Lớp Giáo Lý
Hê Bơ Rơ 11, Phần 2


Hê Bơ Rơ 11, Phần 2

Sống theo Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Hình Ảnh
Youth preparing food for service project in Puerto Rico

Em đã bao giờ tự hỏi làm thế nào một số người vẫn trung tín ngay cả khi đương đầu với những thử thách khó khăn nhất trong cuộc sống không? Họ hiểu gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô mà giúp họ kiên trì? Sau khi dạy Các Thánh Hữu người Hê Bơ Rơ về đức tin, Phao Lô đã khuyến khích họ thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô như những người trung tín khác đã làm. Bài học này có thể giúp em gia tăng mong muốn sống theo đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và nhận ra những phước lành mà Thượng Đế ban cho em nhờ vào đức tin của em.

Khuyến khích học viên có ý thức để nỗ lực cố gắng trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Giúp học viên hiểu rằng việc trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi là một tiến trình đòi hỏi đức tin. Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô sẽ trở thành một thuộc tính trong tính cách của các em khi các em học về Ngài và hành động trong đức tin nơi Ngài.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về cách các em hoặc một người nào đó mà các em biết đã được Thượng Đế ban phước vì họ đã thực hành đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Khuyến khích các em chuẩn bị để chia sẻ một kinh nghiệm của mình với cả lớp.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Hành động bằng đức tin

Để bắt đầu bài học, hãy cân nhắc trưng ra một số hình ảnh từ thánh thư hoặc lịch sử Giáo Hội thể hiện một người nào đó đang thực hành đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Mời một số học viên kể lại vắn tắt câu chuyện của một cá nhân và giải thích xem người đó đã được ban phước như thế nào vì đã hành động bằng đức tin. Học viên có thể sử dụng bài tập chuẩn bị của lớp cho sinh hoạt này.

Hãy nghĩ đến những cá nhân trong thánh thư hoặc lịch sử Giáo Hội hoặc những người mà em biết là được Thượng Đế ban phước vì họ đã thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Những hình ảnh sau đây có thể giúp em nhớ một số câu chuyện này.

Hình Ảnh
The Old Testament prophet Enoch and people from the City of Zion being translated. The people are depicted kneeling on a cloud. Enoch has his arms raised in the air.
Hình Ảnh
A woman lying on the ground as she reaches for the hem of the garment of Jesus Christ.
Hình Ảnh
The Book of Mormon prophet Helaman riding on a white horse. Helaman is leading an army of 2,000 young Lamanite warriors. The warriors are marching and carrying spears. Scriptural reference: Alma 53:16-22.
Hình Ảnh
Joseph Smith sitting on the floor on some straw in Liberty jail writing on a piece of paper with sunlight shining on him.
  • Em nhận thấy điều gì nổi bật trong câu chuyện của người này?

  • Chúng ta được ảnh hưởng như thế nào khi nghe hoặc chia sẻ những câu chuyện về đức tin? Tại sao?

Trong bài học trước, em đã học về ý nghĩa của việc em có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy suy ngẫm xem việc thực hành nhiều đức tin hơn nơi Ngài có thể củng cố em như thế nào trong những lĩnh vực mà em có thể cảm thấy yếu kém và dễ bị tổn thương. Có thể là hữu ích để ghi lại những ấn tượng này trong nhật ký ghi chép việc học tập của em. Khi em học hôm nay, hãy suy ngẫm về cách em có thể gia tăng mong muốn và khả năng thực hành đức tin của mình.

Những người “cậy đức tin” mà sống

Như được ghi lại trong Hê Bơ Rơ 11 , Phao Lô đã chia sẻ nhiều ví dụ về những cá nhân trong Kinh Cựu Ước mà sống “theo đức tin” và “nhờ đức tin.” Em có thể nhận thấy những cụm từ này được lặp lại nhiều lần trong Hê Bơ Rơ 11. Khi em nghiên cứu một số ví dụ mà Phao Lô đã chia sẻ với Các Thánh Hữu người Hê Bơ Rơ, hãy suy ngẫm xem tình yêu thương và lòng quảng đại của Thượng Đế được thể hiện như thế nào qua những phần thưởng và phước lành mà Ngài đã ban cho những người hành động bằng đức tin.

Đối với sinh hoạt sau đây, hãy cân nhắc chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm được chỉ định một nhóm câu thánh thư để nghiên cứu. Khi học viên hoàn thành, có thể mời các em chia sẻ những điều đã học được với một học viên đã nghiên cứu một câu chuyện khác.

Tạo một bảng biểu gồm hai cột trong nhật ký ghi chép việc học tập tương tự như sau. Hãy đảm bảo chừa ra nhiều khoảng trống bên dưới mỗi đề mục.

Cách đức tin được thực hành

Cách Thượng Đế ban thưởng cho những hành động trung tín

Hãy học ít nhất một trong những nhóm câu thánh thư sau đây. Khi em học, hãy ghi lại những hiểu biết sâu sắc của mình vào bảng biểu trong nhật ký ghi chép việc học tập.

Hê Bơ Rơ 11:4–11, 17–22

Hê Bơ Rơ 11:23–31

Hê Bơ Rơ 11:32–38

Cân nhắc việc sử dụng các câu hỏi sau đây để giúp học viên ôn lại những điều đã học được.

  • Những người được đề cập đến trong các câu thánh thư của các em đã thực hành đức tin của họ nơi Thương Đế bằng một số cách thức nào?

  • Thượng Đế ban thưởng cho họ với quyền năng và những phước lành của Ngài theo một số cách thức nào?

  • Em đã học được gì từ những câu thánh thư này mà có thể giúp ích cho em trong cuộc sống?

  • Từ việc học những câu thánh thư này, em đã học được gì về Thượng Đế?

Qua những tấm gương trung tín mà Phao Lô đã chia sẻ, chúng ta có thể học được nhiều lẽ thật về đức tin, Thượng Đế và bản thân mình. Một trong những lẽ thật được minh họa trong khắp chương này được dạy trong Hê Bơ Rơ 11:6 : Thượng Đế ban thưởng cho những người thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu em chưa làm như vậy, thì hãy cân nhắc đánh dấu “Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài” trong câu 6 .

  • Làm thế nào mà việc siêng năng tìm kiếm Thượng Đế có thể là một cách để thực hành đức tin của em?

  • Em nghĩ tại sao Cha Thiên Thượng hài lòng khi chúng ta thực hành đức tin của mình?

Cân nhắc trưng ra các câu hỏi sau đây và mời học viên thảo luận theo nhóm nhỏ.

Nếu học viên gặp khó khăn với câu hỏi thứ hai, hãy cân nhắc chia sẻ lời phát biểu của Anh Cả Ronald A. Rasband trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” của bài học.

  • Em nghĩ tại sao việc thực hành đức tin là điều cần thiết để chúng ta nhận được những phước lành của Thượng Đế trong cuộc sống của mình?

  • Điều gì có thể giúp em kiên trì khi những phước lành cho những hành động trung tín dường như không đến?

Sống theo đức tin

Ngoài việc ban phước cho nhiều người trong quá khứ vì đã thực hành đức tin nơi Ngài, Thượng Đế còn là “Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài” ( Hê Bơ Rơ 11:6) trong thời kỳ của chúng ta.

Cũng hãy suy ngẫm về những cách Thượng Đế đã ban phước cho em khi em thực hành đức tin nơi Ngài.

Hãy nghĩ về lúc em hoặc một người nào đó mà em biết đã nhận được những phước lành của Thượng Đế khi thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Cân nhắc mời học viên ghi lại câu trả lời của mình cho những câu hỏi sau đây vào nhật ký ghi chép việc học tập trước khi mời những người tình nguyện chia sẻ câu trả lời của các em với cả lớp.

  • Em đã học được điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô từ kinh nghiệm đó?

  • Em nghĩ kinh nghiệm đó có thể giúp em như thế nào trong tương lai để thực hành đức tin của mình nơi hai Ngài?

Hãy cân nhắc chia sẻ một lời chứng cá nhân về những phước lành khi thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Có thể đọc to lời phát biểu sau đây để kết thúc bài học.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống—mọi phước lành tiềm ẩn với ý nghĩa vĩnh cửu—đều bắt đầu với đức tin. Việc để cho Thượng Đế ngự trị trong cuộc sống của chúng ta bắt đầu bằng đức tin rằng Ngài đang sẵn lòng hướng dẫn chúng ta.

(Russell M. Nelson, “Đấng Ky Tô Đã Sống Lại; Đức Tin nơi Ngài Sẽ Dời Được Núi,” Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 102)

Suy ngẫm về những điều em đã học và cảm nhận được khi nghiên cứu về đức tin trong Hê Bơ Rơ 11. Em cảm thấy được thúc giục phải làm điều gì nhờ vào những điều đã học được? Em có thể làm gì để hành động với nhiều đức tin hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô? Hãy ghi lại những suy nghĩ và ấn tượng của em trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Làm thế nào để tôi nhận được các phước lành từ Thượng Đế?

Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Dale G. Renlund of the Quorum of the Twelve Apostles, January 2016.

Hầu hết các phước lành mà Thượng Đế mong muốn ban cho chúng ta đều đòi hỏi chúng ta phải hành động—hành động dựa trên đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi là một nguyên tắc hành động và quyền năng. Đầu tiên, chúng ta hành động trong đức tin; sau đó quyền năng sẽ đến—thùy thuộc theo ý muốn và thời gian của Thượng Đế. Trình tự này rất quan trọng. Mặc dù vậy, hành động được đòi hỏi luôn nhỏ bé khi so sánh với những phước lành mà cuối cùng chúng ta nhận được [xin xem Mô Si A 2:24–25].

(Dale G. Renlund, “Được Phước Lành Nhiều,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 70)

Tôi có thể học được gì từ những tấm gương của các tín hữu trung tín của Giáo Hội ngày nay?

Video sau đây kể lại ví dụ về những cá nhân đã thực hành đức tin nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy suy nghĩ xem ví dụ này có thể ảnh hưởng như thế nào đến em để thực hành đức tin lớn lao hơn trong cuộc sống của mình. Video này có sẵn trên trang mạng ChurchofJesusChrist.org.

Đoạn trích video: “Đức Tin Không Đến Một Cách Tình Cờ mà là Do Chúng Ta Chọn” [10:49–14:13]

Nếu tôi không nhận được câu trả lời hoặc những phước lành thì có phải tôi không đủ trung tín không?

Anh Cả Ronald A. Rasband thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Official Portrait (as of June 2016) of Elder Ronald A. Rasband of the Quorum of the Twelve Apostles.

Thời nay, có rất nhiều phép lạ, dấu hiệu và điều kỳ diệu giữa các tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống của anh chị em và trong cuộc sống của tôi. …

… Những sự đáp ứng không phải lúc nào cũng là điều chúng ta cầu xin hoặc điều chúng ta kỳ vọng, nhưng khi chúng ta tin cậy Chúa, thì Ngài sẽ có mặt ở đó, và Ngài sẽ luôn luôn đúng. Ngài sẽ thích ứng phép lạ với thời điểm chúng ta cần nó. …

Có những lúc chúng ta hy vọng có một phép lạ để chữa lành cho một người thân yêu, để đảo ngược một hành động bất công, hoặc xoa dịu một tâm hồn cay đắng hoặc vỡ mộng. Khi nhìn mọi thứ qua con mắt người trần thế, chúng ta muốn Chúa can thiệp, sửa chỉnh những điều gì bất ổn. Nhờ đức tin, phép lạ sẽ đến, dù không nhất thiết phải có trên thời gian biểu của chúng ta hay với sự quyết tâm mà chúng ta đã mong muốn. Điều đó có nghĩa là chúng ta kém trung tín hoặc không xứng đáng với sự can thiệp của Ngài chăng? Không phải. Chúng ta được Chúa yêu quý. Ngài đã phó mạng sống của Ngài cho chúng ta, và Sự Chuộc Tội của Ngài tiếp tục giải thoát chúng ta khỏi gánh nặng và tội lỗi khi chúng ta hối cải và đến gần Ngài.

Chúa đã nhắc nhở chúng ta: “Đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta” [ Ê Sai 55:8]. Ngài phán: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” [ Ma Thi Ơ 11:28 ]—yên nghỉ khỏi nỗi lo lắng, thất vọng, sợ hãi, không vâng lời, quan tâm đến những người thân, cho những giấc mơ bị mất hoặc tan vỡ. Sự bình an ở giữa nỗi hoang mang hay buồn phiền là một phép lạ. Hãy nhớ lời của Chúa: “Ta chẳng đã phán bình an cho tâm trí ngươi về vấn đề này rồi hay sao? Ngươi có thể nhận được bằng chứng nào lớn hơn ngoài bằng chứng từ Thượng Đế?” [ Giáo Lý và Giao Ước 6:23]. Phép lạ là Chúa Giê Su Ky Tô, Đức Giê Hô Va Vĩ Đại, Con của Đấng Tối Cao, đang đáp lại bằng sự bình an.

(Ronald A. Rasband, “Này! Ta là Thượng Đế Có Nhiều Phép Lạ,” Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 109, 111)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Hê Bơ Rơ 11. Nhận ra những khuôn mẫu và biểu tượng cho Chúa Giê Su Ky Tô

Cân nhắc mời học viên suy ngẫm xem một số ví dụ về đức tin mà Phao Lô đã nêu ra trong Hê Bơ Rơ 11 tương ứng như thế nào với những sự kiện trong cuộc đời của Chúa Giê Su Ky Tô. Điều này có thể giúp học viên hiểu rằng nhiều câu chuyện trong Kinh Cựu Ước là những khuôn mẫu và biểu tượng về cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi.

Ví dụ, việc Áp Ra Ham sẵn sàng dâng Y Sác làm của lễ hy sinh (xin xem Hê Bơ Rơ 11:17) có thể được so sánh với việc Cha Thiên Thượng ban Con Trai Độc Sinh của Ngài để cứu chuộc thế gian (xin xem Giăng 3:16). Tương tự, việc Phao Lô so sánh của lễ hy sinh của A Bên và Ca In (xin xem Hê Bơ Rơ 11:4) có thể được so sánh với việc Đức Giê Hô Va dâng chính Ngài làm Đấng Cứu Chuộc của chúng ta trong hội đồng tiền dương thế trên thiên thượng (xin xem Môi Se 4:1–4). Nô Ê, người đã “đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình” ( Hê Bơ Rơ 11:7), có thể được so sánh với Chúa Giê Su Ky Tô, người “được chuẩn bị từ khi sáng thế để cứu chuộc dân [Ngài]” ( Ê The 3:14).

Ê The 12. Những ví dụ về đức tin từ Sách Mặc Môn

Khi học viên nghiên cứu những ví dụ của Phao Lô về những người trung tín trong Hê Bơ Rơ 11 , hãy cân nhắc mời các em xem lại Ê The 12:13–22 để biết thêm về những cá nhân trung tín.

In