Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 7


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 7

Hình Ảnh
Open scriptures that have been highlighted, on table with ribbon bookmark and yellow pencil. (horiz)

Một trong những mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp em học cách áp dụng giáo lý được dạy trong thánh thư vào những tình huống mà em hoặc những người xung quanh mình có thể gặp phải. Bài học này sẽ cho em cơ hội để thực hành áp dụng một số giáo lý mà em đã học trong năm nay vào cuộc sống của mình.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chọn một đoạn thông thạo giáo lý mà các em cảm thấy khó áp dụng vào cuộc sống của mình và một đoạn mà các em cảm thấy dễ áp dụng. Yêu cầu học viên chuẩn bị để giải thích lý do cho mỗi đoạn mà các em chọn.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần dạy bài học về đoạn thánh thư thông thạo thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo lịch trình về tiến độ giảng dạy do vị giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hoặc khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Bắt đầu bằng cách mời học viên chia sẻ suy nghĩ của các em từ phần học viên chuẩn bị của các em. Các em có thể thực hiện việc này với cả lớp hoặc theo cặp hoặc nhóm nhỏ.

Giúp đỡ những người khác

Để giúp học viên áp dụng những lẽ thật được giảng dạy trong một trong những đoạn thông thạo giáo lý, hãy cân nhắc sử dụng tình huống sau đây hoặc mời học viên tự suy nghĩ tình huống của mình.

Hãy tưởng tượng rằng em phục sự cho một gia đình trong tiểu giáo khu có người cha gần đây bị mất việc làm. Người cha này vô cùng nản lòng và đã ngừng đi nhà thờ, cầu nguyện và đọc thánh thư. Gia đình này có ba người con: một thiếu nữ 17 tuổi, một thiếu niên 15 tuổi và một bé gái 10 tuổi. Cô bé 10 tuổi và người mẹ thỉnh thoảng đi nhà thờ. Trước đây, hai thanh thiếu niên cũng thường xuyên đi nhà thờ, nhưng khi tình trạng thất nghiệp của cha họ vẫn tiếp tục xảy ra thì họ không còn đến nữa.

Khi em xem lại bản liệt kê các đoạn thông thạo giáo lý sau đây, hãy suy ngẫm về những cảm xúc và thử thách mà mỗi người trong gia đình này có thể gặp phải. Hãy suy ngẫm xem các lẽ thật nào từ những câu thánh thư này có thể hữu ích nhất cho mỗi người và lý do tại sao.

Trưng ra biểu đồ sau đây để học viên có thể tham khảo trong suốt quá trình học. Nếu hữu ích, hãy thêm các đoạn thông thạo giáo lý khác có thể có ích trong tình huống đã nêu.

Đoạn Tham Khảo Thánh Thư

Cụm Từ Thánh Thư Chính Yếu

Ma Thi Ơ 11:28–30

“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.”

Ma Thi Ơ 16:15–19

Chúa Giê Su phán: “Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi.”

Ma Thi Ơ 22:36–39

“Ngươi hãy yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. … Ngươi hãy yêu kẻ lân cận.”

Lu Ca 22:19–20

Chúa Giê Su Ky Tô truyền lệnh, hãy dự phần Tiệc Thánh “để nhớ đến ta.”

Giăng 7:17

“Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý.”

Cân nhắc yêu cầu học viên đóng diễn một cuộc trò chuyện giữa người chị em hoặc anh em phục sự với một người trong gia đình. Học viên đóng vai người trong gia đình có thể bày tỏ những lo lắng về tình hình này, và học viên đóng vai người chị em hoặc anh em phục sự có thể đưa ra các gợi ý dựa trên các đoạn thông thạo giáo lý.

  • Các cá nhân trong gia đình này có thể đang trải qua những cảm xúc và thử thách gì?

  • Tại sao lại hữu ích khi nghĩ về những cảm xúc và thử thách này trước khi quyết định các lẽ thật nào trong thánh thư có thể giúp ích nhất?

Chọn một người con và một người cha hoặc mẹ từ gia đình trong tình huống. Chọn một đoạn thông thạo giáo lý và lẽ thật mà em cảm thấy sẽ hữu ích nhất cho mỗi người trong số họ.

  • Em đã chọn những người nào? Em sẽ chia sẻ đoạn thông thạo giáo lý và lẽ thật nào với họ? Tại sao?

Hãy suy ngẫm về từng cá nhân mà em đã chọn.

  • Nếu được hỏi, em sẽ mời mỗi người trong số họ thực hiện những hành động cụ thể nào để sống theo các lẽ thật được dạy trong những đoạn thông thạo giáo lý này?

Khi học viên chia sẻ câu trả lời cho câu hỏi trước, hãy cân nhắc đặt những câu hỏi tiếp theo như sau: Có khi nào các em hoặc những người khác mà các em biết đã có kinh nghiệm áp dụng lẽ thật theo cách này? Các em hoặc những người khác đã thực hiện những hành động đó khi nào và kết quả là gì? Các em có thể học được gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô từ những kinh nghiệm này?

  • Làm thế nào những hành động này có thể giúp họ nhận được quyền năng và sức mạnh từ Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Áp dụng thêm

Chọn một trong những đoạn thông thạo giáo lý mà em đã không sử dụng trong sinh hoạt trước đó. Hãy suy ngẫm về một tình huống mà đoạn này có thể giúp người nào đó tìm ra câu trả lời cho một câu hỏi hoặc vượt qua một thử thách. Hãy ghi lại những suy nghĩ của em trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của mình.

Khuyến khích học viên chia sẻ ý tưởng về các tình huống khác trong đó một người có thể được lợi ích từ việc áp dụng những lẽ thật được dạy trong các đoạn thông thạo giáo lý này. Cân nhắc làm chứng về khả năng của Đấng Cứu Rỗi để giúp họ áp dụng những lẽ thật đó vào cuộc sống của họ.

In