Lớp Giáo Lý
Hê Bơ Rơ 12:9


Hê Bơ Rơ 12:9

Thượng Đế Là Cha Linh Hồn của Chúng Ta

Hình Ảnh
Gilbert Temple Dedication - Father & Son

Em nghĩ tại sao chúng ta nói nhiều về việc trở thành con cái của Thượng Đế? Sự hiểu biết này có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em? Trong khi nhắc nhở Các Thánh Hữu người Hê Bơ Rơ về sự sửa phạt mà họ nhận được từ những người cha trên thế gian của mình, Phao Lô đã dạy họ về Cha Thiên Thượng, “Cha về phần hồn” ( Hê Bơ Rơ 12:9). Bài học này nhằm giúp em tiến đến việc biết rõ hơn về Cha Thiên Thượng và hiểu được cách mà sự hiểu biết và mối quan hệ của em với Ngài có thể tác động tích cực như thế nào đến cuộc sống của em.

Nhận biết nguồn gốc và mục đích thiêng liêng của mỗi người học. Hãy cố gắng nhìn nhận học viên như cách Chúa nhìn nhận các em. Khi học viên cảm thấy được tin cậy và được hỗ trợ, các em sẽ được khuyến khích để đạt được tiềm năng của mình với tư cách là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc lời bài thánh ca “Tôi Là Con Đức Chúa Cha” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 58) và suy ngẫm xem sự hiểu biết về nguồn gốc này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của các em.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bài học đáng ngạc nhiên từ sư tử trong vườn thú

Trong một buổi họp đặc biệt devotional toàn cầu dành cho những người thành niên trẻ tuổi, Chị Kathy Clayton, vợ của Anh Cả L.Whitney Clayton thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, đã chia sẻ kinh nghiệm của bà khi đến thăm một vườn thú ở Argentina, nơi bà có thể vào chuồng và tiếp xúc với các loài động vật hoang dã như sư tử. Khi Chị Clayton đặt câu hỏi tại sao các loài động vật nguy hiểm lại được phép tương tác gần gũi với con người như vậy, bà ấy đã học được một điều khiến bà ấy ngạc nhiên.

Hình Ảnh
Kathy Ann Kipp Clayton, wife of Elder L. Whitney Clayton who is a General Authority Seventy. This is taken in 2019.

[Những người huấn luyện] kêu gọi sự chú ý của tôi đến một vài con chó nhỏ cũng sống ở những chuồng đó. Họ nói với tôi rằng một trong những điều họ đã làm là nuôi những con sư tử với những con chó đó luôn luôn bên cạnh chúng. Khi những con sư tử còn rất nhỏ, những con chó hay sủa inh ỏi đó to lớn hơn những con sư tử con. Những con chó đó tin rằng chúng được giao nhiệm vụ, và chúng hung hăng đuổi theo bầy sư tử và ngoạm vào gót bầy sư tử non một cách thô bạo. Những chú sư tử con trở nên quen với việc thu mình trong góc và cư xử như thể chúng vô cùng sợ hãi những chú chó nhỏ cáu kỉnh.

Khi những con sư tử lớn lên, chúng tiếp tục thu mình trong góc và sợ hãi những con chó nhỏ. Chỉ với một cú khảy chân, bất kỳ con nào trong số những con sư tử to lớn đó đều có thể dễ dàng đánh bay những con chó ra khỏi chuồng, nhưng những con sư tử không nhận ra được khả năng thật sự ở bản thân chúng. Chúng đau đớn không biết về danh tính vương giả của mình. Chúng đã bị mắc kẹt và bị giới hạn bởi một quan niệm sai lầm về tiềm năng của mình. Chúng cho rằng mình nhỏ bé và yếu ớt nên đã để những con chó khó chịu, dai dẳng khống chế và đe dọa mình.

(Kathy Kipp Clayton, “A Regal Identity” [buổi họp đặc biệt devotional toàn cầu dành cho những người thành niên trẻ tuổi, ngày 13 tháng Chín năm 2015], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org)

  • Chúng ta có thể đưa ra những sự so sánh thuộc linh nào với kinh nghiệm của Chị Clayton?

  • Đôi khi chúng ta có thể giống như những con sư tử trong vườn thú này như thế nào?

Thượng Đế là “Cha về Phần Hồn”

Trong khi nói chuyện với người Hê Bơ Rơ về cách phản ứng lại sự sửa phạt hoặc sự sửa sai từ Thượng Đế (xin xem Hê Bơ Rơ 12:6–8), Phao Lô đã dạy một lẽ thật quan trọng về mối quan hệ của chúng ta với Cha Thiên Thượng. Khi em học hôm nay, hãy chú ý đến những thúc giục từ Thánh Linh mà có thể giúp em hiểu rõ hơn lẽ thật này.

Hãy đọc Hê Bơ Rơ 12:9 và cân nhắc đánh dấu các từ hoặc cụm từ dạy về mối quan hệ của chúng ta với Cha Thiên Thượng. Lưu ý rằng cụm từ “vâng phục” đề cập đến việc tuân phục hoặc chịu ảnh hưởng của người nào đó.

Từ câu này, chúng ta biết rằng Thượng Đế là Cha linh hồn của chúng ta.

  • Việc biết được lẽ thật này ảnh hưởng như thế nào đến cách em cảm thấy về bản thân và những người khác?

Anh Cả Tad R. Callister thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã chia sẻ một ví dụ về việc ghi nhớ nguồn gốc của chúng ta là con cái của Thượng Đế có thể tác động như thế nào đến chúng ta:

Hình Ảnh
Brother Tad R. Callister, Sunday school General President. Official Portrait 2018.

Trong một phiên họp huấn luyện mới đây dành cho Các Vị Thẩm Quyền Trung Ương, một câu hỏi đã được đặt ra: “Làm thế nào chúng ta có thể giúp những người đang vật lộn với phim ảnh sách báo khiêu dâm?”

Anh Cả Russell M. Nelson đã đứng lên trả lời: “Hãy dạy họ về thiên tính và mục đích của họ.”

Câu trả lời đó đã gây ấn tượng mạnh đối với tôi, không chỉ như một câu trả lời cho câu hỏi cụ thể đó mà còn là một câu trả lời thích hợp cho hầu hết những thử thách mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống.

(Tad R. Callister, “Our Identity and Our Destiny” [Buổi họp đặc biệt devotional tại trường Brigham Young University, ngày 14 tháng Tám năm 2012], trang 1, speeches.byu.edu)

  • Làm thế nào mà việc hiểu được nguồn gốc của chúng ta là con cái của Thượng Đế có thể giúp chúng ta trong những thử thách mình gặp phải?

  • Một số ảnh hưởng của thế gian có thể khiến chúng ta xao lãng và không thể ghi nhớ nguồn gốc thiêng liêng của mình là gì?

  • Điều gì có thể giúp chúng ta ghi nhớ và tôn trọng nguồn gốc thiêng liêng của mình?

Sự hiểu biết đúng đắn về Cha Thiên Thượng

Hãy suy ngẫm một chút về sự hiểu biết của chính em về Cha Thiên Thượng và mối quan hệ của em với Ngài. Suy ngẫm xem em đã trải qua và có thể trải qua những phước lành nào trong tương lai vì em là con của Ngài. Hãy nghĩ xem điều gì có thể khác đi trong cuộc sống của em nếu em biết Ngài rõ hơn và cảm thấy gần gũi với Ngài hơn.

Anh Brian K. Ashton, cựu thành viên trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Trường Chủ Nhật, nhấn mạnh tác động của việc có sự hiểu biết đúng đắn về Cha Thiên Thượng và mối quan hệ của chúng ta với Ngài:

Hình Ảnh
Brother Brian K. Ashton - Sunday school General Presidency Second Counselor. Official Portrait 2018.

Việc có “một ý nghĩ đúng đắn về tính cách, sự hoàn hảo, và thuộc tính [của Cha Thiên Thượng]” là rất thiết yếu khi thực hành đức tin đủ để có được sự tôn cao [Lectures on Faith (năm 1985), trang 38]. Một sự hiểu biết đúng đắn về tính cách của Cha Thiên Thượng có thể thay đổi cách chúng ta nhìn bản thân mình và người khác và giúp chúng ta hiểu được tình yêu thương vô vàn của Thượng Đế dành cho con cái Ngài và ước muốn lớn lao của Ngài để giúp chúng ta trở nên giống như Ngài. Một quan điểm sai lầm về thiên tính của Ngài có thể làm chúng ta cảm thấy chúng ta không bao giờ đủ khả năng để quay về sự hiện diện của Ngài.

(Brian K. Ashton, “Thượng Đế Đức Chúa Cha,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 93–94)

Một cách chúng ta có thể hiểu đúng về Cha Thiên Thượng của mình là học thánh thư về Ngài.

Hãy dành ra một vài phút để đọc và suy ngẫm một vài câu thánh thư dạy về thiên tính của Thượng Đế. Em có thể sử dụng các câu thánh thư tham khảo sau đây hoặc trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư “Thượng Đế, Thiên Chủ Đoàn” (phần phụ về Thượng Đế Đức Chúa Cha). Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy liệt kê những điều mà những câu thánh thư này dạy cho em về tính cách và thuộc tính của Cha Thiên Thượng cũng như về mối quan hệ của em với Ngài.

Dân Số Ký 23:19

Thi Thiên 103:8

Công Vụ Các Sứ Đồ 10:34–35

Công Vụ Các Sứ Đồ 17:28

Gia Cơ 1:17

1 Nê Phi 9:6

Môi Se 7:30, 35

  • Em đã học được những lẽ thật nào về Thượng Đế mà có ý nghĩa nhất đối với mình? Tại sao những lẽ thật đó có ý nghĩa?

  • Những điều em đã học được có thể ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của em về em là ai và con người mà em có thể trở thành?

  • Em cảm thấy đã được soi dẫn để thực hiện những hành động nào dựa trên những điều em đã học được và cảm nhận hôm nay?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Việc biết rằng tôi là con của Thượng Đế có thể giúp ích cho tôi như thế nào?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Hình Ảnh
Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Hãy xem xét quyền năng của ý tưởng được giảng dạy trong bài thánh ca yêu thích của chúng ta “Tôi Là Con Đức Chúa Cha” [Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 58]. … Đây là câu trả lời cho một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc sống, “Tôi là ai?” Tôi là con của Đức Chúa Cha, với một linh hồn xuất thân từ cha mẹ thiên thượng. Nguồn gốc đó xác định tiềm năng vĩnh cửu của chúng ta. Ý tưởng mạnh mẽ đó sẽ gia tăng lòng tự trọng của chúng ta rất nhiều. Nó có thể củng cố mỗi chúng ta để đưa ra những lựa chọn ngay chính và tìm kiếm điều tốt nhất bên trong chúng ta.

(Dallin H. Oaks, “Powerful Ideas,” Ensign, tháng Mười Một năm 1995, trang 25)

Tại sao chúng ta không nói nhiều hơn về Mẹ Thiên Thượng của chúng ta?

“Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô giảng dạy rằng tất cả loài người, cả nam lẫn nữ, đều là các con cái linh hồn yêu dấu của cha mẹ thiên thượng, gồm Cha Thiên Thượng và Mẹ Thiên Thượng. …

“Giống như các lẽ thật khác của phúc âm, sự hiểu biết hiện nay của chúng ta về Mẹ Thiên Thượng còn hạn chế. Tuy vậy, chúng ta đang được ban cho sự hiểu biết đủ để cảm kích tính thiêng liêng của giáo lý này và để thấu hiểu khuôn mẫu thiêng liêng được thiết lập cho chúng ta với tư cách là con cái của cha mẹ thiên thượng” (Gospel Topics Essays, “Mother in Heaven”, ChurchofJesusChrist.org).

Cuộc đời của Chúa Giê Su Ky Tô dạy về thiên tính của Cha Thiên Thượng như thế nào?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Trong tất cả những gì Chúa Giê Su đến để nói và làm, kể cả, và đặc biệt trong sự đau đớn và hy sinh chuộc tội của Ngài, Ngài đã cho chúng ta thấy Thượng Đế Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu là ai và là Đấng như thế nào, rằng Cha Thiên Thượng hoàn toàn tận tâm với con cái của Ngài ở mọi thời đại và mọi quốc gia ra sao. Bằng lời nói và hành động, Chúa Giê Su đang cố gắng bày tỏ và làm cho mỗi cá nhân chúng ta thấy được thiên tính thật sự của Cha Ngài, Cha Thiên Thượng của chúng ta. …

Vì vậy việc cho người đói ăn, chữa lành cho người bệnh, khiển trách kẻ đạo đức giả, khẩn nài có được đức tin—đây chính là Đấng Ky Tô đang cho chúng ta thấy cách thức của Đức Chúa Cha, Ngài là Đấng “đầy lòng thương xót và nhân từ, chậm nóng giận, nhịn nhục và đầy sự tốt lành” [Lectures on Faith (năm 1985), trang 42]. Trong cuộc sống của Ngài và đặc biệt là trong cái chết của Ngài, Đấng Ky Tô đã tuyên phán: “Đây là lòng trắc ẩn của Thượng Đế, cũng như của chính Ta, mà Ta đang cho các người thấy.” Trong sự bày tỏ của Vị Nam Tử toàn hảo về sự quan tâm của Đức Chúa Cha toàn hảo, trong sự chịu đựng chung và nỗi buồn mà Hai Ngài cùng chia sẻ vì tội lỗi và nỗi đau khổ của tất cả chúng ta, chúng ta thấy ý nghĩa tột bậc trong lời tuyên phán: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu” [ Giăng 3:16–17].

(Jeffrey R. Holland, “The Grandeur of God,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2003, trang 70, 72)

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Một cách thay thế để bắt đầu bài học

Hãy cân nhắc trưng bày một bức tranh về cha mẹ và con cái và mời học viên suy ngẫm về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đặt ra những câu hỏi như “Cha mẹ có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con cái?” và “Cha mẹ của các em đã ảnh hưởng như thế nào đến việc các em là ai và con người mà các em đang trở thành?” Khuyến khích học viên suy ngẫm về mối quan hệ và sự hiểu biết của các em về Thượng Đế cũng như suy ngẫm về việc hiểu rõ Ngài hơn có thể ảnh hưởng tích cực như thế nào đến cuộc sống của các em. Lưu ý: Nếu anh chị em chọn thực hiện sinh hoạt này, hãy nhạy cảm với thực tế là một số học viên có thể không có mối quan hệ tích cực với cha mẹ của các em. Đối với những học viên đó, việc đặt một câu hỏi khác, chẳng hạn như “Các em muốn có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chính con mình?,” có thể là hữu ích.

In