Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 13


Ma Thi Ơ 13

Chúa Giê Su Ky Tô Giảng Dạy Bằng Các Câu Chuyện Ngụ Ngôn

While on a ship, Jesus teaches parables to listeners on shore.

Người gieo giống và người gặt, hạt cải và men, báu vật và ngọc châu—đây là một số biểu tượng trong các câu chuyện ngụ ngôn mà Chúa Giê Su Ky Tô đã dùng khi Ngài giảng dạy. “Ai có tai, hãy nghe” (Ma Thi Ơ 13:9, 43), Đấng Cứu Rỗi đã mời gọi. Bài học này sẽ cho em cơ hội nghiên cứu các câu chuyện ngụ ngôn, khám phá ý nghĩa thuộc linh của các câu chuyện này và tìm cách hành động theo những gì em học được.

Diễn giải và áp dụng các câu chuyện ngụ ngôn. Khi học viên nghiên cứu các câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giê Su, hãy nhớ rằng ngoài việc hiểu ý nghĩa của các câu chuyện này trong văn cảnh gốc, điều cần thiết là tìm kiếm sự mặc khải từ Đức Thánh Linh để giúp chúng ta diễn giải và áp dụng các câu chuyện ngụ ngôn cho cuộc sống của riêng mình.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đánh giá khả năng hiểu của các em về các câu chuyện ngụ ngôn của Chúa. Học viên có thể đọc Ma Thi Ơ 13:44–48 và đánh giá mức độ tự tin về khả năng của các em để rút ra những bài học thuộc linh từ những câu chuyện ngụ ngôn ngắn này.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Tìm kiếm ý nghĩa

Cân nhắc cho học viên xem một bức tranh có các đồ vật bị giấu trong đó. Mời học viên tìm các đồ vật đó và thảo luận xem các em cần nỗ lực như thế nào để tìm thấy chúng.

Hãy dành một chút thời gian để tìm các đồ vật bị giấu trong bức tranh sau đây.

A picture with hidden objects in it.
  • Em dễ dàng tìm thấy những đồ vật nào? Đồ vật nào đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn?

Giống như việc tìm kiếm các đồ vật trong bức tranh này, việc tìm kiếm ý nghĩa trong thánh thư thường đòi hỏi chúng ta phải học cách tìm kiếm và nghiên cứu thánh thư. Khi chúng ta mời Đức Thánh Linh giúp chúng ta nghiên cứu những điều mình đã đọc, chúng ta có thể tìm thấy thêm các ý nghĩa mà thoạt đầu có thể bị giấu kín.

  • Có khi nào em tìm thấy ý nghĩa trong thánh thư mà ban đầu em có thể đã không nhận ra?

  • Điều gì đã giúp em thành công trong việc tìm kiếm những bài học thuộc linh hoặc ý nghĩa từ thánh thư?

Đây có thể là lúc phù hợp trong bài học để mời học viên báo cáo về sự chuẩn bị của các em cho bài học này.

Trong bài học này, em sẽ có cơ hội thực hành việc tìm kiếm ý nghĩa sâu sắc hơn trong thánh thư, đặc biệt trong các câu chuyện ngụ ngôn của Chúa. Hãy cố gắng khám phá và thực hiện những cách mới để giúp em học thánh thư.

Chúa Giê Su Ky Tô giảng dạy bằng các câu chuyện ngụ ngôn

Chúa Giê Su Ky Tô thường giảng dạy bằng cách sử dụng những câu chuyện đơn giản được gọi là chuyện ngụ ngôn. Trong những câu chuyện ngụ ngôn này, Chúa Giê Su đã so sánh những đồ vật hoặc tình huống quen thuộc với những lẽ thật thuộc linh (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Ngụ Ngôn ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Các môn đồ của Chúa Giê Su đã từng hỏi Ngài tại sao Ngài dạy bằng các câu chuyện ngụ ngôn (xin xem Ma Thi Ơ 13:10).

Hãy đọc Ma Thi Ơ 13:11–13, 16 , tìm kiếm lý do tại sao Đấng Cứu Rỗi nói rằng Ngài dạy bằng các câu chuyện ngụ ngôn.

  • Những câu này giúp em hiểu gì về lý do tại sao Đấng Cứu Rỗi dạy bằng các câu chuyện ngụ ngôn?

  • Em nghĩ tại sao một số người nhìn, nghe và hiểu các sứ điệp của Chúa còn những người khác thì không?

Các bài học sau này sẽ đề cập đến một số câu chuyện ngụ ngôn dài hơn, như câu chuyện ngụ ngôn về người gieo giống và câu chuyện ngụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng.

Tiến trình sau đây có thể giúp em hiểu rõ hơn các câu chuyện ngụ ngôn của Đấng Cứu Rỗi và học được những bài học thuộc linh quan trọng từ những câu chuyện này. Hãy ghi lại các bước này vào nhật ký ghi chép việc học tập của em.

  1. Tìm các chi tiết quan trọng.

  2. Đưa ra những sự so sánh về thuộc linh.

  3. Khám phá những bài học quý giá.

  4. Xác định cách áp dụng cho cá nhân.

Thực hành từng bước này trong khi xem một câu chuyện ngụ ngôn ngắn.

Sau đây là một ví dụ về việc sử dụng bốn bước này trong khi học Ma Thi Ơ 13:44 . Đừng ngại sử dụng ví dụ này hoặc ví dụ khác để giúp học viên biết được cách tìm ra những bài học và cách hữu hiệu nhất để áp dụng các câu chuyện ngụ ngôn.

Tìm các chi tiết quan trọngThực hành bước đầu tiên trong tiến trình này bằng cách đọc Ma Thi Ơ 13:44 và tìm các chi tiết quan trọng. Những chi tiết này có thể bao gồm con người, địa điểm, đồ vật, hành động hoặc sự kiện. Em có thể muốn đánh dấu điều mà em tìm thấy trong thánh thư của mình.

  • Em đã tìm thấy những chi tiết quan trọng nào?

Các chi tiết em có thể nhận thấy bao gồm báu vật, người đàn ông tìm thấy của báu và việc anh ta đã bán tất cả những gì anh ta có để mua của báu đó.Đưa ra những sự so sánh về thuộc linhViệc đưa ra những sự so sánh thuộc linh có thể đến một cách tự nhiên trong khi em khám phá ra những chi tiết quan trọng, nhưng điều này cũng có thể đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn. Đừng sợ phải suy ngẫm về các chi tiết và tìm kiếm manh mối, hãy sử dụng sự trợ giúp thánh thư mà có sẵn cho em.

Hãy cân nhắc cho học viên xem một vài đồ vật phổ biến mà học viên có thể sử dụng để thực hành việc đưa ra những sự so sánh thuộc linh, như được mô tả trong đoạn sau.

Để thực hành kỹ năng này, hãy dành một chút thời gian để so sánh một số đồ vật với những điều thuộc linh. Ví dụ, em có thể so sánh một cục tẩy với giáo lý về sự hối cải.

  • Em đã nghĩ ra những cách so sánh nào?

Trong câu chuyện ngụ ngôn trong Ma Thi Ơ 13:44 , Đấng Cứu Rỗi đã giúp chúng ta tạo ra ít nhất một mối liên hệ khi Ngài nói, “nước thiên đàng giống như của báu chôn trong một đám ruộng kia” ( Ma Thi Ơ 13:44).

  • Em có thể đưa ra những sự so sánh thuộc linh nào bằng cách sử dụng các chi tiết khác trong câu chuyện ngụ ngôn này?

Khám phá những bài học quý giáĐể khám phá những bài học quý giá, có thể là hữu ích nếu em đặt câu hỏi về những chi tiết mà em đã nhận thấy và những sự so sánh thuộc linh mà em đã đưa ra.

  • Nếu chúng ta biết rằng “Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là vương quốc của Thượng Đế trên thế gian” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Vương Quốc của Thượng Đế hoặc Vương Quốc Thiên Thượng ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org), thì Đấng Cứu Rỗi muốn chúng ta hiểu những bài học nào từ câu chuyện ngụ ngôn của Ngài?

Một bài học mà chúng ta có thể học được từ câu chuyện ngụ ngôn này là khi chúng ta đã tìm thấy Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi và nhận ra giá trị của Giáo Hội, chúng ta nên vui mừng từ bỏ tất cả những thứ khác để tiếp nhận các phước lành của việc trở thành một phần của vương quốc của Thượng Đế. Cân nhắc ghi lại những bài học quý giá mà em học được vào phần Ghi Chú trên trang ChurchofJesusChrist.org hoặc trong thánh thư của em.Xác định cách áp dụng cho cá nhânXác định cách áp dụng cho cá nhân bằng cách tự hỏi bản thân mình cần làm gì trong cuộc sống của chính mình để áp dụng những bài học mà em đã khám phá ra.

Trong số nhiều cách để áp dụng lẽ thật này, chúng ta có thể cân nhắc việc cam kết phục vụ trung tín hơn trong một chức vụ kêu gọi của Giáo Hội hoặc từ bỏ những điều trong cuộc sống đang ngăn cản chúng ta vui hưởng trọn vẹn các phước lành của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Làm thế nào mà việc tuân theo khuôn mẫu học tập này giúp em tìm thấy ý nghĩa trong câu chuyện ngụ ngôn ngắn này?

Khuyến khích học viên nỗ lực và không nản lòng nếu các em cảm thấy khó để hiểu các câu chuyện ngụ ngôn.

Chọn một trong các phần tham khảo thánh thư sau đây và thực hiện theo từng bước trong số bốn bước được mô tả ở trên. (Khi em hoàn thành, em có thể thử một hoặc nhiều phần tham khảo thánh thư khác.)

  • Em đã khám phá ra điều gì khi học câu chuyện ngụ ngôn bằng cách sử dụng bốn bước này?

  • Em nghĩ chúng ta có thể học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi qua sự lựa chọn của Ngài để sử dụng các câu chuyện ngụ ngôn khi dạy những bài học quý giá?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô dạy bằng những câu chuyện ngụ ngôn?

“Câu chuyện ngụ ngôn truyền đạt cho người nghe lẽ thật tôn giáo một cách chính xác tương ứng với đức tin và trí năng của người đó; đối với những người chậm hiểu và không được soi dẫn thì đó chỉ là một câu chuyện đơn thuần, ‘xem mà không thấy’, trong khi đối với những người được soi dẫn và đầy thuộc linh, nó tiết lộ những điều kín nhiệm hoặc bí mật của vương quốc thiên thượng. Vì vậy, câu chuyện ngụ ngôn cho thấy điều kiện để đạt được mọi sự hiểu biết thật sự. Chỉ người tìm kiếm mới tìm thấy được” (Bible Dictionary, “ Parables ”).

Tại sao việc tìm kiếm ý nghĩa trong các câu chuyện ngụ ngôn và trong kinh nghiệm của chúng ta lại quan trọng?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Mỗi người chúng ta nên tìm kiếm những bài học và lời cảnh báo trong các sự kiện đơn giản trong cuộc sống hằng ngày. Khi chúng ta tìm kiếm với một tâm trí và một tấm lòng rộng mở để tiếp nhận sự hướng dẫn thiên thượng bằng quyền năng của Đức Thánh Linh, một số những lời giảng dạy quan trọng nhất mà chúng ta có thể nhận được và nhiều những lời cảnh báo mạnh mẽ nhất mà có thể bảo vệ chúng ta sẽ đến từ những kinh nghiệm thường ngày của chúng ta. Các câu chuyện ngụ ngôn hùng hồn được chứa đựng trong cả thánh thư lẫn cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

(David A. Bednar, “Hãy Chú Tâm Cầu Nguyện Luôn Luôn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 34)

Những câu chuyện ngụ ngôn trong Ma Thi Ơ 13 dạy cho chúng ta điều gì về những ngày sau?

Tiên Tri Joseph Smith (1805–1844) đã dạy rằng những câu chuyện ngụ ngôn của Đấng Cứu Rỗi trong Ma Thi Ơ 13 giúp chúng ta hiểu việc quy tụ mọi người vào Giáo Hội trong thời Kinh Tân Ước và cả những ngày sau: “Theo tôi nghĩ, những lời nói của Đấng Cứu Rỗi, được ghi lại trong chương 13 của sách Phúc Âm của Ngài theo Thánh Ma Thi Ơ,… , cho phép chúng ta hiểu chủ đề quan trọng của việc quy tụ cũng rõ ràng như bất cứ điều gì được ghi lại trong Kinh Thánh” (“To the Elders of the Church of the Latter Day Saints”, Latter Day Saints’ Messenger and Advocate, tháng Mười Hai năm 1835, 2:225; chính tả, cách viết hoa và dấu chấm câu đã được hiện đại hóa).

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Sử dụng những câu chuyện hoặc câu chuyện ngụ ngôn hiện đại

Để giúp học viên thấy giá trị của việc tìm kiếm thánh thư và các câu chuyện ngụ ngôn đối với các bài học quan trọng, hãy cân nhắc giới thiệu các ví dụ ở thời hiện đại như sau:

Trong sứ điệp “Hãy Chú Tâm Cầu Nguyện Luôn Luôn” (Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 31–35), Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ kinh nghiệm mà ông và Chị Bednar có được ở Châu Phi khi quan sát động vật hoang dã.

2:3