,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 92–93)

  • Em hiểu gì về sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên?

  • Em có câu hỏi gì về sự quy tụ này?

  • Câu chuyện ngụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng giúp em hiểu gì về tầm quan trọng của việc quy tụ Y Sơ Ra Ên?

Vai trò của em trong sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên

Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelson, tìm hiểu xem sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên liên quan như thế nào đến em:

1:46
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Các thanh thiếu niên phi thường thân mến của tôi, các em đã được gửi đến thế gian vào thời điểm chính xác này, thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử thế giới, để giúp quy tụ Y Sơ Ra Ên. Không có điều gì xảy ra trên thế gian này ngay bây giờ lại quan trọng hơn thế. Không có điều gì có kết quả lớn lao hơn cả. Hoàn toàn không có điều gì cả.

Sự quy tụ này nên là quan trọng bậc nhất đối với các em. Đây sứ mệnh mà vì đó, các em đã được gửi đến thế gian.

Vậy, câu hỏi của tôi cho các em là: “Các em có sẵn lòng gia nhập đạo quân trẻ tuổi của Chúa để giúp quy tụ Y Sơ Ra Ên không?”

(Russell M. Nelson và Wendy W. Nelson, “Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên” [buổi họp đặc biệt devotional dành cho giới trẻ toàn cầu, ngày 3 tháng Sáu năm 2018], phần phụ lục của tạp chí New EraEnsign, trang 12, ChurchofJesusChrist.org)

Thảo luận với học viên về những sự hiểu biết sâu sắc của các em về sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên và cách các em có thể giúp đỡ. Phần sau đây có thể giúp học viên suy ngẫm về những điều họ đã học được hôm nay.

Viết một hoặc nhiều đoạn văn về những suy ngẫm và ấn tượng của em về sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên và câu chuyện ngụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng. Hãy mời Đức Thánh Linh soi dẫn cho những suy ngẫm và cảm nhận của em khi em viết. Những câu hỏi sau đây có thể giúp em quyết định nên viết gì nhưng chỉ mang tính chất hướng dẫn.

  • Em có câu hỏi nào về sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên mà em có thể trả lời bây giờ?

  • Sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên dạy cho em điều gì về sự tin cậy của Đấng Cứu Rỗi dành cho em và tình yêu thương của Ngài dành cho mọi người?

  • Làm thế nào em có thể giúp bản thân và những người khác được quy tụ với dân của Chúa?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tại sao Chúa muốn quy tụ dân của Ngài?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Chúa quy tụ dân Ngài khi họ chấp nhận Ngài và tuân giữ các lệnh truyền của Ngài. …

… Chúa quy tụ dân của Ngài để thờ phượng, xây đắp Giáo Hội để phòng vệ và nhận lời khuyên bảo và chỉ dẫn. …

Tiên Tri Joseph Smith đã tuyên bố rằng trong mọi thời đại, mục đích thiêng liêng của việc quy tụ là để xây dựng đền thờ để con cái của Chúa có thể tiếp nhận các giáo lễ cao nhất và qua đó đạt được cuộc sống vĩnh cửu.

(David A. Bednar, “The Spirit and Purposes of Gathering” [buổi họp đặc biệt devotional tại trường Brigham Young University–Idaho, ngày 31 tháng Mười năm 2006], byui.edu)

Đâu là những nhà kho nơi quy tụ an toàn cho những người ngay chính?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Mối quan hệ thiết yếu này giữa nguyên tắc về việc quy tụ và việc xây cất đền thờ được nhấn mạnh trong Sách Mặc Môn:

“Này, đồng lúa đã chín rồi, và phước thay cho các anh em, vì các anh em đã đưa lưỡi hái vào và gặt với tất cả năng lực của mình, phải, các anh em đã lao nhọc suốt ngày; và hãy nhìn xem những bó lúa của các anh em đã gặt hái được! Những bó lúa ấy sẽ được đem chất vào vựa lúa để chúng không bị mất mát” ( An Ma 26:5).

Những bó lúa trong phép ẩn dụ này tượng trưng cho các tín hữu mới được báp têm của Giáo Hội. Các vựa lúa là các đền thờ thánh.

(David A. Bednar, “Honorably Hold a Name and Standing”, Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2009, trang 97)

Vai trò của Sách Mặc Môn trong việc quy tụ Y Sơ Ra Ên là gì?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Sách Mặc Môn là chính yếu cho công việc này. Sách nói về giáo lý của sự quy tụ. Sách khiến cho người ta học hỏi về Chúa Giê Su Ky Tô, tin phúc âm của Ngài, và gia nhập Giáo Hội của Ngài. Thật vậy, nếu không có Sách Mặc Môn thì sự quy tụ dân Y Sơ Ra Ên đã được hứa sẽ không xảy ra.

(Russell M. Nelson, “Sự Quy Tụ Dân Y Sơ Ra Ên Đã Bị Phân Tán”, Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 80)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Chúa quy tụ dân Ngài

Trong khi Chúa mời gọi chúng ta tham gia với Ngài khi Ngài quy tụ dân của Ngài, thì cuối cùng chính Ngài mới là người thực hiện sự quy tụ. Cân nhắc mời học viên học một số hoặc tất cả các câu thánh thư sau đây, tìm kiếm những điều Chúa đã dạy về vai trò của Ngài trong việc quy tụ dân của Ngài: Phục Truyền Luật Lệ Ký 30:3 ; Ê Sai 27:12 ; 54:7 ; Ê Xê Chi Ên 34:12 ; 1 Nê Phi 22:25 ; Gia Cốp 5:71–72 ; Giáo Lý và Giao Ước 29:1–2 ; 33:6 .

Ngoài ra, có thể mời học viên học “ Y Sơ Ra Ên ” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư và tìm kiếm những đoạn thánh thư mô tả vai trò của Chúa trong việc quy tụ dân của Ngài.

Người ngay chính và kẻ ác cùng nhau phát triển

Học viên có thể được lợi ích khi suy ngẫm xem Đấng Cứu Rỗi đã sử dụng câu chuyện ngụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng (cỏ dại độc) như thế nào để dạy rằng Chúa sẽ quy tụ những người ngay chính trong những ngày sau cùng và sau đó hủy diệt kẻ tà ác vào Ngày Tái Lâm của Ngài. Sau khi học viên học câu chuyện ngụ ngôn trong Ma Thi Ơ 13:24–30 , các em cũng có thể học Giáo Lý và Giao Ước 86:1–7 , và tìm kiếm thêm các chi tiết được đưa ra trong sự mặc khải này. Học viên có thể thảo luận những câu hỏi như sau: Những biểu tượng trong câu chuyện ngụ ngôn này tượng trưng cho điều gì? Lòng thương xót của Chúa được biểu hiện như thế nào trong câu chuyện ngụ ngôn này?