Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 13:3–8, 18–23


Ma Thi Ơ 13:3–8, 18–23

Câu Chuyện Ngụ Ngôn về Người Gieo Giống

Tomato seedlings growing in the soil

Chúa Giê Su giảng dạy một câu chuyện ngụ ngôn về một người đàn ông gieo hạt giống. Những hạt giống này rơi trên các loại đất khác nhau, mang đến các kết quả khác nhau. Tương tự như vậy, lời của Thượng Đế được những người nghe tiếp nhận theo nhiều cách khác nhau. Bài học này sẽ giúp em chuẩn bị tấm lòng để tiếp nhận và nuôi dưỡng lời của Thượng Đế.

Sử dụng đồ vật và hình ảnh. Các đồ vật và hình ảnh có thể giúp học viên hình dung ra các nhân vật, nơi chốn, sự kiện, đồ vật và biểu tượng trong thánh thư. Ví dụ, thay vì chỉ nói suông về những chi tiết này trong thánh thư, hãy mời học viên vẽ chúng ra.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm câu hỏi này từ đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: “Tại sao đôi khi lòng chúng ta dễ tiếp nhận lẽ thật, trong khi những lúc khác chúng ta lại bị cám dỗ để chối bỏ lẽ thật đó?” (“Ngày 20–26 tháng Ba. Ma Thi Ơ 13; Lu Ca 8; 13: ‘‘Ai Có Tai, Hãy Nghe’”, Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023).

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Chuẩn bị bản thân để nghe lời của Thượng Đế

Cân nhắc bắt đầu lớp học bằng cách mời một số học viên chia sẻ câu trả lời cho câu hỏi mà các em được mời suy ngẫm khi chuẩn bị cho buổi học.

Hãy dành một chút thời gian để đánh giá xem em sẵn lòng tiếp nhận lời của Thượng Đế như thế nào. Sử dụng thang điểm này với mỗi câu sau đây:

Thường xuyên—Đôi khi—Hiếm khi

Trưng ra hoặc đọc chậm những câu này để học viên có thời gian suy ngẫm về khả năng tiếp nhận của bản thân họ đối với lời của Thượng Đế. Học viên phải suy ngẫm thầm câu trả lời của mình, không trả lời thành tiếng.

Tôi học thánh thư với mục đích học hỏi và phát triển.

Tôi cố gắng nhận thấy ảnh hưởng của Thánh Linh trong cuộc sống của mình và tuân theo các chỉ dẫn mà tôi được ban cho.

Tôi lắng nghe và tuân theo lời khuyên bảo của Chúa qua các vị tiên tri và sứ đồ của Ngài.

Tôi tìm cách củng cố chứng ngôn cá nhân của mình về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài.

Bây giờ, em đã xem xét thái độ của mình về lời của Thượng Đế, em đã sẵn sàng để học câu chuyện ngụ ngôn về người gieo giống. Trong câu chuyện ngụ ngôn này, Chúa đã phác thảo một số vấn đề tiềm ẩn mà có thể khiến hạt giống không thể phát triển, bén rễ và ra trái. Như với tất cả các câu chuyện ngụ ngôn của Ngài, Chúa đã sử dụng các yếu tố quen thuộc để dạy các bài học thuộc linh.

Hãy sử dụng khuôn mẫu bốn bước sau đây để học câu chuyện ngụ ngôn về người gieo giống. Bất kể em phản ứng như thế nào với những câu trên, bài học này được thiết kế để giúp em chuẩn bị tấm lòng để tiếp nhận những phước lành mà Chúa muốn ban cho em. Khi em học, hãy tìm các cách để có một kinh nghiệm có ý nghĩa với lời của Thượng Đế.

Nếu khuôn mẫu này đã được giới thiệu trong bài học trước, thì hãy cân nhắc yêu cầu học viên nhớ lại từng bước, sau đó viết các bước đó lên trên bảng.

  1. Tìm các chi tiết quan trọng.

  2. Đưa ra những sự so sánh về thuộc linh.

  3. Khám phá những bài học quý giá.

  4. Xác định cách áp dụng cho cá nhân.

Tìm các chi tiết quan trọng

Đối với sinh hoạt sau đây, học viên có thể làm việc theo cặp. Một học viên trong mỗi cặp có thể đọc bộ câu đầu tiên trong khi học viên kia chỉ ra những chi tiết quan trọng. Sau đó, mỗi người có thể vẽ một bức tranh trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình. Rồi thì học viên có thể đổi vai và lặp lại quá trình này cho các bộ câu khác.

Một cách để hình dung các chi tiết quan trọng là vẽ từng phần của câu chuyện ngụ ngôn. Chia một trang trong nhật ký ghi chép việc học tập của em thành bốn phần. Đọc các câu và vẽ đơn giản về những gì được miêu tả.

  1. Ma Thi Ơ 13:3–4

  2. Ma Thi Ơ 13:5–6

  3. Ma Thi Ơ 13:7

  4. Ma Thi Ơ 13:8

Nếu học viên cần giúp đỡ để hiểu điều gì cần vẽ, thì hãy cân nhắc đưa ra các ví dụ như sau:

Drawings of a bird with a seed, the sun shining on a plant, thorns growing around a plant, a wheat plant.

Đưa ra những sự so sánh về thuộc linh

Đọc những lời giải thích của Chúa Giê Su về câu chuyện ngụ ngôn trong những câu sau đây. Viết ra bất kỳ sự so sánh nào mà Ngài đã đưa ra bên cạnh các bức vẽ của em.

Học viên có thể làm việc riêng cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ. Nếu học viên làm việc theo nhóm, thì hãy chia các câu cho các học viên trong nhóm và yêu cầu học viên báo cáo với nhóm những điều các em tìm được.

  1. Ma Thi Ơ 13:19

  2. Ma Thi Ơ 13:20–21

  3. Ma Thi Ơ 13:22

  4. Ma Thi Ơ 13:23

Khám phá những bài học quý giá

Để khám phá những bài học quý giá, có thể là hữu ích khi đặt ra những câu hỏi để cho Đức Thánh Linh dạy cho riêng em. Ngoài những câu hỏi sau đây, hãy nghĩ đến những câu hỏi khác mà em có thể hỏi.

  • Đấng Cứu Rỗi muốn tôi học được điều gì từ câu chuyện ngụ ngôn này?

  • Tại sao Đấng Cứu Rỗi muốn tôi biết tấm lòng của mình?

Em cũng có thể tưởng tượng câu chuyện ngụ ngôn đó có thể được áp dụng như thế nào trong cuộc sống thực tại. Ví dụ, hãy thử hình dung xem những hành động của một người có tấm lòng như đá sỏi hoặc bụi gai có thể khác với những hành động của một người có trái tim như đất lành ra sao. Khi em nghĩ về những hành động này, hãy cân nhắc viết một số hành động đó bên cạnh mỗi bức vẽ của em.

Có thể yêu cầu học viên đưa ra một số ví dụ về các hành động mà các em đã viết ra. Nếu học viên gặp khó khăn trong việc nghĩ ra các ví dụ, các tình huống trong phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung” có thể hữu ích.

  • Em có thể đưa ra gợi ý gì cho người có tấm lòng chai đá, cứng rắn hoặc gai góc?

Xác định cách áp dụng cho cá nhân

Hãy suy ngẫm về tình trạng của tấm lòng của em và loại đất nào trong số bốn loại đất này mô tả em chính xác nhất. Nếu tình trạng thuộc linh của tấm lòng em hiện không như em muốn, thì hãy biết rằng em có thể thay đổi.

Dựa trên những điều em đã học được hôm nay, hãy dành một phút để suy ngẫm về những điều em có thể làm để cải thiện tình trạng của tấm lòng mình.

  • Em sẽ làm gì để mời gọi lời của Thượng Đế vào lòng mình?

  • Em sẽ làm gì để cải thiện tình trạng của tấm lòng mình?

  • Em sẽ cầu xin Chúa giúp em vượt qua những trở ngại nào?

Cho học viên cơ hội để chia sẻ những điều đã học được hôm nay về Chúa và mong muốn của Ngài để lời của Ngài lớn lên trong lòng chúng ta.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã có một bài nói chuyện trong đại hội trung ương về câu chuyện ngụ ngôn của người gieo giống. Những câu hỏi sau đây được trả lời bằng cách sử dụng lời giải thích của ông.

Hạt giống “rơi dọc đường” là gì? (xin xem Ma Thi Ơ 13:4, 19)

Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Những hạt giống bị “rơi dọc đường” ( Mác 4:4) đã không rơi xuống được trần gian là nơi chúng có thể phát triển được. Chúng giống như những giáo lý rơi vào một con tim chai đá hay không sẵn sàng.

(Dallin H. Oaks, “Chuyện Ngụ Ngôn về Người Gieo Giống”, Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 32)

Điều gì có thể khiến tấm lòng của người nào đó rơi nhằm “chỗ đất đá sỏi”? (xin xem Ma Thi Ơ 13:5, 20–21)

Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Các em trẻ tuổi thân mến, … đây là một ví dụ cụ thể. Nếu trong khi Tiệc Thánh đang được những người nắm giữ chức tư tế chuyền đến và các em đang gõ tin nhắn trên điện thoại hoặc thì thầm hay chơi trò chơi video hay làm bất cứ điều gì khác để từ chối món ăn tinh thần cần thiết cho bản thân mình, thì các em đang làm suy yếu chứng ngôn của mình và làm cho các em khó cảm nhận được Thánh Linh hơn.

(Dallin H. Oaks, “Chuyện Ngụ Ngôn về Người Gieo Giống”, Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 33)

Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra những “bụi gai” của cuộc sống? (xin xem Ma Thi Ơ 13:7, 22)

Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Chúng ta đầu hàng sự “sung sướng đời này” [ Lu Ca 8:14 ] (1) khi bị nghiện ngập, làm suy yếu ân tứ quý báu của quyền tự quyết của Thượng Đế; (2) khi chúng ta bị cám dỗ bởi những thú tiêu khiển tầm thường, mà làm cho chúng ta rời xa những sự việc có tầm quan trọng vĩnh cửu; và (3) khi chúng ta có một tâm lý hưởng thụ mà làm suy giảm sự phát triển cá nhân cần thiết để làm cho chúng ta có đủ điều kiện cho số mệnh vĩnh cửu của mình.

Chúng ta bị “những nỗi lo lắng … của cuộc đời này” [ Lu Ca 8:14 ] chế ngự khi chúng ta lo ngại cho tương lai đến nỗi không hành động hay quyết định gì cả, điều này ngăn cản chúng ta tiến bước trong đức tin, tin cậy nơi Thượng Đế và lời hứa của Ngài.

(Dallin H. Oaks, “Chuyện Ngụ Ngôn về Người Gieo Giống”, Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 34–35)

Cần phải có những gì để sinh ra quả từ “chỗ đất tốt”? (xin xem Ma Thi Ơ 13:8, 23)

Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Chúng ta có hạt giống của lời phúc âm. Điều này tùy thuộc vào mỗi người chúng ta phải sắp xếp các ưu tiên và làm những điều mà làm cho đất của mình được tốt và mùa thu hoạch của mình được dồi dào. Chúng ta cần phải tìm cách đứng vững vàng trong phúc âm và cải đạo theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Cô Lô Se 2:6–7). Chúng ta đạt được sự cải đạo này bằng cách cầu nguyện, bằng cách đọc thánh thư, bằng cách phục vụ, và bằng cách thường xuyên dự phần Tiệc Thánh để luôn được Thánh Linh của Ngài ở cùng chúng ta.

(Dallin H. Oaks, “Chuyện Ngụ Ngôn về Người Gieo Giống”, Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 35)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Xem xét đất trước khi trồng

Chia học viên thành các nhóm nhỏ và cung cấp cho mỗi nhóm một thùng nhỏ chứa đầy một loại đất như mô tả trong câu chuyện ngụ ngôn về người gieo giống. Mời học viên xem xét đất và thảo luận xem các em sẽ làm gì để khiến đất đó trở nên lý tưởng cho việc gieo hạt. Có thể yêu cầu học viên nghiên cứu câu chuyện ngụ ngôn để tìm điều mà loại đất đó có thể tượng trưng về mặt thuộc linh và thảo luận với nhóm những gì các em có thể học được từ đó.

Drawings of a bird with a seed, the sun shining on a plant, thorns growing around a plant, a wheat plant.

Câu chuyện ngụ ngôn trong đời thực

Cân nhắc sử dụng các tình huống sau đây để giúp học viên nhận ra các loại đất, hoặc tình trạng của tấm lòng. Học viên có thể đưa ra những gợi ý để giúp nhân vật trong mỗi tình huống đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn và để lời của Thượng Đế lớn lên trong lòng họ.

Scott được bạn bè giới thiệu phúc âm phục hồi và được làm phép báp têm ngay sau đó. Tuy nhiên, một vài tháng sau khi gia nhập Giáo Hội, một số người bắt đầu trêu chọc bạn ấy vì niềm tin mới của bạn ấy. Scott không cảm thấy mình có thể xử lý được việc bị người khác chú ý một cách tiêu cực.

Jill học tốt ở trường, tham gia đội kịch, và yêu thích công việc của mình. Vì trách nhiệm với trường học và công việc, Jill đã chọn bỏ qua các sinh hoạt của Giáo Hội và không ghi danh vào lớp giáo lý trong năm nay. Bạn ấy thực sự muốn tập trung vào việc học và sự nghiệp trong tương lai.

Đưa ra những sự so sánh bằng Sách Mặc Môn

Mời học viên đọc sự so sánh lời của Thượng Đế với hạt giống mà An Ma đã đưa ra (xin xem An Ma 32:26–43). Các em cũng có thể nghiên cứu giấc mơ của Lê Hi về cây sự sống và so sánh từng nhóm người được mô tả trong khải tượng với các loại đất trong câu chuyện ngụ ngôn về người gieo giống (xin xem 1 Nê Phi 8:19–34). Học viên có thể chia sẻ xem làm thế nào mà những câu chuyện này trong Sách Mặc Môn giúp bổ sung cho sự hiểu biết của các em về những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi trong câu chuyện ngụ ngôn về người gieo giống.