Lớp Giáo Lý
Lu Ca 2:1–14


Lu Ca 2:1–14

“Ấy Là Hôm Nay Đã Sanh Cho Các Ngươi … một Đấng Cứu Thế”

Nativity scene depicting Mary holding the infant Jesus Christ. Joseph is sitting next to Mary. A group of shepherds are gathered around Mary and Joseph. The shepherds are kneeling before the infant Christ.

Giô Sép và Ma Ri đến Bết Lê Hem nơi Chúa Giê Su được sinh ra. Một thiên sứ loan báo về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi cho những người chăn chiên gần Bết Lê Hem (xin xem Lu Ca 2:9–12), “bỗng chúc có muôn vàn thiên binh với thiên sứ đó ngợi khen Thượng Đế rằng: Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, Bình an dưới đất, ân trạch cho loài người!” (Lu Ca 2:13–14). Bài học này nhằm giúp các em ôn lại các sự kiện về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi và giới thiệu cho các em giáo lý được dạy trong đoạn thông thạo giáo lý Lu Ca 2:10–12. Các em sẽ nghiên cứu vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô với tư cách là Đấng Cứu Rỗi của các em và tìm hiểu những điều Ngài cứu giúp các em để các em, giống như các thiên sứ, cũng có thể tôn vinh và ngợi khen Thượng Đế về món quà là Vị Nam Tử của Ngài.

Giảng dạy giáo lý cần thông thạo. Hai bài học liên quan đến mỗi đoạn thánh thư thông thạo giáo lý: một bài học có nội dung chính yếu giới thiệu đoạn thánh thư trong ngữ cảnh của nhóm các câu thánh thư và một bài học khuyến khích học viên giải thích giáo lý, học thuộc lòng cụm từ thánh thư then chốt và đoạn tham khảo, và thực hành sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Đây là một bài học có nội dung chính yếu.

Học viên chuẩn bị: Nếu có thể, hãy mời học viên xem “Why We Need a Savior—A Christmas Message about Our Savior Jesus Christ” (2:15), có trên trang ChurchofJesusChrist.org. Mời học viên suy ngẫm về lý do tại sao họ cần Đấng Cứu Rỗi trong khi xem.

2:15

Why We Need a Savior

What would life be like without a Savior? There would be no joy, no forgiveness, no hope for the future. This Christmas, learn more about the hope, peace and happiness our Savior Jesus Christ can bring into our lives at christmas.mormon.org.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Câu Chuyện Chúa Giáng Sinh

Mang một bộ tượng Chúa Giáng Sinh nhỏ hoặc cho xem một bức tranh về Chúa Giáng Sinh.

  • Các em ưa thích một số chi tiết nào về câu chuyện Chúa Giáng Sinh?

  • Tại sao những chi tiết này lại quan trọng đối với các em?

Học viên có thể đọc các câu sau đây riêng lẻ, theo từng cặp, hoặc theo nhóm nhỏ, hoặc họ có thể đọc dò theo một người khác.

Hãy đọc Lu Ca 2:1–14 , và tìm kiếm những chi tiết quan trọng đối với các em hoặc những chi tiết mới mà các em có thể chưa nhận thấy được trước đó trong câu chuyện Chúa Giáng sinh.

  • Các em nhận thấy những chi tiết nào trong câu chuyện Chúa Giáng Sinh có ý nghĩa quan trọng đối với mình?

Nếu học viên đã quan sát các tượng trưng bày hoặc bức tranh về Chúa Giáng Sinh thì có thể hữu ích nếu mời họ chỉ ra những gì được trưng bày không phải là một phần của lời tường thuật trong Lu Ca 2:1–14 . Đặc biệt, có thể hữu ích nếu chỉ ra rằng cả ngôi sao và Các Thầy Thông Thái đều không được bao gồm trong lời tường thuật của Lu Ca về Chúa Giáng sinh vì những sự kiện này xảy ra vài năm sau khi Đấng Cứu Rỗi giáng sinh (xin xem Ma Thi Ơ 2:1–12).

Hãy đọc lại Lu Ca 2:10–12 , và tìm kiếm xem thiên sứ loan báo như thế nào về sự giáng sinh của Chúa Giê Su.

Lu Ca 2:10–12 là một đoạn thông thạo giáo lý. Bài học này sẽ giúp học viên nghiên cứu đoạn thông thạo giáo lý trong ngữ cảnh. Bài học tiếp theo sẽ mang đến cho học viên cơ hội giải thích giáo lý đã dạy trong đoạn này, học thuộc lòng cụm từ then chốt và phần thánh thư tham khảo, đồng thời thực hành sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

  • Danh hiệu đầu tiên mà vị thiên sứ sử dụng cho Chúa Giê Su Ky Tô khi ông loan báo sự giáng sinh của Chúa Giê Su cho những người chăn chiên là gì?

  • Trong tất cả các danh hiệu mà Chúa Giê Su Ky Tô có, tại sao danh hiệu mà thiên sứ sử dụng để loan báo về sự giáng sinh của Ngài lại có ý nghĩa quan trọng?

Có thể là hữu ích khi biết rằng trong bản dịch nguyên thủy tiếng Hy Lạp của Kinh Thánh, từ được sử dụng cho Đấng Cứu Rỗi cũng có nghĩa là người giải cứu hoặc người gìn giữ.

Một trong những lẽ thật mà đoạn này dạy là Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của thế gian.

Chúng ta cần một Đấng Cứu Rỗi

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ kinh nghiệm sau đây:

Portrait of Elder D. Todd Christofferson. Photographed in March 2020.

Trước đây, một người là tín hữu của Giáo Hội trong nhiều năm đã hỏi tôi: “Tại sao tôi cần Chúa Giê Su Ky Tô? Tôi tuân giữ các giáo lệnh; tôi là một người tốt. Tại sao tôi cần một Đấng Cứu Rỗi?” Tôi phải nói rằng sự thất bại của người tín hữu ấy khi không hiểu được phần cốt lõi nhất này trong giáo lý của chúng ta, yếu tố nền tảng này trong kế hoạch cứu rỗi, đã khiến tôi vô cùng sửng sốt.

(D. Todd Christofferson, “Why We Need Jesus Christ,” Ensign, tháng Mười Hai năm 2020, trang 19–20)

Hãy dành chút thời gian để cân nhắc xem các em sẽ trả lời như thế nào, dựa trên những suy nghĩ và cảm xúc của riêng mình, nếu các em ở vị trí của Anh Cả Christofferson.

Chúng ta có thể tìm hiểu về nhu cầu của chúng ta có một Đấng Cứu Rỗi bằng cách nghiên cứu thánh thư và những lời của các vị tiên tri (xin xem Gia Cốp 7:11).

Việc giúp học viên học cách tham khảo chéo có thể giúp các em học sâu hơn, nhận ra các mối liên hệ giáo lý từ các đoạn khác nhau, và gia tăng khả năng hiểu biết thánh thư. Cân nhắc hỏi học viên xem họ đã sử dụng tài liệu tham khảo chéo trong nghiên cứu của mình như thế nào và việc sử dụng tài liệu tham khảo chéo đã giúp ích cho họ như thế nào.

Một kỹ năng nghiên cứu thánh thư mà có thể nâng cao sự hiểu biết của các em về giáo lý và các nguyên tắc là kỹ năng tạo ra các phần tham khảo chéo trong thánh thư. Để tạo tham khảo chéo, hãy tạo một liên kết trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm hoặc kết nối các thánh thư liên quan bằng cách ghi lại một câu thánh thư tham khảo gần một đoạn thánh thư khác.

Nghiên cứu ba đến bốn đoạn thánh thư sau đây để giúp trả lời các câu hỏi “Tại sao tôi cần một Đấng Cứu Rỗi?”và “Ngài cứu tôi khỏi điều gì?” Cân nhắc tham khảo chéo những đoạn này bằng cách liên kết những đoạn đó với Lu Ca 2:10–12 trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm hoặc bằng cách ghi lại đoạn tham khảo Lu Ca 2:10–12 ở gần những câu mà các em học.

Cân nhắc viết các câu hỏi “Tại sao tôi cần một Đấng Cứu Rỗi?” và “Ngài cứu tôi khỏi điều gì?” lên trên bảng. Không cần phải sử dụng hoặc trưng bày tất cả các đoạn thánh thư tham khảo sau đây. Tùy thuộc vào khả năng của học viên, học viên có thể thực hiện sinh hoạt tìm kiếm thánh thư sau đây theo cặp hoặc nhóm nhỏ mà không cần được cung cấp các đoạn tham khảo.

Khi học viên viết xong câu trả lời của mình, hãy yêu cầu một số học viên chia sẻ những điều họ đã viết hoặc mời các cặp chia sẻ với một cặp ngồi gần. Hãy chắc chắn rằng học viên hiểu rõ Chúa Giê Su Ky Tô cứu chúng ta khỏi những tội lỗi nếu chúng ta hối cải và khỏi cái chết thể xác qua sự phục sinh chung cho tất cả. Đấng Cứu Rỗi cũng có thể an ủi chúng ta và hỗ trợ chúng ta trong những lúc khó khăn mà chúng ta phải đương đầu.

  • Các em đã lựa chọn những thánh thư nào?

  • Những thánh thư này giúp các em như thế nào trong việc trả lời các câu hỏi “Tại sao tôi cần một Đấng Cứu Rỗi?”và “Ngài cứu tôi khỏi điều gì?”

Tùy thuộc vào thời gian hiện có và nếu học viên cần thêm trợ giúp để hiểu rõ lý do tại sao chúng ta cần một Đấng Cứu Rỗi, hãy cân nhắc cho học viên xem video sau đây. Một số học viên có thể đã xem video này rồi nếu họ đã hoàn thành phần chuẩn bị dành cho học viên. Học viên cũng có thể chia sẻ những cách thức họ đã được Đấng Cứu Rỗi ban phước cho riêng bản thân.

2:15

Why We Need a Savior

What would life be like without a Savior? There would be no joy, no forgiveness, no hope for the future. This Christmas, learn more about the hope, peace and happiness our Savior Jesus Christ can bring into our lives at christmas.mormon.org.

Anh Cả Christofferson đã làm chứng về một số phước lành mà chúng ta tiếp nhận qua Chúa Giê Su Ky Tô:

Portrait of Elder D. Todd Christofferson. Photographed in March 2020.

Nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể hồi phục sau những lựa chọn sai. Nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta được đền bù cho những ảnh hưởng lên chúng ta mà đến từ những tội lỗi và sai lầm của người khác, và mọi sự bất công khác. Để được lành lặn, và để được nên thánh, chúng ta cần một Đấng Cứu Rỗi.

(D. Todd Christofferson, “Why We Need Jesus Christ,” Ensign, tháng Mười Hai năm 2020, trang 22)

Trong Lu Ca 2:10 vị thiên sứ đã phán: “Ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân.”

Answer at least one of the following questions:

  • Các em tìm thấy “sự vui mừng lớn” nơi Đấng Cứu Rỗi, Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

  • Chúng ta có thể làm gì để gia tăng niềm vui nơi Đấng Cứu Rỗi?

Mời các học viên sẵn lòng làm chứng về niềm vui được cứu chuộc mà các em cảm thấy nhờ vào Đấng Cứu Rỗi, Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em cũng hãy cân nhắc chia sẻ chứng ngôn.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tại sao Ma Ri và Giô Sép đến Bết Le Hem để bị thâu thuế?

Caesar Augustus là một nhà cai trị người La Mã có năng lực và mạnh mẽ, với chế độ trị vì—từ năm 31 Trước Công Nguyên đến năm 14 Sau Công Nguyên—nổi bật bởi sự nghiêm minh và tính tuân thủ pháp luật. Từ “thâu thuế” được đề cập trong Lu Ca 2:2 thực ra là việc lập sổ [hoặc điều tra dân số] người dân cho các mục đích thâu thuế trong tương lai, việc lập sổ yêu cầu người đóng thuế phải tự mình gửi thông tin cần thiết. Vì cả Giô Sép và Ma Ri đều là hậu duệ của Vua Đa Vít nên họ buộc phải thực hiện cuộc hành trình đến Bết Lê Hem, quê hương của Vua Đa Vít. … Các vị tiên tri thời xưa đã làm chứng rằng Đấng Mê Si sẽ sinh ra ở Bết Lê Hem, ở xứ Giê Ru Sa Lem (xin xem Mi Chê 5:2 ; An Ma 7:10).Vùng đất Bết Lê Hem nằm ở phía nam, cách Na Xa Rét xấp xỉ 85–90 dặm (137–145 kilomet), chuyến đi bộ kéo dài ít nhất bốn đến năm ngày, có lẽ còn dài hơn nữa do tình trạng của Ma Ri.

(Sách Học Kinh Tân Ước dành cho Học Viên [năm 2014], trang 143)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

&#160

&#160 &#160

NaN:NaN

A Savior Is Born—Christmas Video

&#160

&#160 &#160 &#160

&#160

&#160

&#160

&#160

&#160 Học viên cũng có thể được hưởng lợi khi thảo luận về nguyên tắc sau đây: Vì Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của tôi, nên tôi có thể có được niềm vui. Học viên có thể nói về việc làm thế nào mà Chúa Giê Su Ky Tô là nguồn của niềm vui và những cách họ đã có được niềm vui vì Ngài là Đấng Cứu Rỗi của họ.

Lu Ca 2:10 . “Một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân”

Trong Lu Ca 2:10 vị thiên sứ đã phán: “Ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân.” Cân nhắc tham khảo chéo câu này với sự loan báo của thiên sứ về Đấng Cứu Rỗi cho Vua Bên Gia Min được ghi lại trong Mô Si A 3:3–5 .