Lớp Giáo Lý
Lu Ca 15


Lu Ca 15

Câu Chuyện Ngụ Ngôn về Con Chiên Đi Lạc, về Đồng Bạc Bị Mất và về Đứa Con Trai Lạc Lối

Hình Ảnh
A father hugging his prodigal son. altered version

Gần cuối giáo vụ trên trần thế của Đấng Cứu Rỗi, những người Pha Ri Si và thầy thông giáo đã than vãn về sự giao thiệp của Chúa Giê Su với những người thâu thuế và những kẻ tội lỗi. Để đáp lại những lời than vãn ấy của họ, Chúa Giê Su đã dạy các câu chuyện ngụ ngôn về con chiên đi lạc, về đồng bạc bị mất và về đứa con trai hoang phí. Bài học này có thể giúp em nhận ra và cảm thấy Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương và quý trọng em cũng như tất cả những người khác biết bao.

Học viên chuẩn bị: Khuyến khích học viên nghiên cứu một hoặc tất cả các câu chuyện ngụ ngôn trong Lu Ca 15 trước khi đến lớp. Mời các em suy ngẫm về điều mà các câu chuyện ngụ ngôn này dạy về tình yêu thương của Thượng Đế.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Nó đáng giá bao nhiêu?

Cân nhắc mang một ít thức ăn và tiền đến lớp làm phần trình bày trực quan cho sinh hoạt sau đây. Sử dụng bất kỳ thực phẩm hoặc tiền bạc nào có liên quan hoặc dễ tìm, và thích ứng loại tiền được liệt kê cho phù hợp với loại tiền được sử dụng trong khu vực. Ví dụ, có thể thực hiện sinh hoạt này với một viên kẹo và một tờ 10 ngàn đồng. Mời học viên giơ các ngón tay cho biết món đồ đó đáng giá bao nhiêu đối với các em ở mỗi bước.

Trên thang điểm từ 1 đến 10, với 1 là thấp và 10 là cao, em muốn món sau đây có giá bao nhiêu?

  • Món tráng miệng yêu thích của em

  • Món tráng miệng yêu thích của em nếu nó bị rơi trên sàn nhà

  • Món tráng miệng yêu thích của em nếu có ai đó dẫm lên nó

  • Một tờ 100 ngàn đồng

  • Một tờ 100 ngàn đồng nếu nó rơi trên sàn nhà

  • Một tờ 100 ngàn đồng nếu có ai đó dẫm lên nó

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm xem sinh hoạt này có thể liên quan đến giá trị của mỗi cá nhân như thế nào.

  • Phép loại suy này có thể so sánh như thế nào với mức độ đúng đắn trong cách chúng ta nhìn nhận giá trị của riêng mình?

  • Tại sao đôi khi chúng ta có thể cảm thấy bị cám dỗ để nghĩ về hoặc đối xử với bản thân và những người khác như thể chúng ta hoặc họ kém giá trị hơn?

Có thể là hữu ích khi chia sẻ lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf trong phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung” ở cuối bài học này.

Hãy suy ngẫm về cách mà em đối xử với những người có thể cần phải hối cải và cải thiện, bao gồm cả bản thân mình. Khi em học bài học này, hãy tìm kiếm những lẽ thật về cách mà Chúa cảm thấy và đối xử với những người cần hối cải.

Trong Lu Ca 15 , Chúa Giê Su đã dạy ba câu chuyện ngụ ngôn. Hãy đọc Lu Ca 15:1–2 , tìm kiếm tình huống dẫn đến việc Đấng Cứu Rỗi dạy những câu chuyện ngụ ngôn này. Lưu ý rằng những người thâu thuế là những người Do Thái đi thu thuế cho người La Mã và do đó thường bị những người Do Thái khác ghét bỏ.

  • Các câu thánh thư này dạy cho em điều gì về Đấng Cứu Rỗi? Đôi khi chúng ta có thể giống người Pha Ri Si về những phương diện nào?

Chúa Giê Su Ky Tô đáp lại lời than vãn của những người Pha Ri Si và thầy thông giáo bằng cách dạy về một con chiên đi lạc, về một đồng bạc bị mất và về một đứa con trai lạc lối.

Hãy cân nhắc mời học viên tóm tắt những điều các em biết về những câu chuyện ngụ ngôn này và cách mà những câu chuyện này minh họa tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Thích ứng các sinh hoạt học tập trong bài học này cho phù hợp với sự hiểu biết và nhu cầu của học viên.

Con chiên đi lạc và đồng bạc bị mất

Hình Ảnh
Shepherd carrying the lost lamb. Outtakes include the shepherd holding the sheep, walking with the lamb returning to the other shepherd, as well as some shots with the filming crew.
Hình Ảnh
Woman looking for her lost coin.

Hãy đọc hoặc xem lại câu chuyện ngụ ngôn về con chiên đi lạc ( Lu Ca 15:4–7) hoặc câu chuyện ngụ ngôn về đồng bạc bị mất ( Lu Ca 15:8–10), tìm kiếm các từ hoặc cụm từ cho thấy người chủ trong mỗi câu chuyện trân quý những gì đã mất như thế nào.

  • Những từ hoặc cụm từ nào cho thấy giá trị mà người chủ dành cho những gì đã mất?

  • Con chiên hoặc đồng xu trong những câu chuyện ngụ ngôn này có thể tượng trưng cho các cá nhân về những phương diện nào?

  • Theo như các câu này, những người giúp tìm lại người bị lạc lối về phương diện thuộc linh cảm thấy như thế nào khi một kẻ phạm tội hối cải? Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô cảm thấy như thế nào?

  • Em đã học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ các câu chuyện ngụ ngôn này?

Nếu cần thiết, hãy giúp học viên nhận ra các lẽ thật chẳng hạn như: Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô biết giá trị của mỗi cá nhân và mong muốn quy tụ tất cả lại với Hai Ngài Cha Thiên Thượng vui mừng khi con cái của Ngài hối cải và quay trở lại với Ngài.

Người con trai hoang phí

Câu chuyện thứ ba trong Lu Ca 15 thường được biết đến như là câu chuyện ngụ ngôn về đứa con trai hoang phí (từ hoang phí có nghĩa là lãng phí, liều lĩnh, hoặc ngông cuồng). Tuy nhiên, câu chuyện ngụ ngôn này kể về câu chuyện của hai người con trai, cả hai đều cần đến sự giúp đỡ của cha mình. Khi em học, hãy tìm kiếm những lẽ thật cho thấy cách mà Cha Thiên Thượng cảm thấy và đối xử với tất cả con cái của Ngài, những người bị thất lạc về phương diện thuộc linh vì bất kỳ lý do gì.

Đối với sinh hoạt sau đây, hãy cân nhắc xem học viên đọc câu chuyện ngụ ngôn hay là xem video thì sẽ hữu ích ích hơn.

Đọc Lu Ca 15:11–32, tưởng tượng rằng người cha trong câu chuyện này tượng trưng cho Cha Thiên Thượng. Cân nhắc đánh dấu các từ hoặc cụm từ tiết lộ Ngài cảm thấy như thế nào đối với con cái của Ngài.

Hình Ảnh
Woman looking for her lost coin.

Học viên có thể nghiên cứu câu chuyện ngụ ngôn này như một vở kịch với bốn phần thoại: người kể chuyện ( câu 11, 13–16, 20, 25–28), người con trai hoang phí ( câu 12, 17–19, 21), người cha ( câu 22–24, 31–32) và người anh cả ( câu 29–30). Cân nhắc việc dừng người đọc thường xuyên để giúp các em hiểu và xem xét điều mà mỗi nhân vật đang nói và có lẽ đang suy nghĩ và cảm nhận.

Các câu hỏi dưới đây nhằm giúp học viên phân tích câu chuyện ngụ ngôn và liên hệ câu chuyện này với cuộc sống của chính các em.

Hãy nhớ lại xem những người Pha Ri Si đã chỉ trích Đấng Cứu Rỗi khi tiếp đón và ăn uống với kẻ tội lỗi như thế nào.

  • Em nghĩ Đấng Cứu Rỗi đã hy vọng những người Pha Ri Si sẽ học được gì từ câu chuyện ngụ ngôn này?

  • Em nghĩ điều gì trong câu chuyện ngụ ngôn này liên quan nhiều nhất đến em để hiểu và ghi nhớ? Tại sao?

Một lẽ thật mà chúng ta học được từ câu chuyện ngụ ngôn này là Cha Thiên Thượng trân quý và yêu thương tất cả con cái của Ngài và đang chờ đợi với vòng tay mở rộng để đón mừng tất cả những ai sẽ quay lại với Ngài.

Cân nhắc hỏi những câu hỏi bổ sung như “Em nhận thấy điều gì về cách đứa con trai hoang phí trở nên lạc lối?” “Người con trai kia cũng có thể bị coi là lạc lối về những phương diện nào?” “Chúng ta có thể học được gì từ câu chuyện ngụ ngôn này về cách Cha Thiên Thượng phản ứng với những người tìm cách quay trở lại với Ngài với những người luôn cố gắng hết sức trung tín cùng Ngài? Tại sao việc hiểu điều này về Cha Thiên Thượng lại quan trọng đối với em?”

  • Các câu chuyện ngụ ngôn trong Lu Ca 15 có thể áp dụng như thế nào cho những người lạc lối về phương diện thuộc linh vì tội lỗi cũng như cho những người có thể cảm thấy khác biệt, không được trân trọng hoặc bị phớt lờ?

Nhận ra giá trị cá nhân của tôi

Trên một trang trong nhật ký ghi chép việc học tập của em, hãy cân nhắc vẽ một hình đơn giản về một người chăn đang ôm một con chiên hoặc một người cha đang ôm con trai mình. Sử dụng phần trống xung quanh bức vẽ này để ghi lại những điều sau đây:

  • Các từ hoặc cụm từ (bao gồm cả những từ trong Lu Ca 15) nhắc nhở em rằng em và tất cả những người khác yêu dấu biết bao đối với Cha Thiên Thượng, thậm chí khi em và những người khác cần phải hối cải.

  • Những cách thức em có thể đối xử với những người cần phải hối cải với lòng trắc ẩn, bao gồm cả chính mình.

Cân nhắc mời học viên chia sẻ một phần yêu thích của sinh hoạt mà các em hoàn thành.

  • Khi suy ngẫm về cách em đối xử với bản thân và những người xung quanh, em muốn áp dụng những điều đã học được hôm nay như thế nào?

Hãy làm chứng về lòng thương xót của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô và mong muốn của Hai Ngài cho tất cả mọi người quay trở lại với Hai Ngài.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Lu Ca 15:7 . Chúa có ý gì khi phán “chín mươi chín người công bình, không cần ăn năn”?

Joseph Smith dạy rằng một cách để diễn giải câu chuyện ngụ ngôn về con chiên đi lạc là so sánh chín mươi chín con chiên với những người Pha Ri Si và người Sa Đu Sê, những người không nghĩ rằng họ cần đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và hối cải (xin xem History, 1838–1856 [Bản Thảo Lịch Sử của Giáo Hội], tập D-1, trang 1459, josephsmithpapers.org).

Tại sao việc đi tìm, gặp gỡ và nuôi dưỡng những người bị thất lạc lại vô cùng quan trọng?

Chủ Tịch M. Russell Ballard, quyền Chủ Tịch Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of President M. Russell Ballard of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004.

Mỗi linh hồn đều quý giá đối với Cha Thiên Thượng của chúng ta. Chúng ta không bao giờ được quên rằng qua Sự Chuộc Tội, Chúa Giê Su Ky Tô đã trả một cái giá rất đắt để cứu chuộc mỗi người chúng ta. Nỗi thống khổ của Ngài không thể là vô ích bởi vì chúng ta không thành công trong việc nuôi dưỡng và giảng dạy những người đang cố gắng trở nên tích cực trong Giáo Hội.

(M. Russell Ballard, “Are We Keeping Pace?Ensign, tháng Mười Một năm 1998, trang 8)

Lu Ca 15:12–13 . Người con trai có ý gì khi nói rằng: “Xin chia cho tôi phần của mà tôi sẽ được”?

Theo tập tục vào thời của Đấng Cứu Rỗi, một người con trai chỉ nhận được tài sản thừa kế của mình sau khi cha anh ta qua đời. Đối với một người con trai, việc đòi tài sản thừa kế của anh ta trước khi cha mình qua đời (xin xem Lu Ca 15:12–13) là một hành vi đầy xúc phạm. Yêu cầu này của người con trai sẽ được coi là sự chối bỏ cha anh ta, ngôi nhà của anh ta, sự nuôi dạy anh ta và thậm chí là toàn bộ cộng đồng của anh ta.

(New Testament Student Manual [năm 2018], ChurchofJesusChrist.org)

Những nguồn tài liệu nào khác có thể giúp tôi hiểu và áp dụng câu chuyện ngụ ngôn về đứa con trai hoang phí?

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Lời phát biểu bổ sung

Sau khi thực hiện sinh hoạt ở đầu bài học, hãy cân nhắc việc chia sẻ lời phát biểu sau đây. Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi ấy thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã chia sẻ câu chuyện về “một người phụ nữ nọ đã trải qua nhiều năm thử thách và đau buồn đã nói qua màn lệ: ‘Tôi dần dần nhận biết rằng tôi giống như một tờ giấy bạc 20 đô la—nhàu nát, rách rưới, dơ dáy, bị chà đạp và đầy vết nhơ. Nhưng tôi vẫn là một tờ giấy bạc 20 đô la. Tôi vẫn còn có giá trị nào đó. Mặc dù tôi có thể không trông giống như tờ giấy bạc 20 đô la và mặc dù tôi đã bị tả tơi và xài qua, nhưng tôi vẫn đáng giá 20 đô la trọn vẹn.’” Chủ Tịch Uchtdorf cũng lưu ý: “Chúng ta không thể nào đo lường giá trị của người khác, cũng như chúng ta không thể đo chiều dài của vũ trụ. Mỗi người chúng ta gặp đều quan trọng đối với Cha Thiên Thượng. Một khi hiểu được điều đó thì chúng ta có thể bắt đầu hiểu cách chúng ta nên đối xử với bạn bè của mình” (xin xem Dieter F. Uchtdorf, “Các Ngươi Là Đôi Tay TaLiahona, tháng Năm năm 2010, trang 69).

Con chiên đi lạc và đồng bạc bị mất

Hãy hỏi học viên xem các em đã bao giờ đánh mất một đồ vật có giá trị đối với mình chưa và các em đã làm gì để tìm thấy đồ vật đó. Mời học viên ngẫm nghĩ xem điều đó có thể có ý nghĩa gì nếu một người nào đó bị lạc lối về phương diện thuộc linh và việc cố gắng tìm kiếm họ sẽ là như thế nào. Khi học các câu chuyện ngụ ngôn trong Lu Ca 15, hãy khuyến khích học viên suy ngẫm xem con chiên, đồng bạc và đứa con trai bị thất lạc như thế nào và những cách khác nhau mà chúng được tìm thấy. Mời học viên suy ngẫm về trách nhiệm của mình trong việc tìm kiếm những người bị lạc lối.

In