Lớp Giáo Lý
Giăng 11:1–46, Phần 1


Giăng 11:1–46, Phần 1

Chúa Giê Su Làm cho La Xa Rơ Sống Lại từ Cõi Chết

Christ at the tomb of Lazarus. He has His hand extended to the entry of the tomb as He commands Lazarus to rise from the dead. Lazarus (in burial robes) is visible standing inside the entry to the tomb. A man is moving the stone door of the tomb away from the tomb entry. Several people (men and women) are watching the miracle in amazement.

Ma Ri và Ma Thê xin Chúa Giê Su đến giúp đỡ người anh bị bệnh của họ là La Xa Rơ. Chúa Giê Su đã trì hoãn chuyến đi của Ngài và đến nơi bốn ngày sau khi La Xa Rơ chết. Chúa Giê Su bày tỏ lòng trắc ẩn của Ngài và khóc với hai chị em họ. Sau đó, Ngài làm cho La Xa Rơ sống lại từ cõi chết. Bài học này có thể giúp em nhận ra những lẽ thật về Chúa Giê Su Ky Tô và những nguyên tắc có thể hướng dẫn em vượt qua những thử thách trong cuộc sống.

Cho phép học viên nhận ra nhiều lẽ thật và nguyên tắc giáo lý. Việc học cách nhận ra các giáo lý và nguyên tắc được tìm thấy trong thánh thư đòi hỏi sự thực hành một cách kỹ lưỡng. Các giảng viên nên siêng năng giúp các học viên đạt được khả năng để tự mình nhận ra và diễn đạt thành lời các giáo lý và nguyên tắc.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên học Giăng 11 và tìm kiếm những nguyên tắc có thể giúp các em nhận được sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi trong những thử thách của mình. Các em có thể làm điều này riêng một mình hoặc với gia đình của các em. Mời học viên chuẩn bị chia sẻ những điều họ đã tìm được vào buổi học.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Lưu ý rằng đây là bài học đầu tiên trong số hai bài học về Giăng 11 . Bài học này giúp học viên nhận ra các nguyên tắc trong chương này. Bài học thứ hai cho phép học viên dạy về một trong những nguyên tắc này. Hãy thông cảm với những học viên có thể đang đối phó với những thử thách khó khăn. Nếu cần, hãy thích ứng tình huống sau đây hoặc tạo một tình huống khác có thể có lợi ích hơn cho học viên.

Hãy nghĩ về một người thân nào đó của em. Tưởng tượng rằng họ bị ốm nặng đến nỗi tính mạng của họ đang gặp nguy hiểm.

  • Em có thể trải qua những cảm giác gì?

  • Em sẽ làm gì?

  • Em có thể có câu hỏi gì?

Trong Giăng 11 , Ma Ri, Ma Thê và La Xa Rơ đã phải đối mặt với hoàn cảnh này. Mặc dù kinh nghiệm của họ liên quan đến bệnh tật và cái chết, chúng ta có thể áp dụng các nguyên tắc mà chúng ta học được từ kinh nghiệm của họ cho bất kỳ thử thách nào mà chúng ta có thể phải đối mặt.

Ở gần đầu tờ giấy, hãy viết “Những điều em cần biết khi đối mặt với thử thách.” Trong suốt bài học, hãy nghĩ về những thử thách em đang hoặc có thể sẽ gặp phải. Hãy tìm cách nhận ra những lẽ thật về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài mà em cảm thấy có thể hướng dẫn em và mang đến cho em hy vọng trong những thử thách đó. Hãy ghi lại những suy nghĩ của em vào tờ giấy. Hãy suy nghĩ kỹ về cách mà mỗi lẽ thật mà em nhận ra trong các lẽ thật này có thể giúp em cảm thấy tình yêu thương dành cho Đấng Cứu Rỗi cũng như tình yêu thương đến từ Ngài.

Tìm kiếm lẽ thật

Hãy xác định những sinh hoạt nào sau đây sẽ có lợi nhất cho học viên. Nếu học viên đã có thể tự mình dễ dàng nhận ra các nguyên tắc, thì hãy cân nhắc để cho học viên tự nghiên cứu và tự nhận ra các nguyên tắc mà không cần anh chị em xác định giùm cho các em. Hãy nhắc các em về sinh hoạt chuẩn bị của học viên và mời các em sử dụng những hiểu biết sâu sắc của mình từ sinh hoạt đó trong phần còn lại của bài học.

Một kỹ năng học thánh thư có thể hữu ích trong việc nhận ra các nguyên tắc là tạm dừng khi em nhận thấy các chi tiết quan trọng để đặt những câu hỏi đơn giản, chẳng hạn như sau:

  • Cha Thiên Thượng có thể muốn tôi học được gì từ những câu này?

  • Câu chuyện này dạy cho tôi điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy đọc Giăng 11:1–7 và tự hỏi bản thân những câu hỏi trước đó.

Mời học viên chia sẻ điều các em đã học được. Viết các nguyên tắc mà các em chia sẻ lên trên bảng. Nếu học viên gặp khó khăn trong việc nhận ra các nguyên tắc hoặc nếu cần bổ sung thêm những hiểu biết hữu ích, hãy cân nhắc viết các nguyên tắc sau đây lên trên bảng và đặt các câu hỏi tiếp theo.

Có nhiều nguyên tắc khác nhau mà em có thể nhận ra từ những câu này. Sau đây là một vài ví dụ. Đối với mỗi nguyên tắc ví dụ, hãy cân nhắc đánh dấu các cụm từ hoặc chi tiết từ các câu em đã đọc mà hỗ trợ cho nguyên tắc đó.

Ngay cả khi chúng ta được Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương, chúng ta vẫn sẽ trải qua những thử thách.

Ngay cả khi đã trung tín tuân theo Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta vẫn sẽ trải qua những thử thách.

Khi đối mặt với thử thách, chúng ta có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa, và Ngài sẽ đáp lại theo kỳ định và cách thức riêng của Ngài.

Cân nhắc viết những nguyên tắc này lên tờ giấy của em.

  • Việc biết những lẽ thật này giúp ích như thế nào cho em?

Hai ngày sau khi nghe về bệnh tình của La Xa Rơ, Đấng Cứu Rỗi đã đến nhà của La Xa Rơ. Khi Ngài đến, La Xa Rơ đã được đem chôn trong mộ bốn ngày (xin xem Giăng 11:17).

Anh Cả Bruce R. McConkie (1915–1985) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích ý nghĩa của bốn ngày.

Head and shoulders portrait of Elder Bruce R. McConkie.

Quá trình phân hủy chắc chắn đang diễn ra; cái chết từ lâu đã được coi là một điều chắc chắn tuyệt đối. … Đối với người Do Thái, thời hạn bốn ngày có ý nghĩa đặc biệt; họ thường tin rằng vào ngày thứ tư, linh hồn cuối cùng đã vĩnh viễn rời khỏi khu vực xung quanh cái xác.

(Bruce R. McConkie, Doctrinal New Testament Commentary, 3 tập [1965–1973], 1:533)

Hãy tiếp tục luyện tập việc nhận ra các nguyên tắc khi em đọc Giăng 11:18–46 . Thỉnh thoảng hãy tạm dừng và tự đặt câu hỏi khi em bắt gặp những chi tiết quan trọng, chẳng hạn như những điều Ma Ri và Ma Thê làm để cho thấy đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô hoặc phản ứng của Đấng Cứu Rỗi trong mỗi tình huống. Hãy thêm vào tài liệu của em các nguyên tắc mà em tìm thấy, đồng thời cân nhắc đánh dấu các chi tiết quan trọng và các ghi chú khác vào thánh thư của mình.

7:51

Lazarus Is Raised from the Dead

Jesus testifies that He is the Resurrection and the Life. He raises Lazarus from the dead that His disciples may believe. John 11:1–44

  • Cha Thiên Thượng có lẽ muốn chúng ta học được điều gì từ câu chuyện này?

Câu chuyện này dạy cho em điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô?

Mời học viên đi lên bảng và viết một nguyên tắc mà các em đã nhận ra. Các em có thể nhận ra những lẽ thật chẳng hạn như:

  • Chúng ta có thể chọn thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong những thử thách của mình (xin xem Giăng 11:20–27).

  • Đấng Cứu Rỗi có thể thực hiện những phép lạ trong cuộc sống của chúng ta khi chúng ta hành động với đức tin nơi Ngài (xin xem Giăng 11:20–27, 38–44).

  • Chúa Giê Su Ky Tô là Sự Phục Sinh và Sự Sống (xin xem Giăng 11:25).

  • Những phép lạ của Thượng Đế trong cuộc sống của chúng ta đến theo ý muốn và kỳ định của Ngài (xin xem Giăng 11:1–7, 11–17, 39–45).

  • Chúng ta có thể noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách cho thấy lòng trắc ẩn với người khác (xin xem Giăng 11:32–36).

  • Chúa Giê Su Ky Tô có quyền năng đối với sự sống và sự chết (xin xem Giăng 11:20–27, 39–45).

  • Chúng ta có thể nhìn thấy tình yêu thương và quyền năng của Thượng Đế được biểu hiện trong những khó khăn của chúng ta (xin xem Giăng 11:11–15, 40–42).

Cân nhắc hỏi học viên một số câu hỏi sau đây nếu các em cần giúp để nhận ra thêm các lẽ thật.

  • Ma Ri và Ma Thê đã làm gì để thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong thử thách của họ?

  • Lời đáp của Đấng Cứu Rỗi dành cho họ dạy cho em điều gì về Ngài?

  • Những yếu tố nào trong câu chuyện này dạy cho em tin cậy nơi Đấng Cứu Rỗi nhiều hơn?

  • Việc tạm dừng khi em tìm thấy những chi tiết quan trọng và đặt câu hỏi giúp ích gì cho em trong việc học?

Cân nhắc xếp học viên theo cặp để đóng diễn tình huống sau đây.

Hãy tưởng tượng rằng em có cơ hội nói chuyện với một người đang trải qua một thử thách khó khăn. Chọn một trong những nguyên tắc mà em đã nhận ra từ Giăng 11:1–46 và chia sẻ xem nguyên tắc đó có thể giúp ích như thế nào cho các em. Hãy gồm vào suy nghĩ của em về những điều mà nguyên tắc này có thể giúp người này hiểu về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô cũng như mong muốn của Hai Ngài dành cho chúng ta.

Đọc qua các nguyên tắc mà em đã viết trên tờ giấy “Những điều em cần biết khi đối mặt với thử thách”. Ở cuối tờ giấy, hãy thêm câu trả lời của em cho các câu hỏi sau đây.

  • Em cần chú trọng vào nguyên tắc nào nhất trong cuộc sống của chính mình lúc này? Tại sao?

  • Em đã học được điều gì về Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi mà giúp em cảm thấy tình yêu thương dành cho Hai Ngài và tình yêu thương từ Hai Ngài?

Cân nhắc mời một số học viên trả lời các câu hỏi trước. Khi học viên chia sẻ, hãy tìm cách giúp học viên cảm nhận được tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi dành cho các em. Hãy cân nhắc việc chia sẻ những suy nghĩ và chứng ngôn riêng của anh chị em về Đấng Cứu Rỗi.

  • Em cảm thấy đã được soi dẫn để làm gì dựa trên những điều em đã học được và cảm nhận hôm nay? Em sẽ làm vậy bằng cách nào?

Khuyến khích học viên sử dụng kỹ năng học thánh thư để nhận ra các nguyên tắc trong việc học thánh thư của riêng mình và tuân theo những ấn tượng mà các em nhận được. Hãy cân nhắc việc làm chứng về tầm quan trọng của kỹ năng học tập này. Một cách để thực hiện việc này là chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân về việc tìm kiếm sự hướng dẫn cho một thử thách trong khi học thánh thư cá nhân.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tại sao tôi đau khổ khi đang cố gắng trở nên ngay chính?

Anh Cả Matthew S. Holland thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

Matthew S. Holland Official Portrait.

Có một Đấng hiểu trọn vẹn những gì anh chị em đang trải qua, một Đấng “có quyền năng mạnh mẽ hơn tất cả thế gian” [1 Nê Phi 4:1] và Đấng “có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc [anh chị em] cầu xin hoặc suy tưởng” [Ê Phê Sô 3:20]. Quá trình sẽ xảy ra theo cách thức của Ngài và theo kỳ định của Ngài, nhưng Đấng Ky Tô luôn sẵn sàng để chữa lành cho anh chị em một cách trọn vẹn.

Khi anh chị em để cho Ngài làm vậy thì anh chị em sẽ khám phá ra rằng nỗi đau khổ của mình không phải vô ích. … Anh chị em thấy đấy, chính thiên tính của Thượng Đế và mục đích cuộc sống trần thế của chúng ta là sự hạnh phúc, nhưng chúng ta không thể trở thành những cá thể hoàn hảo với niềm vui thiêng liêng nếu không có những kinh nghiệm thử thách chúng ta, đôi khi đến tận cùng khả năng của chúng ta. Phao Lô nói rằng chính Đấng Cứu Rỗi được vĩnh viễn “nhờ sự đau đớn mà nên trọn lành [hoặc hoàn hảo]” [Hê Bơ Rơ 2:10]. Vì vậy, hãy đề phòng chống lại tiếng thì thầm của Sa Tan rằng nếu anh chị em là người tốt hơn thì anh chị em sẽ tránh khỏi những thử thách như vậy.

Anh chị em cũng phải kháng cự lại lời nói dối có liên quan rằng những sự đau khổ của anh chị em, theo một cách nào đó, gợi ý rằng anh chị em không thuộc vào trong số những con cái chọn lọc của Thượng Đế, là những người dường như được ban cho phước lành hết lần này sang lần khác. …

Thưa anh chị em, việc chịu đau khổ trong sự ngay chính giúp anh chị em hội đủ điều kiện để trở thành, thay vì làm cho anh chị em khác biệt khỏi, những người chọn lọc của Thượng Đế.

(Matthew S. Holland, “Ân Tứ Lớn Lao về Vị Nam Tử”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 46–47)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Thay thế trọng tâm của bài học

Hãy cân nhắc sử dụng câu chuyện của Ma Ri, Ma Thê và La Xa Rơ để minh họa nguyên tắc mà chúng ta có thể đặt niềm tin nơi Thượng Đế, biết rằng các phép lạ của Ngài trong cuộc sống của chúng ta đến theo ý muốn và kỳ định của Ngài. Có thể thực hiện điều này bằng cách so sánh và đối chiếu câu chuyện này với câu chuyện của Nê Phi trong 3 Nê Phi 1:4–20 , bằng cách đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn.

3:30

Trust in the Lord

Are you wishing your life felt more balanced? Try placing more trust in Heavenly Father and His Son, Jesus Christ. They love you. Turn to Them in prayer, read about Them, and keep Them in your thoughts.

Matthew S. Holland Official Portrait.

Nguyên tắc đầu tiên của phúc âm là đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Đức tin có nghĩa là sự tin cậy—tin cậy vào ý muốn của Thượng Đế, tin cậy vào cách làm việc của Ngài và tin cậy vào thời gian của Ngài. Chúng ta không nên cố gắng áp đặt thời gian của mình cho Ngài. Như Anh Cả Neal A. Maxwell thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói:

“Vấn đề đối với chúng ta là đặt sự tin cậy nơi Chúa đủ để cũng đặt sự tin cậy vào kỳ định của Ngài. Nếu chúng ta thực sự có thể tin rằng Ngài vô cùng quan tâm đến sự an lạc của chúng ta, thì liệu chúng ta có để cho các kế hoạch của Ngài được tỏ ra theo cách Ngài nghĩ là tốt nhất không? Điều này cũng đúng với ngày tái lâm và với tất cả những vấn đề đó, trong đó đức tin của chúng ta cần bao gồm đức tin nơi kỳ định của Chúa dành cho cá nhân chúng ta, chứ không chỉ trong các kế hoạch và mục đích tổng thể của Ngài” (Even As I Am [năm 1982], trang 93).

(Dallin H. Oaks, “Timing”, Ensign, tháng Mười năm 2003, trang 12)

Một cách thay thế để bắt đầu bài học

Hãy cân nhắc mời học viên nhận ra những phép lạ mà Chúa Giê Su đã thực hiện và những phép lạ đó cho thấy Ngài có quyền năng đối với điều gì. Một số ví dụ có thể bao gồm quyền năng đối với cái chết (xin xem Lu Ca 7:11–18), quyền năng đối với các vấn đề tâm lý (xin xem Lu Ca 8:27–35) và quyền năng để giúp với cuộc sống hàng ngày (xin xem Ma Thi Ơ 17:24–27 ; Lu Ca 5:1–6).

Mời học viên suy ngẫm điều gì đó mà các em cần sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi và tìm kiếm các nguyên tắc có thể giúp các em biết cách nhận được sự giúp đỡ của Ngài.