Lớp Giáo Lý
Hê Bơ Rơ 12


Hê Bơ Rơ 12

“Vì Chúa Sửa Phạt Kẻ Ngài Yêu”

Hình Ảnh
Young family in New Zealand playing and laughing with their children outside their home. They are playing basketball, holding the children and laughing and watching a small boy ride a trike.

Lần gần đây nhất em bị người nào đó trách phạt hoặc sửa sai là khi nào? Em đã phản ứng như thế nào? Em đã bao giờ biết ơn khi có ai đó sửa lỗi sai của em không? Phao Lô đã viết thư cho Các Thánh Hữu người Hê Bơ Rơ và giải thích với họ rằng Cha Thiên Thượng của chúng ta thường bày tỏ tình yêu thương của Ngài bằng cách sửa sai chúng ta. Bài học này có thể giúp em tìm hiểu xem việc khiêm nhường tuân phục theo những gì Cha Thiên Thượng sửa sai cho em có thể giúp em có sự bình an và trở nên giống Ngài hơn ra sao.

Thường xuyên cầu nguyện cho học viên. Cha Thiên Thượng biết từng học viên. Khi anh chị em cầu nguyện lên Ngài, Ngài có thể giúp anh chị em phán đoán được nhu cầu của học viên và soi dẫn cho anh chị em về những cách đáp ứng nhu cầu của học viên. Hãy lắng nghe những lời thúc giục có thể đến trong bài học hoặc khi anh chị em chuẩn bị giảng dạy.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên nghĩ về những khi các em biết ơn vì được sửa sai, dù là từ Thượng Đế hay người khác.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Cuộc đua trong đời

Hê Bơ Rơ 12:9 , là một đoạn giáo lý thông thạo, sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong bài học tiếp theo. Nếu thời gian trên lớp có hạn và chỉ có thể dạy một bài học về Hê Bơ Rơ 12, thì hãy suy ngẫm cách kết hợp hiệu quả hai bài học.

Trưng ra các hình ảnh sau đây (hoặc những hình ảnh tương tự).

Hình Ảnh
Rio , Brazil - 9 September 2016; Jason Smyth of Ireland on his way to winning the Men's 100m
Hình Ảnh
Athlete Track or Running Track with nice scenic

Trước khi học viên trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy cân nhắc mời học viên thảo luận theo cặp hoặc nhóm nhỏ về cuộc sống giống như một cuộc đua như thế nào.

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy liệt kê những cách mà cuộc sống trần thế của em giống như một cuộc chạy đua đường dài. Ví dụ, em có thể trả lời như sau:

  • Điều gì đang khiến em cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức?

  • Em đang làm tốt về những mặt nào trong cuộc đua này và những mặt nào em có thể làm tốt hơn?

  • Đích đến mà em đang hướng tới là gì? Tại sao đó là đích đến mong muốn?

  • Tại sao em cần trợ giúp để hoàn thành cuộc đua của cuộc đời?

“Chạy với lòng kiên nhẫn”

Sứ Đồ Phao Lô đã so sánh cuộc đời của chúng ta với một cuộc đua.Hãy đọc Hê Bơ Rơ 12:1–2 , tìm kiếm những điều Phao Lô đã dạy về cách chúng ta có thể thực hiện thành công cuộc đua của cuộc đời. Lưu ý rằng “nhiều người chứng kiến … như đám mây rất lớn” được đề cập trong câu 1 chỉ những tấm gương về đức tin được ghi lại trong Hê Bơ Rơ 11 .

  • Em chú ý đến điều gì nhất trong những câu này?

  • Làm thế nào việc làm theo lời khuyên bảo của Phao Lô sẽ giúp chúng ta chạy cuộc đua của cuộc đời một cách thành công?

Phao Lô lưu ý trong câu 2 rằng Đấng Cứu Rỗi đã chịu đựng thử thách bị đóng đinh trên thập tự giá bằng cách tập trung vào “sự vui mừng đã đặt trước mặt Ngài” ( Hê Bơ Rơ 12:2). Chủ Tịch Russell M. Nelson giải thích:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Sự vui mừng đã đặt trước mặt Ngài là gì? Chắc chắn sự vui mừng đó gồm có niềm vui thanh tẩy, chữa lành, và củng cố chúng ta; niềm vui của việc chuộc trả tội lỗi của tất cả những người sẽ hối cải; niềm vui mà làm cho anh chị em và tôi có thể trở về nhà—trong sạch và xứng đáng—để sống với Cha Mẹ Thiên Thượng và gia đình của mình.

(Russell M. Nelson, “Niềm Vui và Sự Sống Còn của Phần Thuộc Linh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 83)

  • Sự tập trung của Đấng Cứu Rỗi khi bị đóng đinh trên cây thập tự dạy cho em điều gì về cảm nghĩ của Ngài dành cho em?

  • Làm thế nào mà việc biết điều này về Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp em có được sự vui mừng ngay cả trong những thời điểm khó khăn?

  • Em có thể tập trung vào những niềm vui nào trong những thời điểm khó khăn trong cuộc sống?

Chịu đựng sự sửa phạt từ Chúa

Hãy nghĩ về thời điểm mà người nào đó đã sửa lỗi sai của em và cách em phản ứng với điều đó.

  • Một số lý do mà mọi người đã sửa sai cho em là gì?

  • Tại sao đôi khi rất khó để chịu bị người khác sửa sai?

  • Có khi nào em cảm thấy biết ơn về việc được sửa sai của mình không? Tại sao?

Cân nhắc trưng ra phần tham chiếu thánh thư sau đây và sắp xếp học viên thành các nhóm nhỏ để nghiên cứu đoạn thánh thư và thảo luận về các câu hỏi liên quan. Mời một người trong mỗi nhóm chia sẻ một vài câu trả lời mà các em cảm thấy đặc biệt hữu ích hoặc sâu sắc.

Hãy đọc Hê Bơ Rơ 12:5–7, 9–11 , tìm những điều Phao Lô đã dạy về sự sửa phạt hoặc sửa sai.

Nếu học viên thắc mắc về từ con ngoại tình trong Hê Bơ Rơ 12:8 , thì hãy giải thích rằng từ này muốn nói đến những người được sinh ra ngoài giá thú, là những người không được coi là người thừa kế hợp pháp vào thời Phao Lô.

  • Những câu này dạy gì về mục đích của Cha Thiên Thượng trong việc sửa phạt chúng ta?

Hãy ôn lại Hê Bơ Rơ 12:10–11 , và tìm cách em có thể hoàn thành lẽ thật sau đây:

Nếu chúng ta tuân theo sự sửa phạt của Cha Thiên Thượng thì …

Mời học viên chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của các em. Nếu cần, hãy giúp các em nhận ra một lẽ thật tương tự như lẽ thật sau đây bằng cách chỉ ra cụm từ “dự phần trong sự thánh khiết Ngài” trong câu 10 và “sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy” trong câu 11 .

Đây là một cách em có thể hoàn thành lẽ thật này: Nếu chúng ta tuân theo sự sửa phạt của Cha Thiên Thượng thì chúng ta sẽ trở nên giống Ngài hơn và có được sự bình an đến từ sự ngay chính.

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã đưa ra những hiểu biết sâu sắc sau đây về sự sửa phạt mà chúng ta nhận được từ Chúa:

Hình Ảnh
Portrait of Elder D. Todd Christofferson. Photographed in March 2020.

Sự sửa phạt thiêng liêng có ít nhất ba mục đích: (1) thuyết phục chúng ta phải hối cải, (2) cải tiến và thánh hóa chúng ta, và (3) đôi khi đổi hướng lộ trình của chúng ta trong cuộc sống thành lộ trình mà Thượng Đế biết là con đường tốt hơn. …

… Nếu chúng ta sẵn lòng chấp nhận điều đó thì sự sửa đổi cần thiết sẽ đến dưới nhiều hình thức và từ nhiều nguồn gốc. Sự sửa đổi đó có thể đến trong khi chúng ta cầu nguyện và khi Thượng Đế nói với tâm trí của chúng ta qua Đức Thánh Linh [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 8:2]. Sự sửa đổi đó có thể đến dưới hình thức những lời cầu nguyện đã được đáp ứng là “không được,” hoặc trái với điều chúng ta đã mong muốn. Sự sửa phạt có thể đến khi chúng ta học thánh thư và được nhắc nhở về những điều thiếu sót, bất tuân hoặc chỉ là sự xao lãng.

(D. Todd Christofferson, “Phàm Những Kẻ Ta Yêu thì Ta Quở Trách Sửa Phạt,” Liahona, tháng Năm năm 2011, trang 98, 100)

  • Dựa trên lời phát biểu của Anh Cả Christofferson, Cha Thiên Thượng có thể sửa phạt hoặc sửa sai chúng ta bằng những cách thức nào?

  • Làm thế nào mà việc tuân theo sự sửa phạt từ Cha Thiên Thượng có thể mang lại sự bình an và giúp em trở nên giống Ngài hơn?

  • Em đã có những kinh nghiệm nào mà sự sửa phạt của Cha Thiên Thượng đã giúp em tìm thấy sự bình an hoặc trở nên giống Ngài hơn?

  • Kinh nghiệm này ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của em dành cho Ngài?

Cân nhắc chia sẻ một ví dụ về việc được Thượng Đế sửa phạt để giúp học viên nghĩ về kinh nghiệm của chính các em. Hãy cẩn thận không chia sẻ bất cứ điều gì quá cá nhân hoặc quá riêng tư.

Hãy cho học viên đủ thời gian để suy ngẫm và hoàn thành sinh hoạt sau đây, và khuyến khích các em hành động theo bất kỳ ấn tượng nào mà các em nhận được.

Hãy suy ngẫm xem những điều nào em đã học được và cảm nhận hôm nay mà có thể giúp ích cho em trong cuộc sống. Ghi lại những suy nghĩ và ấn tượng của em, bao gồm bất kỳ hành động nào mà em dự định thực hiện dựa trên những điều đã học và cảm nhận được.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Nếu tôi cảm thấy mình đang tụt hậu so với những người khác trong cuộc đua của cuộc đời thì sao?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Chúng ta không tranh đua với nhau để thấy ai là người giàu nhất hoặc có tài năng nhiều nhất hoặc xinh đẹp nhất hoặc thậm chí còn được phước nhiều nhất nữa. Chúng ta thật sự đang tham dự cuộc đua chống lại tội lỗi.

(Jeffrey R. Holland, “Những Người Làm Công trong Vườn Nho,” Liahona, tháng Năm năm 2012, trang 31)

Làm thế nào sự sửa phạt của Cha Thiên Thượng cho thấy tình yêu thương của Ngài dành cho chúng ta?

Anh Cả Taniela B. Wakolo thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mười mô tả các ví dụ từ cuộc sống của chính ông và cuộc đời của Joseph Smith mà cho thấy tình yêu thương của Thượng Đế trong việc sửa phạt.

Xem “Thượng Đế Yêu Thương Con Cái của Ngài” từ mã thời gian 5:23 đến 8:04 để thấy được những ví dụ này.

Thánh thư làm chứng về nhiều mục đích trong sự sửa phạt của Chúa. Trong Hê Bơ Rơ 12:10 , Phao Lô dạy rằng Chúa sửa sai chúng ta “vì ích cho chúng ta mà sửa phạt, để khiến chúng ta được dự phần trong sự thánh khiết Ngài.” Sự sửa phạt của Ngài “sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy” ( Hê Bơ Rơ 12:11). Sự sửa phạt của Chúa có thể có nhiều hình thức, và việc đó luôn giúp dạy cho các cá nhân cũng như đưa ra những sửa đổi cần thiết. Sự sửa phạt giúp mọi người nhớ đến Chúa, hối cải, nhận được sự tha thứ và giải cứu, học cách vâng lời, và trở nên được tinh khiết như vàng (xin xem Hê La Man 12:3 ; Giáo Lý và Giao Ước 1:27 ; 95:1 ; 105:6 ; Gióp 23:10).

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói về sự sửa phạt của Chúa:

Hình Ảnh
Portrait of Elder D. Todd Christofferson. Photographed in March 2020.

Sự sửa đổi là thiết yếu nếu chúng ta làm cho cuộc sống của mình phù hợp với “bậc thành nhân, [đó là] được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Ky Tô” ( Ê Phê Sô 4:13). Phao Lô đã nói về sự sửa đổi hoặc sửa phạt thiêng liêng: “Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu” ( Hê Bơ Rơ 12:6). Mặc dù thường rất khó để chịu đựng, nhưng thật sự chúng ta phải vui mừng vì Thượng Đế thấy đáng bỏ ra thời giờ và chịu nhiều phiền phức để sửa đổi chúng ta.

(D. Todd Christofferson, “Phàm Những Kẻ Ta Yêu thì Ta Quở Trách Sửa Phạt,” Liahona, tháng Năm năm 2011, trang 97–98)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Hê Bơ Rơ 12:1. “Nhiều người chứng kiến … như đám mây rất lớn”

Để giúp học viên hiểu rõ hơn ý của Phao Lô về cụm từ “nhiều người chứng kiến … như đám mây rất lớn”, có thể là hữu ích khi chỉ ra rằng nhiều người như đám mây có thể muốn nói đến “một đám đông dày đặc, một đám người” (James Strong, The New Strong’s Expanded Exhaustive Concordance of the Bible [năm 2010], phần từ điển tiếng Hy Lạp, mục 3509).

Mời học viên lập một bản liệt kê những người mà các em coi là nhân chứng cho các em rằng phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô là chân thật. Các em có thể bắt đầu với những người còn sống và sau đó chuyển sang những người đã qua đời. Cân nhắc mời một vài học viên chia sẻ cách “nhiều người chứng kiến” này có thể khuyến khích hoặc đã khuyến khích các em khi các em tiến triển trong cuộc sống.

Hê Bơ Rơ 12:5–7, 9–11. Cách nhận được sự sửa đổi

Nếu việc thảo luận về cách nhận được sự sửa lỗi mang lại lợi ích cho học viên, thì các em ấy có thể đọc Hê Bơ Rơ 12:5–7, 9–11 , tìm kiếm xem Phao Lô gợi ý chúng ta có thể nhận được sự sửa đổi từ Chúa bằng cách thức nào. Cân nhắc mời học viên suy ngẫm về những từ hoặc cụm từ sau đây bổ sung cho sự hiểu biết của các em về cách chúng ta có thể chấp nhận sự sửa phạt của Chúa: “chớ dể [khinh dễ] … chớ ngã lòng” ( câu 5), “chịu sửa phạt” ( câu 7), “kinh sợ” và tự thuần phục ( câu 9), và thực hiện hoặc tuân theo sự sửa phạt (xin xem câu 11).

Mời học viên nhận ra các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô mà chúng ta cần có nếu chúng ta muốn được Thượng Đế sửa sai theo những cách này. Học viên có thể chọn một thuộc tính giống như Đấng Ky Tô mà các em muốn phát triển và lập một kế hoạch để làm điều đó.

In