Lớp Giáo Lý
Giăng 3:14–17


Giăng 3:14–17

“Vì Đức Chúa Trời Yêu Thương Thế Gian”

Hình Ảnh
Jesus returns to the garden again to continue to pray and suffers great pain.

Như được ghi chép trong Giăng 3, Chúa Giê Su dạy cho Ni Cô Đem về sự hy sinh chuộc tội của Ngài khi Ngài phán rằng “Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời” (Giăng 3:14–15). Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy: “Khi dành thời gian [cho] việc học hỏi về Đấng Cứu Rỗi và sự hy sinh chuộc tội của Ngài, chúng ta có khuynh hướng tham dự vào một yếu tố then chốt … để tiếp cận quyền năng của Ngài: chúng ta chọn để có đức tin nơi Ngài và noi theo Ngài” (“Nhận Được Quyền Năng của Chúa Giê Su Ky Tô trong Cuộc Sống của Chúng Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 40). Bài học này sẽ cho em cơ hội củng cố đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô khi em tìm hiểu thêm về Sự Chuộc Tội của Ngài.

Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy: “Thật là không đầy đủ về mặt giáo lý để nói về sự hy sinh chuộc tội của Chúa bằng các cụm từ viết cụt ngủn chẳng hạn như “Sự Chuộc Tội” hoặc “quyền năng làm cho có khả năng của Sự Chuộc Tội” hay “áp dụng Sự Chuộc Tội” hoặc “được củng cố bởi Sự Chuộc Tội.” …“Không có một thực thể không có hình dạng nhất định nào tên là “Sự Chuộc Tội” mà chúng ta có thể kêu gọi để có được sự giúp đỡ, chữa lành, tha thứ, hoặc quyền lực cả. … Sự hy sinh chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi—hành động chính yếu trong suốt lịch sử nhận loại—được hiểu rõ nhất và biết ơn nhiều nhất khi chúng ta kết nối chính xác và rõ ràng với Ngài” (“Nhận Được Quyền Năng của Chúa Giê Su Ky Tô trong Cuộc Sống của Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 40).

Học viên chuẩn bị: Mời học viên tìm một đoạn thánh thư hoặc lời phát biểu từ đại hội trung ương mà dạy họ điều gì đó có ý nghĩa về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là gì?

Cân nhắc trưng bày các hình ảnh sau đây về Đấng Cứu Rỗi và những câu chưa hoàn chỉnh sau đây. Mời học viên hoàn thành những câu này trong nhật ký ghi chép việc học tập của họ hoặc thảo luận với người bạn cùng cặp xem họ sẽ hoàn thành mỗi câu này như thế nào. Sau đó, hãy dành thời gian cho học viên sẵn sàng chia sẻ những câu hoàn chỉnh với cả lớp.

Hình Ảnh
Jesus Christ depicted kneeling at the base of a tree in the Garden of Gethsemane during the Atonement. Christ has His hands clasped as He prays.
Hình Ảnh
Christ hanging on a cross at Calvary. Two thieves, also hanging on crosses are at the left and right of Christ. Numerous observers, including Mary, the mother of Christ, Mary Magdalene, other mourners and Roman soldiers are gathered around the crosses. Thunder clouds are gathering in the sky.

Hãy xem những hình ảnh của Chúa Giê Su ở Ghết Sê Ma Nê và trên thập tự giá và suy ngẫm về những gì điều các em biết về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy hoàn thành những lời phát biểu sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em.

  • Cha Thiên Thượng đã gửi Chúa Giê Su Ky Tô đến thế gian chuộc tội cho chúng ta để …

  • Một số điều mà Chúa Giê Su đã trải qua ở Ghết Sê Ma Nê gồm có …

  • Chúa Giê Su chết trên cây thập tự giá vì …

  • Nếu Chúa Giê Su không chịu đau đớn ở Ghết Sê Ma Nê và chết trên cây thập tự giá thì …

Trong bài học này, em sẽ tìm hiểu thêm về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô và tình yêu thương mà Cha Thiên Thượng đã thể hiện khi Ngài sai Con Ngài đến thế gian. Khi em nghiên cứu, hãy chú ý đến những thúc giục của Đức Thánh Linh mà có thể giúp các em biết ơn hơn sự hy sinh của Chúa Giê Su Ky Tô dành cho em và gia tăng đức tin của em nơi Ngài.

Cân nhắc đưa một bản giấy phát tay sau đây cho học viên và cho phép học viên đọc thầm tài liệu này. Cân nhắc phát nhạc thánh ca không lời với âm lượng nhỏ để giúp học viên tập trung suy nghĩ vào nội dung thuộc linh mà họ đang học.

Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi

Các đoạn thánh thư và lời phát biểu sau đây dạy về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy dành 10 đến 15 phút đọc kỹ các nguồn tài liệu này (hoặc các nguồn tài liệu khác về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi mà em có hứng thú tìm hiểu hoặc đã tìm thấy trước bài học này). Trong khi đọc, hãy suy ngẫm xem làm thế nào mỗi nguồn tài liệu này giúp em hiểu rõ hơn về những điều mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã làm cho em và lý do tại sao.

Anh Cả Tad R. Callister thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

Hình Ảnh
Brother Tad R. Callister, Sunday school General President. Official Portrait 2018.

Vậy thì Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là gì? Theo ý nghĩa thông thường, đó là một chuỗi các sự kiện thiêng liêng mà đã bắt đầu trong Vườn Ghết Sê Ma Nê, tiếp tục trên thập tự giá và kết thúc với Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi từ mộ phần. Điều đó được thúc đẩy bởi một tình yêu thương khó hiểu nổi đối với mỗi người chúng ta. Điều đó đòi hỏi một nhân vật vô tội có quyền năng vô hạn đối với thiên nhiên—ngay cả cái chết, có một khả năng vô biên để gánh chịu hậu quả của mọi tội lỗi và bệnh tật của chúng ta, và thực ra đã trải nghiệm tất cả những điều này [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 88:6]. Đây là sứ mệnh của Chúa Giê Su Ky Tô—đây là Sự Chuộc Tội của Ngài.

Vậy thì mục đích của Sự Chuộc Tội là gì? Đó là làm cho chúng ta có thể trở lại nơi hiện diện của Thượng Đế, trở nên giống như Ngài hơn, và có được niềm vui trọn vẹn. Điều này đã được thực hiện bằng cách vượt qua bốn trở ngại:

1. Cái chết thể xác

2. Cái chết thuộc linh do A Đam và các tội lỗi của chúng ta gây ra

3. Những nỗi ưu phiền và bệnh tật của chúng ta

4. Những sự yếu kém và không hoàn hảo của chúng ta

(Tad R. Callister, “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 85)

Hình Ảnh
Handout on the Savior’s atonement
  • Em có những cảm nghĩ hoặc hiểu biết sâu sắc nào khi nghiên cứu về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài?

Sau khi học viên hoàn thành giấy phát tay này, hãy cân nhắc mời họ chia sẻ câu trả lời cho câu hỏi cuối cùng với cả lớp hoặc trong các nhóm nhỏ. Cũng có thể là hữu ích khi cho học viên cơ hội để đặt bất kỳ câu hỏi nào mà họ có thể có khi nghiên cứu tài liệu trong giấy phát tay.

Tình yêu thương của Cha Thiên Thượng được thể hiện như thế nào trong việc gửi Vị Nam Tử của Ngài xuống?

Một trong những lẽ thật mà Đấng Cứu Rỗi đã nhấn mạnh khi Ngài dạy cho Ni Cô Đem về Sự Chuộc Tội của Ngài (xin xem Giăng 3:14–17) là Cha Thiên Thượng yêu thương con cái của Ngài đến nỗi Ngài đã gửi Con Trai Độc Sinh của Ngài xuống để chuộc tội cho chúng ta.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy về cách mà tình yêu thương của Cha Thiên Thượng được biểu hiện qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi:

Hình Ảnh
Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Không có bằng chứng nào về quyền năng vô hạn và sự toàn hảo trong tình yêu thương của Thượng Đế hiển nhiên hơn lời tuyên bố của Sứ Đồ Giăng: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài” ( Giăng 3:16). Một Sứ Đồ khác viết rằng Thượng Đế “đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy” ( Rô Ma 8:32). Hãy nghĩ xem Cha Thiên Thượng đã đau lòng biết bao khi gửi Vị Nam Tử của Ngài đến để chịu đựng nỗi đau khổ không thể hiểu nổi vì tội lỗi của chúng ta. Đó là bằng chứng hiển nhiên nhất về tình yêu thương của Ngài dành cho mỗi chúng ta!

(Dallin H. Oaks, “Tình Yêu Thương và Luật Pháp”, Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 26)

  • Các em đã học được gì từ lời phát biểu này?

&#160

Hình Ảnh
Christ hanging on a cross at Calvary. Two thieves, also hanging on crosses are at the left and right of Christ. Numerous observers, including Mary, the mother of Christ, Mary Magdalene, other mourners and Roman soldiers are gathered around the crosses. Thunder clouds are gathering in the sky.

Cân nhắc cho học viên thời gian để ghi lại suy nghĩ hoặc chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô trong nhật ký ghi chép việc học tập. Sau khi họ viết xong, một vài người tình nguyện có thể chia sẻ với cả lớp những điều họ đã viết.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Làm thế nào tôi có thể tiếp cận quyền năng mà Chúa Giê Su Ky Tô ban cho tôi qua Sự Chuộc Tội của Ngài?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy như sau về việc mời quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô vào cuộc sống của chúng ta:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Là Các Thánh Hữu Ngày Sau, chúng ta nói đến sứ mệnh của Ngài là Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, mà làm cho sự phục sinh trở thành hiện thực cho tất cả mọi người và làm cho cuộc sống vĩnh cửu có thể đạt được đối với những người hối cải tội lỗi của họ và tiếp nhận cùng tuân giữ các giáo lễ thiết yếu và các giao ước của Ngài. …

… Các giao ước của chúng ta ràng buộc chúng ta với Ngài và ban cho chúng ta quyền năng tin kính. Là các môn đồ trung tín, chúng ta hối cải và đi theo Ngài vào hồ nước báp têm. Chúng ta đi dọc theo con đường giao ước để nhận được các giáo lễ thiết yếu khác. …

Những người tuân giữ giao ước tìm cách giữ mình khỏi tì vết của thế gian, do đó sẽ không có điều gì ngăn cản sự tiếp cận của họ với quyền năng của Đấng Cứu Rỗi.

(Russell M. Nelson, “Nhận Được Quyền Năng của Chúa Giê Su Ky Tô trong Cuộc Sống của Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 40, 41)

Làm thế nào tôi biết được Chúa Giê Su Ky Tô và quyền năng của Ngài có đang hoạt động trong cuộc sống của tôi hay không?

Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn dạy:

Hình Ảnh
Official Portrait of President Henry B. Eyring taken March 2018.

″Nếu đã cảm thấy ảnh hưởng của Đức Thánh Linh hôm nay thì các anh chị em có thể lấy điều đó làm bằng chứng hiển nhiên rằng Sự Chuộc Tội [của Chúa Giê Su Ky Tô] đang hoạt động trong cuộc sống của các anh chị em. Vì lý do đó và nhiều lý do khác, nên sẽ là điều rất hay nếu các anh chị em tự đặt mình vào các vị thế và vào những nhiệm vụ mà mời gọi những thúc giục của Đức Thánh Linh.

(Henry B. Eyring, “Gifts of the Spirit for Hard Times”, Ensign, tháng Sáu năm 2007, trang 23)

Tôi có thể tìm hiểu thêm về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô ở đâu?

Hãy cân nhắc tìm hiểu sâu hơn về Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài bằng cách tra cứu “ Chuộc Tội ” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Chuẩn bị một bài học truyền giáo

Mời học viên tưởng tượng rằng họ là những người truyền giáo và cần chuẩn bị để dạy cho người nào đó về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài. Mời học viên nghiên cứu phần có tiêu đề “Sự Chuộc Tội” trên trang 56–58 của Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta: Sách Hướng Dẫn cho Sự Phục Vụ Truyền Giáo (năm 2004). Mời học viên chuẩn bị một đại cương bài học từ 5 đến 10 phút dựa trên những điều họ đã học được từ nguồn tài liệu đó.Sau khi học viên chuẩn bị xong đại cương của họ, hãy cân nhắc chia lớp học ra và mời học viên lần lượt dạy bài học của mình cho một người bạn cùng cặp hoặc một nhóm nhỏ. Ngoài ra, một vài người tình nguyện có thể chia sẻ bài học của họ với cả lớp.

Đức tin của tôi nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể cho phép Ngài ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi như thế nào?

Mời học viên tạo một cuốn sách nhỏ được thiết kế để giúp mọi người hiểu ý nghĩa của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Cân nhắc mời học viên nghiên cứu bài “Sự Chuộc Tội và Hành Trình trên Trần Thế,” của Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ (Liahona, tháng Tư năm 2012, trang 40–47) để giúp họ chuẩn bị cho sinh hoạt này. Học viên có thể sử dụng nội dung từ bài viết của Anh Cả Bednar để tạo các tiêu đề và nội dung cho cuốn sách nhỏ của họ.

Chúa Giê Su Ky Tô có thể chữa lành những ai hướng về Ngài

Cân nhắc trưng bày các hình ảnh sau đây cho sinh hoạt học tập này.

Hình Ảnh
Christ hanging on a cross at Calvary. Two thieves, also hanging on crosses are at the left and right of Christ. Numerous observers, including Mary, the mother of Christ, Mary Magdalene, other mourners and Roman soldiers are gathered around the crosses. Thunder clouds are gathering in the sky. The Old Testament prophet Moses pointing to a staff with a brass serpent attached to the top. The painting illustrates the event wherein Moses promised the Israelites that they would be saved from the fiery serpents if they looked at the brass serpent.

Như được ghi chép trong Giăng 3:14–16 , Chúa Giê Su Ky Tô so sánh việc Ngài sắp bị đóng đinh trên thập tự giá với khi Môi Se treo con rắn bằng đồng trong vùng hoang dã. Mời học viên nghiên cứu Giăng 3:14–16 , 1 Nê Phi 17:40–41An Ma 33:18–22 , và tìm kiếm sự kiện này trong thời của Môi Se liên quan như thế nào đến Sự Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

In