Lớp Giáo Lý
Đánh Giá Việc Học Tập của Em 3


Đánh Giá Việc Học Tập của Em 3

Ma Thi Ơ 8–13; Mác 2–5; Lu Ca 7–9; 11; 13

Hình Ảnh
Mendoza, Argentina. A group of young men and young women attend an early morning seminary class.

Bài học này nhằm giúp em đánh giá những mục tiêu đã đặt ra, việc học tập và sự phát triển cá nhân mà em đã trải nghiệm khi học Kinh Tân Ước trong năm cho đến nay.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Hãy suy ngẫm về sự phát triển gần đây của em

Hãy tạo cơ hội cho học viên suy ngẫm về sự phát triển thuộc linh gần đây của các em. Có một cách để thực hiện điều này là trưng ra các câu hỏi sau đây và cho học viên thời gian để ghi lại suy nghĩ và câu trả lời của các em vào nhật ký ghi chép việc học tập.

Một trong những mục đích của lớp giáo lý là giúp em đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và trở thành môn đồ của Ngài. Hãy dành ra một chút thời gian để suy nghĩ về sự phát triển thuộc linh gần đây của em. Các câu hỏi sau đây có thể hướng dẫn cho em. Cân nhắc ghi lại các câu trả lời của em cho những câu hỏi này vào nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Một thay đổi em đã thực hiện gần đây trong cuộc sống của mình mà đã mang em đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn là gì?

  • Em đã học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi trong những nghiên cứu gần đây của em mà đặc biệt có ý nghĩa đối với em?

  • Em cảm thấy mình đang trở nên giống như Chúa Giê Su hơn trong những phương diện nào?

Khi học viên đã hoàn thành việc suy ngẫm về sự phát triển thuộc linh của các em, hãy mời các em chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của mình với lớp học.

Các sinh hoạt sau đây được thiết kế để giúp học viên đánh giá việc học tập và phát triển của các em. Hãy sử dụng các sinh hoạt này, hoặc cân nhắc các sinh hoạt khác mà sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của học viên.

Đánh giá khả năng hiểu thánh thư của em

Trong lớp giáo lý năm nay, em đã được dạy nhiều kỹ năng khác nhau để giúp em hiểu thánh thư hơn. Một số kỹ năng này, chẳng hạn như xác định các từ khó, có thể giúp em hiểu rõ hơn về ngôn ngữ được sử dụng trong thánh thư. Các kỹ năng khác, chẳng hạn như khuôn mẫu gồm bốn bước để hiểu được các biểu tượng được sử dụng với những câu chuyện ngụ ngôn, có thể đã giúp em hiểu rõ hơn về các sứ điệp trong thánh thư.

Cuộc khảo sát sau đây chỉ là một phương pháp giúp học viên suy ngẫm về những điều các em đã làm để gia tăng khả năng hiểu thánh thư. Một lựa chọn khác là hướng dẫn một cuộc thảo luận trong lớp về những gì hữu hiệu trong việc học thánh thư riêng và những thử thách mà các em vẫn phải đương đầu. Một lựa chọn thứ ba có thể là tạo cơ hội cho học viên thể hiện bằng cách sử dụng một kỹ năng đã giúp ích cho các em.

  • Sử dụng thang điểm từ 0 đến 5, những kỹ năng học tập sau đây đã giúp em đến mức nào để hiểu rõ hơn về thánh thư?

0. Tôi chưa sử dụng kỹ năng này.

1. Không chút nào

2. Một chút

3. Một phần nào đó

4. Khá nhiều

5. Hoàn toàn

______ Nhận ra các nguyên tắc

______ Hiểu các biểu tượng và phép ẩn dụ (ví dụ: trong các câu chuyện ngụ ngôn của Đấng Cứu Rỗi)

______ Gắn thẻ (trong Thư Viện Phúc Âm), đánh dấu, gạch dưới, v.v.

______ Ghi lại những suy nghĩ và ấn tượng khi em học

______ Liên kết (trong Thư Viện Phúc âm) hoặc tham khảo chéo các câu

______ Học nhiều quan điểm (ví dụ: học cùng một câu chuyện từ các quan điểm khác nhau)

______ Hình dung thánh thư

  • Em sẽ thêm những kỹ năng nào khác mà mình đã thử vào bản liệt kê này?

  • Việc thực hiện các kỹ năng học thánh thư đã giúp em biết rõ hơn về Chúa Giê Su Ky Tô và hiểu rõ hơn những lời giảng dạy của Ngài như thế nào?

Giải thích vai trò thiết yếu của các vị tiên tri và sứ đồ trong Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi

Cách đây không lâu, em đã học về việc Đấng Cứu Rỗi kêu gọi Mười Hai Vị Sứ Đồ của Ngài là một phần của việc thiết lập Giáo Hội của Ngài (xin xem Ma Thi Ơ 10).

Một cách thay thế để trình bày tình huống sau đây là cân nhắc cho học viên xem tình huống được Anh Cả Jeffrey R. Holland chia sẻ trong “Các Vị Tiên Tri Lại Đến trong Xứ,” trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ mã thời gian 0:00 đến 2:28. Sau khi học viên đã xem xong video, hãy hỏi những câu hỏi sau đây.

Hãy tưởng tượng rằng em có một người bạn đang tìm hiểu về Giáo Hội và muốn biết thêm về vai trò của các vị tiên tri và sứ đồ trong Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi ngày nay. Giả sử rằng người bạn này hỏi em những câu hỏi sau đây. Hãy chuẩn bị một câu trả lời cho bạn của em. Có thể hữu ích nếu bao gồm các lẽ thật từ Ma Thi Ơ 10 trong câu trả lời của em.

Có thể hữu ích nếu mời học viên làm việc với một người bạn cùng nhóm khi các em chuẩn bị câu trả lời của mình. Sau đó, có thể yêu cầu các cặp đóng diễn để chia sẻ câu trả lời của các em với một cặp khác.

  • Tại sao Đấng Cứu Rỗi kêu gọi các Vị Sứ Đồ?

  • Tại sao chúng ta cần các Vị Sứ Đồ tại thế ngày nay?

Đánh giá cách em đang thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô để hối cải các tội lỗi của mình

Em có thể đã xem sơ đồ này trong một bài học trước. Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm xem em có thể đặt mình ở đâu trên sơ đồ này hôm nay. Suy ngẫm xem em cảm thấy gần gũi với Chúa đến mức nào và em đang di chuyển theo hướng nào.

Hình Ảnh
Shows two stick figures, one going toward Christ, the other going away from Christ

Trong khi học Kinh Tân Ước, em có thể cảm thấy được soi dẫn để đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn bằng cách thực hành đức tin nơi Ngài và hối cải tội lỗi của mình. Mặc dù đôi khi có vẻ như sự hối cải sẽ dẫn đến những hệ quả không dễ chịu, đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và sự hối cải chân thành có thể giúp chúng ta vượt qua những nỗi sợ hãi đó.

Hình Ảnh
Shows two stick figures, one going toward Christ, the other going away from Christ

Nếu không dạy bài học về Lu Ca 7:36–50, hãy cân nhắc điều chỉnh nội dung sau đây theo cách mà vẫn giúp học viên suy ngẫm về những nỗ lực gần đây của các em trong việc thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô để hối cải tội lỗi của mình.

Nếu tham gia vào bài học về Lu Ca 7:36–50, em có thể nhớ rằng mình đã được yêu cầu lập ra một kế hoạch để giúp em gia tăng tình yêu thương dành cho Đấng Cứu Rỗi bằng cách hối cải tội lỗi của mình. Trong bài học đó, em được yêu cầu trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Một điều em cần ngừng làm để đến gần hơn với Đấng Cứu Rỗi là gì? Em sẽ ngừng lại như thế nào?

  • Một điều em cần bắt đầu làm để đến gần hơn với Đấng Cứu Rỗi là gì? Em sẽ bắt đầu như thế nào?

Nếu có thể, hãy tham khảo lại mục này trong nhật ký ghi chép việc học tập để xem lại cách em trả lời hai câu hỏi này. Hãy suy ngẫm về sự tiến triển mà em đã đạt được với những mục tiêu mà mình đã đặt ra. Các câu hỏi sau đây có thể hướng dẫn cho em.

Cân nhắc trưng ra ba câu hỏi tiếp theo để học viên trả lời riêng trong nhật ký ghi chép việc học tập. Những câu hỏi này không nhằm mục đích thảo luận với người khác.

  • Em đã gặp phải những trở ngại nào hoặc em đã đạt được sự tiến triển nào trong khi cố gắng thay đổi và đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

  • Chúa đã giúp đỡ em như thế nào?

  • Dựa trên sự tiến triển hiện tại của em, em nghĩ bước tiếp theo của mình nên là gì?

Sau khi cho học viên thời gian để trả lời câu hỏi trước, hãy tổ chức một cuộc thảo luận tổng quát hơn về sự hối cải. Hãy nhớ khuyến khích học viên không chia sẻ thông tin có thể quá riêng tư trong cuộc thảo luận này. Cân nhắc sử dụng các câu hỏi như sau:

  • Em có những câu hỏi nào về sự hối cải?

  • Việc chọn hối cải đã giúp em phát triển về mặt thuộc linh và nhận được niềm vui như thế nào?

  • Em đã cảm thấy như thế nào về tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi khi cố gắng hối cải hoặc thay đổi?

Hãy làm chứng rằng chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi khi chúng ta hối cải một cách chân thành và khiêm nhường, đồng thời khuyến khích học viên thực hành đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi và hối cải.

In