Lớp Giáo Lý
Giăng 4, Phần 2


Giăng 4, Phần 2

Nước Sự Sống

“He Comes Again to Rule and Reign” by Mary R. Sauer.

Chúa Giê Su đã dạy người đàn bà Sa Ma Ri bên giếng về nước sự sống mà Ngài ban cho. Bài học này nhằm giúp em hiểu thêm về nước sự sống mà Đấng Cứu Rỗi ban cho: nước sự sống là gì, tại sao em cần nước sự sống và làm thế nào em có thể nhận được nước sự sống.

Làm cho các sinh hoạt đáp ứng được những nhu cầu. Những đại cương này không phải là một kịch bản mà anh chị em phải tuân theo. Đúng hơn, hãy sử dụng những đại cương này như một nguồn ý tưởng để mời sự soi dẫn của riêng anh chị em. Khi anh chị em suy ngẫm về những nhu cầu của học viên và cầu nguyện để được Cha Thiên Thượng hướng dẫn, anh chị em sẽ được hướng dẫn để điều chỉnh các ý tưởng hoặc đề nghị trong những nguồn tài liệu này cho phù hợp hơn với những nhu cầu đó.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên so sánh những lần họ cảm thấy trống rỗng về mặt thuộc linh với những lần họ cảm thấy thỏa mãn về mặt thuộc linh. Điều gì làm nên sự khác biệt?

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Con đường dẫn đến hạnh phúc và sự mãn nguyện

Hãy bắt đầu buổi học bằng cách chia sẻ lời phát biểu sau đây của Anh Cả Corbridge và thảo luận về các câu hỏi tiếp theo đó. Cân nhắc tạo một bản liệt kê các câu trả lời của học viên cho câu hỏi đầu tiên lên trên bảng.

Anh Cả Lawrence E. Corbridge thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

Official Portrait of Elder Lawrence E. Corbridge. Photographed March 2017.

Chỉ có một đường đi dẫn đến hạnh phúc và thành quả. [Chúa Giê Su Ky Tô] là Đường Đi. Tất cả đường đi khác, mọi đường đi nào khác, bất cứ đường đi nào khác đều là sự điên rồ.

Ngài ban cho một giếng nước sự sống. Hoặc là chúng ta uống và sẽ không bao giờ khát nữa, hoặc là chúng ta không uống và vẫn còn khát mãi một cách rồ dại.

(Lawrence E. Corbridge, “Đường Đi,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 34)

  • Đôi khi người ta hướng đến điều gì để có được hạnh phúc và thành quả mà có thể khiến họ cảm thấy vẫn khát hoặc không thỏa mãn về mặt thuộc linh?

  • Các em nghĩ tại sao đôi khi mọi người hướng đến những điều không mang lại sự thỏa mãn lâu dài?

  • Chúa Giê Su Ky Tô ban cho điều gì để mang lại hạnh phúc và thành quả?

Mời học viên đánh giá cuộc sống của chính họ bằng cách cho các em cơ hội suy ngẫm về những điều sau đây.

Suy ngẫm xem những câu hỏi này liên quan như thế nào đến cuộc sống của chính mình. Có phải những điều em hướng đến để có hạnh phúc và thành quả thì không thực sự thỏa mãn những mong muốn đó không? Em đã có những kinh nghiệm gì khi cảm nhận được sự bình an và hạnh phúc lâu dài mà chỉ có thể đến từ Chúa Giê Su Ky Tô?

Nước sự sống

Jesus Christ depicted teaching a Samaritan woman at a well. Christ is portrayed sitting on the edge of the well. The woman is seated on the ground before Him.

Hãy nhớ lại việc học Giăng 4 của em trong bài học trước rằng Chúa Giê Su đã dạy một đàn bà Sa Ma Ri về nước sự sống, là “biểu tượng về Chúa Giê Su Ky Tô và những lời giảng dạy của Ngài” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Nước Sự Sống ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Hãy tưởng tượng rằng em được yêu cầu chuẩn bị một bài nói chuyện cho buổi Tiệc Thánh về nước sự sống mà Chúa Giê Su Ky Tô ban tặng. Là một phần của bài nói chuyện, em được yêu cầu chỉ ra (1) nước sự sống là gì, (2) tại sao chúng ta cần nước sự sống và (3) làm thế nào chúng ta có thể nhận được nước sự sống từ Đấng Cứu Rỗi. Hãy sử dụng các thánh thư, lời phát biểu và câu hỏi sau đây, cũng như bất kỳ trợ giúp bổ sung nào mà em có thể tự tìm thấy, để chuẩn bị các ý nghĩ và sắp xếp bài nói chuyện của mình.

Color Handouts Icon

Trưng bày hoặc cung cấp giấy phát tay sau đây để học viên tham khảo khi chuẩn bị bài nói chuyện của họ.

Nước Sự Sống

Hãy đọc những đoạn thánh thư và lời phát biểu sau đây để tìm những sự hiểu biết sâu sắc về nước sự sống mà Chúa Giê Su Ky Tô ban tặng.

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Nước sự sống được nói đến trong [ Giăng 4:10 ] là tượng trưng cho Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Và như nước là cần thiết để duy trì sự sống thì Đấng Cứu Rỗi và các giáo lý, các nguyên tắc và các giáo lễ của Ngài cũng đều thiết yếu cho sự sống vĩnh cửu. Các em và tôi đều cần đến nước sự sống của Ngài hằng ngày và có nguồn dự trữ nước đó dư dật để duy trì sự tăng trưởng và phát triển phần thuộc linh của chúng ta.Thánh thư chứa đựng những lời của Đấng Ky Tô và là hồ chứa nước sự sống mà có sẵn cho chúng ta và từ đó chúng ta có thể uống một hơi dài và sâu. Các em và tôi phải tìm đến Đấng Ky Tô, là “suối nước sống” ( 1 Nê Phi 11:25 ; so sánh Ê The 8:26 ; 12:28), bằng cách đọc (xin xem Mô Si A 1:5), học [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 26:1] , tra cứu (xin xem Giăng 5:39 ; An Ma 17:2), và nuôi dưỡng (xin xem 2 Nê Phi 32:3) những lời nói của Đấng Ky Tô mà đã được chứa đựng trong thánh thư. Khi làm như vậy, chúng ta có thể nhận được sự hướng dẫn lẫn sự bảo vệ thuộc linh trong cuộc sống hữu diệt của mình.

(David A. Bednar, “Một Nguồn Nước Sự Sống” [Buổi Họp Đặc Biệt CES fireside dành cho những người thành niên trẻ tuổi, ngày 4 tháng Hai năm 2007], trang 1, broadcasts.ChurchofJesusChrist.org)

Anh Cả Joseph B. Wirthlin (1917–2008) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã đạy:

Last official portrait of Elder Joseph B. Wirthlin of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004. Died December 1, 2008.

Có rất nhiều người không dự phần hoàn toàn vào phúc âm dồi dào của Chúa Giê Su Ky Tô, nhưng chỉ thử một ít phúc âm giống như những người ngồi vào bàn yến tiệc mà chỉ thử một ít thức ăn được đặt trước mặt họ. Họ làm theo thói quen—tham dự các buổi họp của họ, liếc đọc thánh thư, lặp lại lời cầu nguyện quen thuộc—nhưng lòng họ thì đặt vào những điều khác. Nếu thành thật, họ sẽ thừa nhận là họ quan tâm [đến] tin đồn mới nhất trong hàng xóm, sự lên xuống của thị trường chứng khoán và cốt truyện của chương trình truyền hình ưa thích của họ hơn là những điều kỳ diệu cao quý và việc phục sự dịu dàng của Đức Thánh Linh.Các anh chị em có mong muốn dự phần vào nước sự sống này và nếm mạch nước thiêng liêng đó trong người mình văng ra cho đến sự sống đời đời không?Vậy thì chớ e ngại. Hãy hết lòng tin. Hãy phát triển một đức tin không bị lay chuyển nơi Vị Nam Tử của Thượng Đế. Hãy trút hết lòng mình trong lời cầu nguyện tha thiết. Hãy chất chứa sự hiểu biết về Ngài trong tâm trí mình. Hãy từ bỏ những sự yếu kém của mình. Hãy bước đi trong sự thánh thiện và hòa hợp với các giáo lệnh.

(Joseph B. Wirthlin, “Cuộc Sống Dư Dật,” Liahona, tháng Năm năm 2006, trang 100)

Dựa trên những điều em học được từ việc học những nguồn tài liệu này hoặc những nguồn khác, hãy bắt đầu tạo dàn bài cho bài nói chuyện của mình. Hãy đảm bảo rằng dàn bài của em trả lời các câu hỏi sau đây. Cũng hãy suy ngẫm về cách em có thể truyền đạt cảm xúc của mình về Chúa Giê Su Ky Tô trong bài nói chuyện của mình. Cân nhắc chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân của em về việc dự phần vào nước sự sống của Đấng Cứu Rỗi và những kinh nghiệm đó đã ảnh hưởng như thế nào đến em.

  • Nước sự sống do Chúa Giê Su Ky Tô ban tặng là gì?

  • Tại sao chúng ta cần nước sự sống của Đấng Cứu Rỗi?

  • Chúng ta có thể làm gì để tiếp nhận nước sự sống từ Đấng Cứu Rỗi?

  • Việc biết Đấng Cứu Rỗi muốn mọi người dự phần nước sự sống của Ngài ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của em về Ngài?

Living Water Handout

Cân nhắc để cho một vài em tình nguyện chia sẻ các bài nói chuyện mà họ đã chuẩn bị.

Khi những em tình nguyện chia sẻ xong bài nói chuyện của mình, hãy cho những em còn lại trong lớp cơ hội chia sẻ và thảo luận về bất kỳ hiểu biết sâu sắc và ấn tượng nào mà họ tiếp nhận được từ Đức Thánh Linh trong khi nghiên cứu. Cân nhắc hướng dẫn cuộc thảo luận bằng cách đặt những câu hỏi như “Điều gì nổi bật nhất đối với các em từ việc nghiên cứu của các em?” và “Đấng Cứu Rỗi có thể mời gọi các em làm gì để uống nhiều hơn từ nguồn nước sự sống mà Ngài ban cho?”

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Nước sự sống mà Chúa Giê Su Ky Tô ban cho liên quan như thế nào đến Tiệc Thánh?

Trong khi phục sự với tư cách là Đệ Nhị Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nhi, Chị Cheryl A. Esplin đã dạy:

Final official portrait of Cheryl A. Esplin, second counselor in the Primary general presidency, 2011. Released as second counselor and sustained as first counselor at the April 2015 general conference. Released at the April 2016 general conference.

Tâm hồn bị tổn thương của chúng ta có thể được chữa lành và đổi mới không những nhờ vào bánh và nước nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh bằng thịt và máu của Đấng Cứu Rỗi mà còn nhờ vào các biểu tượng nhắc nhở rằng Ngài sẽ luôn luôn là “bánh sự sống” và “nước sự sống.” [ Giăng 6:48 ] và “nước sự sống” [ Giăng 4:10].

Sau khi thực hiện Tiệc Thánh cho dân Nê Phi, Chúa Giê Su phán:

“Kẻ nào ăn bánh này là ăn vào tâm hồn mình thể xác của ta; và kẻ nào uống rượu nho này là uống vào tâm hồn mình máu của ta; và tâm hồn kẻ ấy sẽ được luôn luôn no đủ; không bao giờ còn bị đói hay khát nữa.

“Giờ đây, khi dân chúng ăn và uống xong, này, họ đều được dẫy đầy Thánh Linh.” [ 3 Nê Phi 20:8–9].

Với những lời này, Đấng Ky Tô dạy chúng ta rằng Thánh Linh chữa lành và đổi mới tâm hồn của chúng ta. Phước lành đã được hứa của Tiệc Thánh là chúng ta sẽ “luôn được Thánh Linh của Ngài ở cùng [chúng ta]” [ Giáo Lý và Giao Ước 20:77].

(Cheryl A. Esplin, “Tiệc Thánh—một Sự Đổi Mới cho Tâm Hồn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 13)

10:39

Làm thế nào nước sự sống của Đấng Cứu Rỗi có thể giúp tôi vượt qua những ảnh hưởng xấu xa của thế gian?

Chủ Tịch James E. Faust (1920–2007) thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Last official portrait of President James E. Faust, Second Counselor in the First Presidency, 2001. Died 10 August 2007.

Nhiều sự ô uế của phần thuộc linh đến với cuộc sống của chúng ta qua mạng Internet, các trò chơi điện tử, những chương trình truyền hình và phim ảnh gợi dục hoặc mô tả sinh động thuộc tính đê tiện hơn của con người. Vì sống trong một môi trường như thế, chúng ta cần phải gia tăng sức mạnh thuộc linh của mình.

Ê Nót nói về tâm hồn khao khát và kêu cầu suốt ngày đêm của ông để khẩn cầu cho tâm hồn mình [xin xem Ê Nót 1:4]. Ông khao khát những chất dinh dưỡng thuộc linh mà thỏa mãn nỗi khát khao lẽ thật thuộc linh đó. Như Đấng Cứu Thế phán bảo cùng người đàn bà bên giếng ở Sa Ma Ri: “Uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời” [ Giăng 4:14].

(James E. Faust, “Những Chất Dinh Dưỡng Thuộc Linh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 55)

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Một cách thay thế để bắt đầu bài học

Thay vì sử dụng lời phát biểu của Anh Cả Corbridge ở đầu bài học, hãy cân nhắc chia sẻ với học viên một tình huống, chẳng hạn như tình huống sau đây, minh họa sự trống rỗng mà mọi người có thể cảm thấy khi họ hướng đến những thứ khác ngoài Chúa Giê Su Ky Tô để có được hạnh phúc và thành quả.

Hãy cân nhắc tình huống sau đây:Scott thường tìm đến những thú giải trí, tài sản thế gian, và đôi khi thậm chí cả những hành vi tội lỗi nhằm cố gắng trải nghiệm sự thỏa mãn và thành quả. Mặc dù đôi khi Scott cảm thấy thỏa mãn tạm thời qua những việc này, sau đó bạn ấy luôn cảm thấy trống rỗng và khao khát một điều gì đó khác biệt.

  • Các em sẽ đưa ra lời khuyên nào cho Scott để giúp bạn ấy vượt qua cảm giác trống trải và không thỏa mãn?

  • Các em học được gì từ câu chuyện về Chúa Giê Su dạy cho người đàn bà Sa Ma Ri bên giếng nước mà có thể hữu ích cho Scott?