Giăng 4, Phần 1
Người Đàn Bà tại Giếng Nước
Trên đường đến Ga Li Lê, Chúa Giê Su đã dạy người đàn bà Sa Ma Ri bên bờ giếng về “nước sự sống” mà Ngài ban cho. Bà ấy đã tiến đến việc biết rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô. Bài học này nhằm giúp em nhận ra em cần Đấng Cứu Rỗi và cảm nhận tình yêu thương của Ngài dành cho em.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Học Hỏi về Chúa Giê Su Ky Tô
Trong khi học thánh thư, em có thể nhận ra rằng Đấng Cứu Rỗi thường dạy lẽ thật thuộc linh bằng những kinh nghiệm và đồ vật quen thuộc với dân chúng. Hãy xem những hình ảnh sau đây và suy ngẫm về những lẽ thật thuộc linh mà chúng ta có thể học về Đấng Cứu Rỗi bằng cách so sánh nước với Ngài.
-
Trong những phương diện nào em nghĩ nước có thể liên quan đến Chúa Giê Su Ky Tô và dạy cho em về Ngài?
Hãy suy ngẫm những câu hỏi sau đây để nghĩ về việc em cần có Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Em có cảm thấy mình cần Chúa Giê Su Ky Tô nhiều như hay nhiều hơn cần nước trong cuộc sống của em không? Tại sao có hoặc tại sao không?
Trong bài học này, em sẽ học một câu chuyện trong đó Đấng Cứu Rỗi đã giúp một người đàn bà hiểu rằng sự cần thiết để có Đấng Cứu Rỗi cho nhu cầu thuộc linh thì lớn hơn sự cần thiết để có nguồn nước mà bà đến lấy cho nhu cầu thể chất của mình. Khi em học, hãy chú ý đến những thúc giục của Thánh Linh mà giúp em nhận ra em cần có Đấng Cứu Rỗi và mong muốn của Ngài để em tiếp nhận những phước lành mà chỉ Ngài mới có thể ban cho.
Người đàn bà tại giếng nước
Trong khi hành trình từ Giu Đê đến Ga Li Lê, Chúa Giê Su đã đi qua Sa Ma Ri (xin xem Giăng 4:3–4). Có thể là hữu ích để xác định những vị trí này trên bản đồ Kinh Thánh 1, “ Bản Đồ Vật Lý của Đất Thánh ,” trong Phần Giúp Đỡ Học Tập Thánh Thư trên Thư Viện Phúc Âm.
Trong thời kỳ của Đấng Cứu Rỗi, người Do Thái thường đi lại giữa Giu Đê và Ga Li Lê bằng một con đường dài hơn để tránh đi qua Sa Ma Ri bởi sự căm ghét giữa người Do Thái và người Sa Ma Ri. Chúa Giê Su có lẽ đã mệt và khát sau cuộc hành trình của Ngài khi Ngài ngồi xuống bên giếng nước trong cái nóng ban ngày (xin xem Giăng 4:6). Trong khi Ngài ở đó, một người đàn bà Sa Ma Ri cũng đến lấy nước.
Hãy nghiên cứu những lời giảng dạy của Chúa Giê Su dành cho người đàn bà Sa Ma Ri trong Giăng 4:5–14 , và tìm kiếm những điều em học được về Đấng Cứu Rỗi.  
-
Em sẽ mô tả như thế nào về cách người đàn bà đối xử với Đấng Cứu Rỗi trong những câu này? Em nghĩ tại sao bà ấy lại hành động theo cách này?
-
Em nghĩ Chúa Giê Su đang dạy điều gì khi Ngài nói rằng Ngài có thể ban nước sự sống cho người đàn bà này?
Hãy đọc Giăng 4:15–26 , tìm kiếm tình yêu thương và lòng trắc ẩn mà Chúa Giê Su đã thể hiện đối với người đàn bà này khi cuộc trò chuyện tiếp tục. Hãy suy ngẫm xem những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi liên quan như thế nào đến em.  
-
Em nghĩ Đấng Cứu Rỗi đã giúp người đàn bà đó như thế nào để nhận ra nhu cầu của bà ấy về nước sự sống mà Ngài ban cho?
-
Em có thể học được gì từ mong muốn của Đấng Cứu Rỗi để giúp người đàn bà này bất chấp những khiếm khuyết của bà ấy?
-
Câu chuyện này giúp chúng ta hiểu cách Đấng Cứu Rỗi nghĩ về mỗi người chúng ta như thế nào—ngay cả với những khiếm khuyết của chúng ta?
Hãy đọc Giăng 4:28–30 , tìm kiếm xem người đàn bà Sa Ma Ri đã phản ứng như thế nào sau khi Chúa Giê Su nói với bà rằng Ngài là Đấng Mê Si.So sánh những điều em vừa đọc với cách người đàn bà phản ứng lần đầu tiên với Chúa Giê Su khi cuộc trò chuyện bắt đầu.
-
Em nghĩ điều gì trong cách bà ấy tương tác với Chúa Giê Su đã khiến bà thay đổi?
-
Chúa Giê Su Ky Tô đã thay đổi hoặc ảnh hưởng như thế nào đến cách em suy nghĩ?
-
Em có thể thực hiện những chọn lựa nào hôm nay để giúp em đến gần hơn với Chúa Giê Su Ky Tô?
Anh Cả Robert C. Gay thuộc Chủ Tịch Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã chia sẻ một số lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ câu chuyện này. Em có thể muốn xem video “Mang Lấy Danh của Chúa Giê Su Ky Tô” từ mã thời gian 7:41 đến 9:23. Video này có trên trang ChurchofJesusChrist.org.
Một trong những câu thánh thư yêu thích của tôi là Giăng 4:4 : “Nhưng Ngài phải đi ngang qua vùng Sa Ma Ri.”
Tại sao tôi yêu thích câu thánh thư đó? Bởi vì Chúa Giê Su không cần phải đi qua vùng Sa Ma Ri. Những người Do Thái thời của Ngài ghét những người Sa Ma Ri và hành trình theo con đường xung quanh Sa Ma Ri. Nhưng Chúa Giê Su đã chọn để đi đến đó và lần đầu tiên tuyên bố trước toàn thế gian rằng Ngài là Đấng Mê Si đã được hứa. Đối với sứ điệp này, Ngài không những đã chọn một nhóm người bị ruồng bỏ, mà còn chọn một người phụ nữ—và không phải là bất kỳ người phụ nữ nào nhưng là một người phụ nữ đang sống trong tội lỗi—một người mà vào thời điểm đó được cho là tệ hại nhất trong những người tệ hại. Tôi tin rằng Chúa Giê Su đã làm điều này để mỗi người chúng ta có thể luôn hiểu được rằng tình yêu thương của Ngài lớn lao hơn những nỗi sợ hãi, vết thương, thói nghiện ngập, sự nghi ngờ, sự cám dỗ, tội lỗi, gia đình tan vỡ, sự căng thẳng và nỗi lo âu, căn bệnh kinh niên, sự nghèo khó, sự lạm dụng, nỗi tuyệt vọng, và nỗi cô đơn của chúng ta. Ngài muốn tất cả mọi người biết rằng không có gì và không có ai mà Ngài không thể chữa lành và mang lại niềm vui vĩnh cửu.
Ân điển của Ngài là đã đủ. Một mình Ngài đã hạ mình xuống thấp hơn tất cả mọi vật. Quyền năng của Sự Chuộc Tội của Ngài là quyền năng khắc phục bất kỳ gánh nặng nào trong cuộc sống của chúng ta. Sứ điệp về người đàn bà tại cái giếng là Ngài biết hoàn cảnh cuộc sống của chúng ta và rằng chúng ta luôn có thể đi cùng với Ngài cho dù chúng ta đang ở đâu đi nữa. Đối với người đàn bà đó và đối với mỗi người chúng ta, Ngài phán: “Phàm ai uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa; nhưng [sẽ thành] một mạch nước trong người đó văng ra cho đến sự sống đời đời.” [ Giăng 4:14 ].
(Robert C. Gay, “Mang Lấy Danh của Chúa Giê Su Ky Tô,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 99)
-
Em đã học được gì hoặc có cảm nghĩ gì về Chúa Giê Su Ky Tô trong bài học này?
-
Em cảm thấy được thúc giục thực hiện những hành động nào trong buổi học hôm nay?
Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình
Giăng 4:4 . Tại sao việc Chúa Giê Su đi qua Sa Ma Ri lại có ý nghĩa quan trọng?
Người Do Thái thường đi vòng quanh Sa Ma Ri hơn là đi ngang qua đó vì có sự thù địch giữa người Do Thái và người Sa Ma Ri. Cảm nghĩ thù hận sâu sắc đã gia tăng giữa người Do Thái và người Sa Ma Ri “vì người Sa Ma Ri đã bỏ tôn giáo Y Sơ Ra Ên” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư “ Sa Ma Ri, Người ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org”). Tuy nhiên, Giăng ghi rằng Chúa Giê Su Ky Tô “phải đi ngang qua xứ Sa Ma Ri” ( Giăng 4:4), nhấn mạnh rõ ràng ý định của Đấng Cứu Rỗi đối với công việc mà Ngài sẽ làm ở đó.
Giăng 4:24 . Thượng Đế có phải là một thần linh không?
Một số người có thể cảm thấy bối rối bởi lời phán của Chúa Giê Su trong Giăng 4:24 rằng Thượng Đế là một thần linh. Bản Dịch Joseph Smith về câu này cung cấp một lời giải thích quan trọng: “Vì đối với [những tín đồ chân chính] như vậy, Thượng Đế đã hứa ban cho Thánh Linh của Ngài” (Bản Dịch Joseph Smith, Giăng 4:26 [trong Bản Dịch Joseph Smith Phụ Lục). Sự mặc khải hiện đại cũng dạy rằng Thượng Đế có một thể xác bằng xương và thịt (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 130:22–23 ; xin xem thêm Sáng Thế Ký 5:1–3 ; Hê Bơ Rơ 1:1–3).
Sự giao tiếp của người phụ nữ bên giếng với Chúa Giê Su Ky Tô đã tác động như thế nào đến bà ấy?
Chủ Tịch Bonnie H. Cordon, Chủ Tịch Hội Thiếu Nữ Trung Ương, đã dạy:
Đấng Ky Tô đã quan tâm đến [người đàn bà bên giếng] và những nhu cầu của bà với lòng trắc ẩn. Ngài đã nói chuyện với người đàn bà theo cách mà bà ấy có thể hiểu được, bắt đầu bằng một thứ quen thuộc và phổ biến. Nếu Ngài chỉ dừng lại tại đó, thì đó có thể là một cuộc gặp gỡ tích cực. Nhưng nó sẽ không có được kết quả là người phụ nữ đó đi vào thành phố để tuyên bố: “Hãy đến xem … : ấy chẳng phải là Đấng Ky Tô sao?” [Giăng 4:29]. Dần dần, qua cuộc trò chuyện, bà ấy đã khám phá ra Chúa Giê Su Ky Tô, và mặc cho quá khứ của mình, bà ấy trở thành một nguồn ánh sáng, soi đường cho những người khác thấy được.
(Bonnie H. Cordon, “Để Họ Thấy Được,” Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 79)