Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 9


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 9

Luyện Tập Cách Hiểu và Giải Thích Những Lẽ Thật

Hình Ảnh
Two young men are talking to each other. They are seated outside.

Các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý chứa đựng những lẽ thật quan trọng về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Bài học này có thể giúp em đạt được sự hiểu biết lớn lao hơn về những lẽ thật này và giúp em luyện tập cách giải thích những lẽ thật đó cho người khác.

Luyện tập cách giải thích. Việc tạo cho học viên cơ hội luyện tập cách giải thích những lẽ thật mà Đấng Cứu Rỗi đã dạy có thể giúp các em nhận ra những điều mình biết về lẽ thật và gia tăng sự tự tin khi chia sẻ kiến thức của các em với người khác.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chọn một đoạn thánh thư thông thạo giáo lý mà các em đã học gần đây và giải thích đoạn này cho người nào đó.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần phải dạy một bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo thời khóa biểu do giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hay khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Cân nhắc mời học viên thể hiện một kỹ năng cần luyện tập để phát triển, chẳng hạn như chơi một nhạc cụ hoặc ca hát.

Phát triển một kỹ năng

  • Em có thực sự giỏi một điều nào đó không?

  • Làm cách nào em trở nên giỏi trong việc đó?

Anh Cả Gary E. Stevenson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói về cách phát triển một kỹ năng.

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Gary E. Stevenson of the Quorum of the Twelve Apostles, 2015.

Để một người nào đó [trở nên] thực sự giỏi về bất cứ việc gì, ngoài năng khiếu bẩm sinh ra, thì cần phải có kỷ luật chặt chẽ, chịu hy sinh, và vô số giờ đồng hồ huấn luyện và tập luyện.

(Gary E. Stevenson, “Sách Chiến Thuật Chức Tư Tế của Các Em”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 47)

  • Điều này có thể áp dụng như thế nào cho việc học thánh thư của em?

  • Em tự tin đến mức nào về khả năng của em để giải thích những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi cho người khác?

Đừng ngại chọn các đoạn thông thạo giáo lý khác cho các sinh hoạt sau đây.

Hôm nay, em sẽ sử dụng các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý để gia tăng sự hiểu biết của em về những lẽ thật mà Đấng Cứu Rỗi đã dạy, và em sẽ luyện tập giải thích những lẽ thật này cho người khác. Trước tiên, có thể là hữu ích khi ôn lại các đoạn thông thạo giáo lý mà em đã học gần đây. Hãy thử ghép phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý đúng với cụm từ thánh thư then chốt.

Đừng ngại chọn các đoạn thông thạo giáo lý khác cho các sinh hoạt sau đây. Câu trả lời cho sinh hoạt ghép nối là 1-C, 2-B, 3-A, 4-D.

1. Ma Thi Ơ 11:28–30

A. “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý.”

2. Ma Thi Ơ 16:15–19

B. Chúa Giê Su phán: “Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi.”

3. Giăng 7:17

C. “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.”

4. Ma Thi Ơ 22:36–39

D. “Ngươi hãy yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. … Ngươi hãy yêu kẻ lân cận.”

Hiểu đoạn thánh thư

Cân nhắc thực hiện sinh hoạt sau đây cùng cả lớp. Viết đoạn thánh thư thông thạo giáo lý lên trên bảng (trước khi lớp học bắt đầu, nếu có thể). Chia sẻ những chỉ dẫn sau đây và mời học viên viết các câu hỏi của các em lên trên bảng.

Viết ra càng nhiều câu hỏi càng tốt về đoạn thông thạo giáo lý đó. (Ví dụ về các câu hỏi mà em có thể hỏi bao gồm: Cụm từ này có nghĩa là gì? Đấng Cứu Rỗi đang phán cùng ai và vì lý do gì? Đấng Cứu Rỗi đã dạy lẽ thật nào và vì lý do gì? Lời giảng dạy này có thể hữu ích cho tôi vào lúc nào?)Hãy tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi của em bằng cách sử dụng các nguồn phương tiện như các đoạn thánh thư khác, lời cầu nguyện, phần giúp đỡ học tập phúc âm và những người mà em tin cậy. Ghi lại bất kỳ câu trả lời nào mà em tìm thấy.

Điều quan trọng cần nhớ là không phải tất cả các câu trả lời đều có thể được tìm thấy một cách nhanh chóng. Một số câu trả lời cần thêm thời gian, nghiên cứu nhiều hơn và sự mặc khải cá nhân. Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời có thể củng cố mối quan hệ của em với Cha Thiên Thượng và giúp em phát triển khả năng tự lực về mặt thuộc linh.

Mời học viên chia sẻ điều họ đã tìm được. Sau đó, mời các em tự mình thực hiện sinh hoạt giống như vậy với một đoạn thánh thư khác. Hoặc có thể là hữu ích khi chỉ định cho mỗi học viên một trong những đoạn thánh thư thông thạo giáo lý đang được ôn lại, sau đó chia học viên thành các nhóm, chỉ định mỗi học viên trong nhóm một đoạn thánh thư khác nhau.

Giải thích lẽ thật

Hãy cân nhắc điều chỉnh sinh hoạt sau đây bằng cách đặt các phong bì quanh phòng với một đoạn thông thạo giáo lý bên trong mỗi phong bì. Chỉ định mỗi học viên học một trong những đoạn thông thạo giáo lý đó. Chia học viên thành các nhóm, đảm bảo rằng mỗi học viên trong nhóm đã được chỉ định một đoạn khác nhau. Mời các nhóm đi đến từng phong bì. Sau khi các em mở phong bì ra, hãy yêu cầu em học viên trong nhóm mà đã học đoạn thông thạo giáo lý có trong phong bì giải thích cho những người còn lại trong nhóm của mình về ý nghĩa và những điều em ấy đã học được về đoạn đó.

Hãy tưởng tượng rằng một người bạn đọc đoạn thánh thư thông thạo giáo lý mà em vừa học nhưng lại gặp khó khăn trong việc hiểu đoạn đó và cách mà đoạn đó có liên quan đến cuộc sống của họ. Họ hỏi em về đoạn đó.

Viết lời giải thích về đoạn thánh thư thông thạo giáo lý đó cho người bạn của em. Hãy nhớ nhận ra những lẽ thật quan trọng và giải thích lý do tại sao những lẽ thật đó lại quan trọng đối với em.

Theo dõi phần luyện tập

Hãy suy ngẫm về kinh nghiệm khi em tìm cách để hiểu kỹ hơn và giải thích những lẽ thật có trong các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý.

  • Việc nâng cao sự hiểu biết của em ảnh hưởng như thế nào đến khả năng giải thích lẽ thật phúc âm của em?

  • Em có thể làm gì trong tương lai để sẵn sàng giải thích cho người khác về những lẽ thật có trong các đoạn thông thạo giáo lý và trong các đoạn thánh thư khác?

In