Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 25:14–46


Ma Thi Ơ 25:14–46

Chuẩn Bị cho Sự Trở Lại của Đấng Cứu Rỗi

Hình Ảnh
Resurrected Christ with arms outstretched stands above a throng of people of all races and times, some prone, some standing. The people on the right side of Christ are in the attitude of worship. The people on the left side of Christ are in anguish. Scenes of ruin are in the foreground and background. The Washington D.C. temple is pictured in the upper left corner.

Đấng Cứu Rỗi đã dạy câu chuyện ngụ ngôn về các ta lâng và câu chuyện ngụ ngôn về chiên và dê để giúp các môn đồ của Ngài biết cách để sẵn sàng cho Ngày Tái Lâm của Ngài. Bài học này có thể giúp em nhận ra lẽ thật từ những câu chuyện ngụ ngôn này và giúp em chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc câu chuyện ngụ ngôn về các ta lâng (xin xem Ma Thi Ơ 25:14–30) hoặc câu chuyện ngụ ngôn về chiên và dê (xin xem Ma Thi Ơ 25:31–46) và chuẩn bị chia sẻ những bài học mà các em đã học được từ quá trình học tập của mình.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Để giúp học viên nhớ lại những kinh nghiệm đã có khi học các câu chuyện ngụ ngôn, hãy cho học viên xem hình ảnh của một hạt giống, một đồng xu và một viên ngọc trai, hoặc nếu có thể, hãy mang một vài trong số những đồ vật này đến lớp. Mời học viên nhớ lại một câu chuyện ngụ ngôn mà các em đã học trong Kinh Tân Ước và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện đó. Có thể là hữu ích khi tạm dừng để học viên có đủ thời gian nhớ lại các ví dụ. Nếu cần, hãy đưa ra một số gợi nhắc về các câu chuyện ngụ ngôn (câu chuyện ngụ ngôn liên quan đến hạt giống được tìm thấy trong Ma Thi Ơ 13:3–8, 18–23; một đồng xu trong Lu Ca 15:8–10 ; và ngọc châu trong Ma Thi Ơ 13:45–46).

Hãy nhớ lại một vài câu chuyện ngụ ngôn của Đấng Cứu Rỗi. Những hình ảnh sau đây có thể giúp em ghi nhớ một số điều em đã học trong năm nay.

Hình Ảnh
Mustard seeds
Hình Ảnh
Stack of old silver coins.
Hình Ảnh
shell sand pearl
  • Em có thể nhớ những lời giảng dạy nào từ các câu chuyện ngụ ngôn này?

  • Những lời giảng dạy mà em đã học được trong năm nay từ các câu chuyện ngụ ngôn đã giúp ích gì cho em?

Nếu học viên không thể nghĩ ra những cách cụ thể mà những lời giảng dạy đó đã giúp các em, hãy cân nhắc việc chia sẻ một ví dụ cá nhân.

  • Em cảm thấy tự tin đến mức nào về khả năng học hỏi của em về Đấng Cứu Rỗi qua các câu chuyện ngụ ngôn của Ngài?

Lắng nghe câu trả lời của học viên cho các câu hỏi trước và điều chỉnh tài liệu sau đây theo nhu cầu của các em.

Xem lại cách để hiểu các câu chuyện ngụ ngôn

Có thể là hữu ích khi xem lại những gợi ý về cách để hiểu các câu chuyện ngụ ngôn. Vào đầu năm nay, em đã học được bốn bước để hiểu các câu chuyện ngụ ngôn. Nếu em không học hoặc cần giúp nhớ những bước này là gì, hãy cân nhắc tham khảo lại bài học “Ma Thi Ơ 13.”

Viết các tiêu đề sau đây vào nhật ký ghi chép việc học tập. Để khoảng trống giữa mỗi tiêu đề để ghi lại những điều em đã tìm ra và những hiểu biết sâu sắc của mình.

  1. Tìm các chi tiết quan trọng.

  2. Đưa ra những sự so sánh về thuộc linh.

  3. Khám phá những bài học quý giá.

  4. Xác định cách áp dụng cho cá nhân.

Khi em tiếp tục bài học này, em sẽ áp dụng bốn nguyên tắc này cho các câu chuyện ngụ ngôn trong Ma Thi Ơ 25:14–46 .

Tìm các chi tiết quan trọng

Như Đấng Cứu Rỗi đã dạy về Ngày Tái Lâm và Sự Phán Xét, Ngài đã chia sẻ những câu chuyện ngụ ngôn để nhấn mạnh những điều chúng ta có thể làm để chuẩn bị cho sự trở lại của Ngài. Hãy chọn và nghiên cứu một trong những câu chuyện ngụ ngôn sau đây mà Đấng Cứu Rỗi đã đưa ra, để tìm các chi tiết quan trọng.

Hãy nhớ trưng ra hoặc cung cấp các giấy phát tay sau đây để học viên sử dụng khi học tập. Giấy phát tay gợi ý cho học viên vẽ một bức tranh về các câu chuyện ngụ ngôn. Học viên có thể thực hiện điều này ở mặt sau của giấy phát tay. Tùy thuộc vào điều gì tốt nhất cho lớp học, thay vào đó, hãy cân nhắc chia lớp thành hai nhóm và mời mỗi nhóm chuẩn bị diễn lại câu chuyện ngụ ngôn mà các em đã học. Nếu thực hiện điều này, hãy cân nhắc chỉ định các vai trò cho học viên (ví dụ, đạo diễn, người đọc và diễn viên) để giúp các em tham gia vào nhóm của mình.

Hình Ảnh
New Testament Seminary Teacher Manual - 2023

Câu chuyện ngụ ngôn về các ta lâng

Hãy đọc Ma Thi Ơ 25:14–30 .

Hình Ảnh
shell sand pearl

Thông tin sau đây có thể là hữu ích khi em nghiên cứu câu chuyện ngụ ngôn này:

  • “Ta lâng” dùng để chỉ một khoản tiền thời xưa có giá trị rất lớn. Trong câu chuyện ngụ ngôn này, nó có thể tượng trưng cho “một điều gì có giá trị lớn lao”, chẳng hạn như phúc âm hoặc các phước lành, ân tứ, khả năng và cơ hội mà Chúa ban cho chúng ta (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Ta Lâng ”, scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

  • Từ “lãi” có thể chỉ đơn giản là tính lãi cho một khoản vay hoặc có thể ngụ ý một mức lãi suất quá cao (xin xem Bible Dictionary, “ Usury ”).

  • Người chủ tượng trưng cho Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Những người tôi tớ tượng trưng cho mỗi chúng ta.

Hãy vẽ một bức tranh minh họa cho câu chuyện ngụ ngôn này.

Câu chuyện ngụ ngôn về cừu và dê

Hãy đọc Ma Thi Ơ 25:31–46.

Hình Ảnh
shell sand pearl

Thông tin sau đây có thể là hữu ích để biết khi em học câu chuyện ngụ ngôn này:

  • “Tay phải”: Trong thời xưa, được ngồi bên tay phải của nhà vua, hoặc cạnh nhà vua bên tay phải, là vị trí danh giá nhất trong một bữa tiệc.

Hãy vẽ một bức tranh minh họa cho câu chuyện ngụ ngôn này.

Đưa ra những sự so sánh về thuộc linh và khám phá những bài học quý giá

Sử dụng các câu hỏi sau đây để giúp em nhận ra các bài học mà Đấng Cứu Rỗi đã dạy qua các câu chuyện ngụ ngôn của Ngài. Hãy càng cụ thể càng tốt.

Đảm bảo dành đủ thời gian giữa mỗi câu hỏi sau đây để học viên phát triển các câu trả lời thấu đáo.

  • Em đã học được những lẽ thật hoặc bài học nào khi học câu chuyện ngụ ngôn này?

Đây là một số lẽ thật mà học viên có thể nhận ra: Nếu chúng ta trung tín sử dụng những ân tứ và khả năng Chúa đã ban cho chúng ta thì Ngài sẽ hài lòng với những nỗ lực của chúng ta và sẽ ban phước cho chúng ta với niềm vui và cuộc sống vĩnh cửu. Chúng ta có thể cho thấy tình yêu thương của mình với Chúa qua cách chúng ta đối xử với những người khác.

  • Việc biết và sống theo những lẽ thật này sẽ giúp chúng ta chuẩn bị như thế nào cho Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi? Em nghĩ tại sao Đấng Cứu Rỗi đã dạy những lẽ thật này?

  • Chúa vừa có lòng thương xót vừa công bình trong những phương diện nào?

  • Làm thế nào em có thể cảm nhận được tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi trong những lẽ thật mà Ngài đã dạy qua câu chuyện ngụ ngôn này?

  • Việc biết những lẽ thật này tác động như thế nào đến mong muốn của em để chuẩn bị gặp Đấng Cứu Rỗi vào Ngày Tái Lâm của Ngài?

Xác định cách áp dụng cho cá nhân

Giúp học viên áp dụng những điều các em đã học được từ bài học này theo những cách có ý nghĩa cho cá nhân các em. Các sinh hoạt sau đây là gợi ý. Hãy sử dụng hoặc thích ứng các sinh hoạt này theo nhu cầu và khả năng của học viên.

  1. Nếu em đã học câu chuyện ngụ ngôn về các ta lâng, hãy lập một bản liệt kê những khả năng và phước lành mà Chúa đã ban cho mình. Nếu có thể, hãy nhận ra một số phước lành trong số đó bằng cách tìm đến những người em biết hoặc bằng cách đọc phước lành tộc trưởng, nếu em có. Hãy suy ngẫm xem Chúa có thể muốn em sử dụng những khả năng và phước lành này như thế nào.

  2. Nếu em đã nghiên cứu câu chuyện ngụ ngôn về cừu và dê, hãy suy ngẫm xem việc mang đến thức ăn, thức uống, quần áo và tình bạn cho người nào đó có thể có ý nghĩa gì trong hoàn cảnh của em. Hãy nghĩ về những người em thường gặp và nhận ra người nào đó mà em cảm thấy Chúa muốn em giúp đỡ họ. Viết xuống những cách em có thể giúp người đó đến gần Ngài hơn.

  3. Chia sẻ một lẽ thật em đã học được trong bài học này từ các câu chuyện ngụ ngôn của Đấng Cứu Rỗi và giải thích cách em có thể thực hiện nguyên tắc đó trong các hành động hàng ngày của mình.

Cân nhắc mời học viên chia sẻ những suy nghĩ của các em về sinh hoạt mà các em đã hoàn thành.

Có thể là hữu ích khi hát bài thánh ca “Đếm Các Phước Lành” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 8).

Mời học viên làm chứng về các nguyên tắc mà các em đã nhận ra. Khuyến khích các em sử dụng các ân tứ và khả năng của mình để phục vụ những người khác và chuẩn bị gặp Đấng Cứu Rỗi.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Nếu một người nào đó nhận được nhiều hơn hoặc ít hơn những gì tôi nhận được thì sao?

Anh Cả Quentin L. Cook thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói:

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Quentin L. Cook. Called to the Quorum of the Twelve Apostles on 6 October 2007.

Sự phát triển các tài năng của riêng chúng ta là thước đo tốt nhất cho sự tiến triển của cá nhân. … Việc so sánh các phước lành gần như chắc chắn sẽ làm mất đi niềm vui. Chúng ta không thể cùng một lúc biết ơn và ghen tị. Nếu chúng ta thực sự muốn có Thánh Linh của Chúa và cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc, thì chúng ta nên hân hoan trong các phước lành của mình và có lòng biết ơn.

(Quentin L. Cook, “Rejoice!”, Ensign, tháng Mười Một năm 1996, trang 29–30)

Đấng Cứu Rỗi sẽ phán xét chúng ta qua những hành động nào?

Anh Cả Joseph B. Wirthlin (1917–2008) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói:

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Quentin L. Cook. Called to the Quorum of the Twelve Apostles on 6 October 2007.

Vào ngày cuối cùng, Đấng Cứu Rỗi sẽ không hỏi về những sự kêu gọi của chúng ta. Ngài sẽ không hỏi về những của cải vật chất hoặc danh tiếng của chúng ta. Ngài sẽ hỏi xem chúng ta có chăm sóc cho người bệnh, mang thức ăn và thức uống đến cho kẻ đói, đi thăm kẻ ở trong nhà giam, hoặc giúp đỡ người yếu đuối không [xin xem Ma Thi Ơ 25:31–40]. Khi chúng ta tìm đến để phụ giúp những người hèn mọn nhất trong số các con cái của Cha Thiên Thượng, thì chúng ta đã làm điều đó cho Ngài [xin xem Ma Thi Ơ 25:40]. Đó là điểm chính yếu của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

(Joseph B. Wirthlin, “Giáo Lệnh Lớn”, Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 30)

Chúa mong đợi chúng ta làm gì với những điều Ngài ban cho chúng ta?

Anh Cả Stanley G. Ellis thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về câu chuyện ngụ ngôn về các ta lâng:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Stanley G. Ellis. Photographed in March 2017.

Người tôi tớ mà nhận được năm và trả lại mười, cũng như người lấy hai và trả lại bốn ta lâng thì đều được khen thưởng là các tôi tớ tốt và trung tín. Nhưng điều mà làm tôi chú ý là người tôi tớ đã nhận một, trông nom gìn giữ nó và trả nó lại một cách an toàn cho chủ của người ấy. Tôi ngạc nhiên trước phản ứng của người chủ: “Hỡi đầy tớ dữ và biếng nhác kia … hãy lấy ta lâng của người này … còn tên đầy tớ vô ích đó, hãy quăng nó ra ngoài là chỗ tối tăm”! (Xin xem Ma Thi Ơ 25:14–30.)

Điều này dường như là phản ứng quá nghiêm khắc đối với người đã cố gắng để gìn giữ thứ mà người ấy được cho. Nhưng Thánh Linh đã dạy tôi về lẽ thật này—Chúa kỳ vọng một sự khác biệt!

(Stanley G. Ellis, “Ngài Tin Cậy Chúng Ta!”, Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 52)

Anh Cả Ellis đề nghị chúng ta có thể tạo ra “sự khác biệt” này trong cuộc sống của mình bằng cách tuân theo Chúa (xin xem Giăng 15:5), thực hiện các bổn phận thuộc linh của chúng ta và tuân theo Thánh Linh và các vị lãnh đạo Giáo Hội của chúng ta.

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Một ý tưởng cho bài học thay thế: những đồng tiền của người đàn bà góa

Nếu học viên sẽ có lợi ích khi tìm hiểu điều Chúa cảm thấy về những gì chúng ta dâng lên Ngài, thì hãy cân nhắc mời học viên tìm hiểu từ câu chuyện về những đồng tiền của người đàn bà góa.

Hãy mang theo hai loại tiền, một loại có giá trị rất thấp và một loại có giá trị lớn hơn khá nhiều. Yêu cầu học viên nghĩ xem các em có thể mua gì với mỗi loại tiền. Nếu có hai người cho các em những loại tiền này thì học viên sẽ quý món quà nào hơn? Tại sao?

Học viên có thể đọc Mác 12:41–44 hoặc Lu Ca 21:1–4 , tìm kiếm cách Chúa xác định giá trị các của lễ của chúng ta. Học viên có thể liệt kê ví dụ về những của lễ mà các em dâng lên Chúa (ví dụ, đóng số tiền thập phân tuy nhỏ nhưng đầy đủ, làm những việc phục vụ trong thầm lặng, dạy một bài học hoặc đưa ra bài nói chuyện cho dù các em hồi hộp) và thảo luận tại sao Chúa đánh giá cao những của lễ của chúng ta.

In