Lớp Giáo Lý
Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1:21–37; Lu Ca 21:25–36


Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1:21–37; Lu Ca 21:25–36

Đừng Bối Rối

Profile of a Young Woman in bright sunlight.

Chúa Giê Su Ky Tô đã truyền lệnh cho các môn đồ của Ngài “đừng bối rối” (Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1:23) cho dù có tai họa, hoạn nạn và sự hủy diệt sẽ xảy ra trước Ngày Tái Lâm. Bài học này có thể giúp em tránh bị lừa gạt và vượt qua nỗi sợ hãi liên quan đến các sự kiện của những ngày sau cùng.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đánh giá các mục tiêu học thánh thư của các em đã giúp các em như thế nào. Học viên cũng có thể đánh giá xem các em đã gặp khó khăn gì để tuân giữ mục tiêu của mình và cách các em muốn cải thiện.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Vượt qua sự lừa gạt

  • Hai hoặc ba ý tưởng sai lầm phổ biến trên thế gian ngày nay là gì?

Trong khi nói chuyện với Các Vị Sứ Đồ của Ngài, Đấng Cứu Rỗi đã tiên tri rằng sẽ có những người truyền bá những ý tưởng sai lầm trước Ngày Tái Lâm của Ngài. Hãy đọc Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1:22 , tìm kiếm những điều Đấng Cứu Rỗi đã tiên tri.

  • Tại sao điều quan trọng là phải biết rằng ngay cả những người “được lựa chọn” cũng có thể bị lừa gạt?

Chủ Tịch Ezra Taft Benson (1899–1994) đã dạy rằng những người giả mạo Đấng Ky Tô và các tiên tri giả không chỉ giới hạn ở con người mà còn có thể xuất hiện dưới dạng những ý tưởng và những lời giảng dạy sai lầm (xin xem Teachings of Presidents of the Church: Ezra Taft Benson [năm 2014], trang 132). Khi học bài học này, hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Thánh Linh khi em tìm kiếm những cách mình có thể tin cậy nơi Chúa và vượt qua bất kỳ ý tưởng sai lầm hoặc sự lừa gạt nào.

Sau khi giảng dạy về những sự lừa gạt khác và về những điềm triệu về Ngày Tái Lâm (xin xem Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1:23–36), Đấng Cứu Rỗi đã dạy một cách để vượt qua sự lừa gạt. Hãy đọc Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1:37 .

Yêu cầu học viên chia sẻ những điều họ đã tìm được trong câu 37. Hãy cân nhắc viết nguyên tắc sau đây lên trên bảng: Nếu chúng ta tích lũy lời của Chúa thì chúng ta sẽ không bị lừa gạt.

Hãy tìm cách giúp học viên hiểu ý nghĩa của việc tích lũy lời của Chúa. Chúng ta có thể tích lũy lời của Chúa khi học thánh thư, học những lời của các vị tiên tri và các vị lãnh đạo được soi dẫn khác, đồng thời tiếp nhận và hành động theo sự mặc khải cá nhân.

Sinh hoạt sau đây là một ví dụ.

A drawing of a treasure chest.

Trong nhật ký ghi chép việc học tập của em, hãy vẽ một báu vật hoặc một chiếc rương báu vật. Trân trọng một thứ gì đó có nghĩa là em nâng niu, trân quý hoặc đánh giá cao nó. Khi chúng ta “tích lũy” lời của Chúa, chúng ta coi lời đó là thiêng liêng và bảo vệ nó (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 43:34). Xung quanh hoặc bên trong rương, hãy viết những cách chúng ta có thể tích lũy lời của Chúa.

Mời học viên chia sẻ những suy nghĩ của các em về việc tích lũy lời của Chúa. Cân nhắc vẽ một chiếc rương báu vật lên trên bảng và để cho học viên viết những suy nghĩ của mình xung quanh chiếc rương.

Chủ Tịch M. Russell Ballard, Quyền Chủ Tịch Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, kể lại câu chuyện gặp gỡ với một người truyền giáo được giải nhiệm trở về, người đã đọc được thông tin chỉ trích Giáo Hội. Chàng thanh niên đó có nhiều câu hỏi mà anh ấy không thể tìm ra câu trả lời và anh ấy cảm thấy mình đang mất chứng ngôn. Chủ Tịch Ballard đồng ý chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi của chàng trai trẻ này nhưng cũng mời anh ấy cam kết đọc Sách Mặc Môn một giờ mỗi ngày trong 10 ngày. Chủ Tịch Ballard đã kể lại:

Official portrait of President M. Russell Ballard of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004.

Mười ngày sau cậu ấy trở lại văn phòng tôi, và tôi đã sẵn sàng. Tôi lấy giấy ra để chuẩn bị trả lời câu hỏi của cậu ấy, nhưng cậu ấy ngăn tôi lại.

Cậu ấy nói: “Thưa Chủ Tịch, việc đó không cần thiết nữa đâu.” Rồi cậu ấy giải thích: “Em biết rằng Sách Mặc Môn là chân chính. Em biết rằng Joseph Smith là vị tiên tri của Thượng Đế.”

(M. Russell Ballard, “When Shall These Things Be? Ensign, tháng Mười Hai năm 1996, trang 60)

  • Em nghĩ tại sao việc học Sách Mặc Môn hằng ngày giải quyết được rất nhiều mối bận tâm của người thanh niên này?

  • Tại sao những lời của Đấng Cứu Rỗi phán cho chúng ta trong thánh thư có thể có quyền năng trong cuộc sống của chúng ta?

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm xem lời của Đấng Cứu Rỗi đã ban phước cho cá nhân em như thế nào. Những lời của Ngài đã ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của em dành cho Ngài? Việc tích lũy những lời của Đấng Cứu Rỗi đã giúp em như thế nào để tránh bị lừa gạt?

Hãy làm theo sự thúc giục của Thánh Linh để mời một số học viên chia sẻ.

Nếu học viên được hưởng lợi từ việc có thêm thời gian nghiên cứu đề tài này, hãy cân nhắc sử dụng sinh hoạt từ phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung” tại đây.

Chủ Tịch Ballard đã khuyên rằng:

Official portrait of President M. Russell Ballard of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004.

Hãy thiết lập một thời điểm và một nơi để nghiên cứu thánh thư hàng ngày, cho dù chỉ là một vài phút mỗi lần. … Khi nhìn một cách tổng thể, những điều này mất rất ít thời gian. Nhưng những lợi ích lâu dài đối với chúng ta và gia đình là vô hạn và vĩnh cửu, và những điều này sẽ giúp ích nhiều để chuẩn bị cho chúng ta … trước những thử thách ngày càng tăng trong tương lai.

(M. Russell Ballard, “When Shall These Things Be?”, Ensign, tháng Mười Hai năm 1996, trang 60–61)

Hãy đánh giá nỗ lực của em qua việc học tập và tích lũy những lời của Chúa Giê Su Ky Tô. Em cảm thấy như thế nào về việc học của mình? Ngoài ra, hãy suy ngẫm xem em đang gặp phải những trở ngại nào trong cuộc sống và việc tích lũy những lời của Đấng Ky Tô sẽ giúp em vượt qua những trở ngại đó như thế nào.

Mời học viên chia sẻ những ý nghĩ của các em. Cố gắng tạo ra một bầu không khí an toàn, nơi mà sự thẳng thắn và thành thật được hoan nghênh.

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, bên cạnh bức tranh về chiếc rương, hãy cân nhắc viết một mục tiêu về cách em muốn tích lũy những lời của Đấng Cứu Rỗi.

Vượt qua những điều gây xao lãng và sợ hãi

Cân nhắc viết những lời phát biểu sau đây lên trên bảng và mời từng học viên riêng lẻ hoặc theo nhóm nhỏ để ghép cặp các phần tham khảo thánh thư với những lời phát biểu đó.

Lu Ca đã ghi thêm những lời khuyên và lời cảnh báo mà Đấng Cứu Rỗi đã chia sẻ về Ngày Tái Lâm của Ngài. Hãy đọc những câu sau đây và ghép các câu đó với đúng phần tóm tắt của câu.

  1. Lu Ca 21:25–26

  2. Lu Ca 21:34–35

  3. Lu Ca 21:36

a. Tội lỗi và những mối bận tâm của cuộc sống này có thể khiến chúng ta bị xao lãng khỏi việc sẵn sàng cho sự trở lại của Đấng Cứu Rỗi.b. Trong những ngày sau cùng, nhiều người sẽ cảm thấy bị nỗi sợ hãi lấn át.c. Trong khi sốt sắng trông chờ các điềm triệu về Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi, hãy cầu nguyện và cố gắng trở nên xứng đáng, chúng ta có thể sẵn sàng cho sự trở lại của Chúa.

(Lưu ý: Bản Dịch Joseph Smith cho Lu Ca 21:36, thêm cụm từ “và tuân giữ các giáo lệnh của ta.”)

  • Điều gì nổi bật đối với em khi đọc những câu thánh thư này về Ngày Tái Lâm?

Hãy lắng nghe kỹ những điều học viên chia sẻ. Cân nhắc thêm vào hoặc nhấn mạnh những điều các em chia sẻ bằng cách đặt ra một số câu hỏi sau đây.

  • Ngày nay, một số lý do nào khiến con người có thể mất hết lòng can đảm vì sợ hãi?

  • Làm thế nào tội lỗi và những mối bận tâm của cuộc sống này có thể khiến chúng ta bị xao lãng khỏi việc chuẩn bị cho sự hiện đến của Chúa? Tại sao việc bị xao lãng như thế này lại có hại?

  • Làm thế nào việc cầu nguyện và cố gắng để trở nên xứng đáng giúp chúng ta chuẩn bị để gặp Chúa?

A drawing of a treasure chest.
  • Làm thế nào việc quay về với Chúa có thể giúp chúng ta vượt qua những nỗi nghi ngờ và sợ hãi trong những ngày sau cùng này?

Áp dụng những điều các em đã học

Hãy tưởng tượng rằng sau một bài học về Ngày Tái Lâm, hai người bạn nói như sau:

Người bạn số 1: “Tôi thực sự không nghĩ rằng Ngày Tái Lâm là một vấn đề lớn. Thực tế thì bố tôi thậm chí còn không nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra. Tôi không muốn lo lắng về điều gì đó như thế.”

Người bạn thứ 2: “Tôi không thích nghĩ về Ngày Tái Lâm. Tôi sợ hãi và căng thẳng về những điều hằng ngày như trường học và các vấn đề với bạn bè, huống chi là về điều còn lớn/quan trọng hơn nhiều như là Ngày Tái Lâm. Tất cả những dấu hiệu về chiến tranh, động đất và sự lừa gạt—nghe thật khủng khiếp.”

Chọn một trong các tình huống trước đó. Sử dụng những điều đã học được trong bài học này, hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Thánh Linh khi em viết những điều mình có thể nói hoặc làm để giúp đỡ bạn bè của mình. Hãy tìm cách khuyến khích bạn bè tích lũy những lời của Chúa và tin cậy Ngài.

Cân nhắc việc mời một vài học viên chia sẻ những điều các em đã viết. Cảm ơn các em đã chia sẻ và chỉ ra những nguyên tắc chân chính trong những điều các em đã chia sẻ. Kết thúc bằng cách làm chứng về các nguyên tắc đó trong bài học này.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Ma Thi Ơ 24:24. Một số ví dụ về sự dối trá và lừa gạt trong những ngày sau cùng là gì?

Anh Cả Gary E. Stevenson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã mô tả một số cách mà Sa Tan đang tìm cách để lừa gạt thế gian ngày nay.

Official portrait of Elder Gary E. Stevenson of the Quorum of the Twelve Apostles, 2015.

Chẳng hạn, nó làm giảm bớt những hậu quả tác hại của việc dùng các loại thuốc bị cấm hoặc uống rượu và còn gợi ý rằng việc này sẽ mang đến thú vui. Nó giữ cho chúng ta đắm chìm trong các yếu tố tiêu cực khác nhau mà có thể tồn tại trên phương tiện truyền thông xã hội, kể cả những so sánh làm [chúng ta] suy yếu và thực tế được lý tưởng hóa [lên]. Ngoài ra, nó còn đặt chúng ta vào vấn đề đầy tác hại khác được tìm thấy trực tuyến để gây tai hại hoặc đau đớn, chẳng hạn như hình ảnh sách báo khiêu dâm, các cuộc tấn công trắng trợn vào người khác qua sự đe dọa trên mạng và gieo rắc thông tin sai lệch để gây nghi ngờ và sợ hãi trong tâm trí của chúng ta.

(Gary E. Stevenson, “Chớ Dối Gạt Ta”, Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 95)

Lu Ca 21:26. Làm thế nào tôi có thể chống lại nỗi sợ và thay vào đó là đón nhận tương lai bằng đức tin?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy về tầm quan trọng của việc duy trì sự gắn kết với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô trong những thời điểm hoang mang:

Official portrait of Elder Gary E. Stevenson of the Quorum of the Twelve Apostles, 2015.

Dĩ nhiên, sự an toàn tột bậc của chúng ta có được khi chúng ta kết nối với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô! Cuộc sống mà không có Thượng Đế là một cuộc sống tràn ngập nỗi sợ hãi. Cuộc sống Thượng Đế là một cuộc sống tràn ngập bình an.

(Russell M. Nelson, “Đón Nhận Tương Lai bằng Đức Tin”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 75)

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Một cách thay thế để bắt đầu: tích lũy lời nói để tránh bị lừa gạt

Hãy đọc qua bản liệt kê những ý tưởng sai lầm sau đây. Giải thích tại sao những ý tưởng đó sai lầm.

  • Phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô là tốt, nhưng có rất nhiều điều trong cuộc sống còn quan trọng hơn.

  • Tôi muốn làm điều thiện trong thế gian, nhưng tôi không có nhiều thứ để cho đi.

  • Chúa Giê Su thật thú vị, nhưng tôi không nghĩ Ngài quan tâm đến cá nhân tôi.

  • Ngày Tái Lâm còn xa vời vợi. Tôi thực sự không cần phải nghĩ về điều đó.

Mời học viên liệt kê những ý kiến sai lầm khác mà phổ biến trên thế gian ngày nay.Sau đó, mời học viên tìm kiếm thánh thư hoặc lời phát biểu của các vị tiên tri và vị sứ đồ mà sẽ giúp các em tránh bị những ý tưởng này lừa gạt.