Lớp Giáo Lý
Lu Ca 2:40–52


Lu Ca 2:40–52

Chúa Giê Su “Lớn Lên và Mạnh Mẽ”

Jesus teaching in the temple as a young boy.

Khi là một thiếu niên, Đấng Cứu Rỗi đã giảng dạy phúc âm một cách hùng hồn đến mức ngay cả các thầy thông giáo trong đền thờ “đều lạ khen về sự khôn ngoan và lời đối đáp” (Lu Ca 2:47). Bài học này nhằm củng cố ước muốn để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách cố gắng phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thuộc linh và xã hội. Các em cũng sẽ có cơ hội đánh giá những mục tiêu hiện tại của mình trong Sự Phát Triển Cá Nhân: Sách Hướng Dẫn Giới Trẻ (năm 2019) hoặc tạo ra những mục tiêu mới.

Chú trọng vào kinh nghiệm của học viên. Học viên học hỏi khi tham gia tích cực vào tiến trình học tập và sống theo phúc âm. Trong khi giảng dạy, hãy chú trọng vào những điều người học phải trải nghiệm và làm để mời sự mặc khải cá nhân và làm sự cải đạo trở nên sâu đậm hơn. Khi học viên gia tăng sự hiểu biết và sống theo sự hiểu biết đó, họ sẽ trở nên cải đạo hơn theo Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên xem lại những mục tiêu mà họ đã đặt ra như là một phần của chương trình Trẻ Em và Giới Trẻ. Mời các em suy ngẫm về việc những mục tiêu này đang giúp họ như thế nào trong việc trở nên giống như Chúa Giê Su hơn. Nếu có thể, hãy yêu cầu các em mang theo một quyển Sự Phát Triển Cá Nhân: Sách Hướng Dẫn Giới Trẻ đến lớp.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Chúa Giê Su lớn lên và phát triển ở tuổi niên thiếu của Ngài

Trưng bày những bức tranh sau đây và cho học viên một hoặc hai phút để nghiên cứu chúng. Nếu không sẵn có những bức tranh này thì hãy yêu cầu học viên tưởng tượng về Chúa Giê Su khi Ngài lớn lên.

Hãy nghiên cứu những bức tranh này về Đấng Cứu Rỗi trong tuổi niên thiếu của Ngài. Hãy suy ngẫm xem những chi tiết trong mỗi bức tranh này gợi ý điều gì về Chúa Giê Su.

Jesus Christ depicted as a young boy in the carpenter shop of Joseph. Joseph is standing behind the young Christ. Christ is reading the scriptures from a scroll resting on a table. There are wood shavings on the table.
Christ as a youth learning carpentry skills in a carpenter’s shop. Joseph, the husband of Mary, is watching him.
Jesus Christ depicted as a child with his mother Mary. Christ is kneeling beside Mary and resting His clasped hands on Mary’s lap. Mary has her head bowed as she and the young Christ pray. There is an oil lamp burning on a table next to the mother and son.
Jesus Christ at age twelve in the temple at Jerusalem during the Feast of the Passover. A group of learned Jewish doctors are gathered around Christ. The doctors are expressing astonishment at the wisdom and understanding of the young Christ. (Luke 2:41-50)

Khuyến khích học viên duy trì lòng tôn kính đối với Đấng Cứu Rỗi khi trả lời câu hỏi sau đây. Một câu hỏi khác có thể là “Các em muốn biết gì về Đấng Cứu Rỗi ở tuổi niên thiếu của Ngài?”

  • Là một thiếu niên, thiếu nữ, việc biết về Chúa Giê Su ra sao ở tuổi niên thiếu có thể giúp các em như thế nào?

Chúng ta có ít chi tiết về tuổi niên thiếu của Chúa Giê Su, nhưng những chi tiết được ghi lại đó có thể là một phước lành và sự hướng dẫn lớn lao cho các em khi các em cố gắng phát triển và tiến triển. Khi các em học hỏi về tuổi niên thiếu của Đấng Cứu Rỗi, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp các em biết nên chú trọng vào những lĩnh vực nào khi cố gắng trở nên giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô của chúng ta.

Đọc Lu Ca 2:40–52 Bản Dịch Joseph Smith Ma Thi Ơ 3:24–26 (trong Bản Dịch Joseph Smith Phụ Lục), tìm kiếm chi tiết về Đấng Cứu Rỗi khi ở tuổi niên thiếu. Các em có thể muốn đánh dấu điều các em tìm thấy.

&#160

2:29

Hãy lưu ý rằng cụm từ “mạnh mẽ” ( Lu Ca 2:40 ; xin xem thêm Bản Dịch Joseph Smith, Ma Thi Ơ 3:24 [trong Bản Dịch Joseph Smith Phụ Lục]) có nghĩa là Chúa Giê Su gia tăng hoặc phát triển sức mạnh thuộc linh. Có thể là hữu ích khi biết rằng theo Bản Dịch Joseph Smith cho Lu Ca 2:46 (trong Bản Dịch Joseph Smith Phụ Lục ), Chúa Giê Su thời niên thiếu không lắng nghe các thầy thông thái, hoặc thầy thông giáo, và chất vấn họ, mà là “những người này đang nghe Ngài và chất vấn Ngài.”

  • Câu chuyện này giảng dạy cho các em điều gì về Chúa Giê Su khi Ngài còn trẻ?

  • Câu 52 dạy cho các em điều gì về cách Chúa Giê Su lớn lên và phát triển ở tuổi niên thiếu của Ngài?

Từ Lu Ca 2:52 chúng ta học hỏi được rằng chúng ta noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô khi chúng ta cải thiện về mặt trí tuệ, thể chất, thuộc linh và xã hội.

Viết lên trên bảng hoặc trưng bày các từ sau đây: Trí tuệ, Thể chất, Thuộc linhXã hội. Rồi hỏi các câu hỏi sau đây:

  • Một số ví dụ nào từ thánh thư trong đó Chúa Giê Su Ky Tô đã chứng minh khả năng của Ngài trong bốn lĩnh vực này?

  • Một số lý do khiến các em muốn noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi trong bốn lĩnh vực này của cuộc sống là gì?

Phần bài học này được thiết kế nhằm giúp học viên sử dụng Sự Phát Triển Cá Nhân: Sách Hướng Dẫn Giới Trẻ để đặt ra các mục tiêu. Hãy nhạy cảm với nhu cầu của những học viên không quan tâm hoặc không quen thuộc với quyển sách hướng dẫn này. Những học viên đã và đang thực hiện các mục tiêu phát triển của họ có thể là một nguồn tham khảo tốt trong cuộc thảo luận.

Hãy cân nhắc việc gửi một sứ điệp cho cha mẹ và các vị lãnh đạo Giáo Hội để thông báo cho họ rằng các học viên đã thảo luận về những mục tiêu này trong lớp giáo lý. Điều này sẽ giúp cho cha mẹ và các vị lãnh đạo tiếp tục hỗ trợ giới trẻ.

Các vị tiên tri đã thử thách giới trẻ của Giáo Hội noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi được cho thấy trong Lu Ca 2:52 và các vị lãnh đạo của Giáo Hội đã giới thiệu Sự Phát Triển Cá Nhân: Sách Hướng Dẫn Giới Trẻ để giúp các em.

&#160 &#160

2:59

Tùy thuộc vào quy mô của lớp học, có thể chia học viên thành bốn nhóm để thảo luận về một trong bốn khía cạnh phát triển. Khuyến khích học viên suy ngẫm về nhiều cách khác nhau mà họ có thể phát triển trong các lĩnh vực này và những mục tiêu khác mà họ có thể đặt ra. Vào cuối buổi thảo luận, hãy mời một thành viên của mỗi nhóm chia sẻ ý kiến của họ.

Tầm nhìn xa của Sách Phát Triển Cá Nhân: Sách Hướng Dẫn Giới Trẻ là “củng cố đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô và giúp các em và gia đình tiến triển theo con đường giao ước khi gặp những thử thách trong cuộc sống”.(“Chương Trình Trẻ Em và Giới Trẻ là Gì?” ChurchofJesusChrist.org). Ngoài phiên bản in ra, sách hướng dẫn này còn có phiên bản kỹ thuật số. Các em có thể tham khảo phiên bản kỹ thuật số trong các ứng dụng Thư Viện Phúc Âm và Gospel Living.

Khi noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi, các em cũng có thể phát triển một cách cân bằng trong bốn lĩnh vực sau đây của cuộc sống: thuộc linh, xã hội, thể chất và trí tuệ. Hãy tìm kiếm sự soi dẫn của Đức Thánh Linh khi các em lập các mục tiêu. Lắng nghe những thúc giục có thể giúp các em thấy được Chúa muốn giúp các em chú trọng vào đâu trong sự phát triển của mình để trở nên giống như Ngài. Các em có thể tìm thấy một số ý tưởng tại các trang mạng sau đây:

Trang “Dành Cho Giới Trẻ” trên trang mạng Trẻ Em và Giới Trẻ

Nguồn cấp dữ liệu Soi Dẫn cho ứng dụng Gospel Living

Trong quyển Sự Phát Triển Cá Nhân: Sách Hướng Dẫn Giới Trẻ của mình, hãy cân nhắc đặt ra những mục tiêu trong bốn lĩnh vực này trong cuộc sống của các em. Nếu các em đã bắt đầu thực hiện những mục tiêu của mình thì hãy đánh giá xem các em đang thực hiện như thế nào và sửa đổi nếu cần. Thảo luận về những mục tiêu của các em với cha mẹ và các vị lãnh đạo Giáo Hội một cách thường xuyên. Các em cũng có thể chia sẻ các mục tiêu và bất kỳ kinh nghiệm nào của mình bằng cách sử dụng #StrivetoBe.

Chúa Giê Su Ky Tô sẽ giúp các em khi đặt ra mục tiêu và cố gắng trở nên giống như Ngài. Ngài đã hứa rằng khi các em đến cùng Ngài và khiêm nhường thực hành đức tin, Ngài sẽ “làm cho những điều yếu kém trở nên mạnh mẽ” ( Ê The 12:27).

Mời các học viên chia sẻ những kinh nghiệm tích cực khi thực hiện các mục tiêu của mình. Khuyến khích học viên chia sẻ những kinh nghiệm của các em khi sử dụng #StrivetoBe.Nếu không có học viên nào hiện tại đang tham gia chương trình này, hãy cân nhắc mời một người lãnh đạo giới trẻ đưa ra sự hướng dẫn cho cả lớp.Chọn một số hoặc tất cả những câu hỏi sau đây để học viên trả lời trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình và, nếu thời gian cho phép, hãy thảo luận với cả lớp.

  • Các em muốn cải thiện điều gì ở lĩnh vực này trong cuộc sống của mình? Tại sao?

  • Việc phát triển trong lĩnh vực này sẽ giúp các em trở nên giống Đấng Cứu Rỗi hơn theo những cách thức nào?

  • Các em có thể gặp phải những trở ngại nào?

  • Các em sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ và hướng dẫn của Cha Thiên Thượng như thế nào?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình