Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 8; Lu Ca 7:11–17


Ma Thi Ơ 8; Lu Ca 7:11–17

Quyền Năng Kỳ Diệu của Chúa Giê Su Ky Tô

Hình Ảnh
Một thanh niên được quấn vải liệm đang ngồi dậy trên một chiếc cáng. Chúa Giê Su đặt tay Ngài lên vai người thanh niên, các môn đồ của Ngài có thể được nhìn thấy ở đằng sau.

Một trong những cách Chúa Giê Su đã cho thấy quyền năng của Ngài là qua những sự chữa lành kỳ diệu, bao gồm cả việc làm con trai của một người đàn bà góa sống lại. Bài học này nhằm củng cố đức tin của em vào quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô để làm các phép lạ trong thời kỳ của chúng ta và trong cuộc sống của em.

Sử dụng chương trình giảng dạy. Trong khi anh chị em chuẩn bị mỗi bài học và nghiên cứu nhóm các câu thánh thư, cũng hãy thành tâm xem lại chương trình giảng dạy. Khi anh chị em làm như vậy, Đức Thánh Linh có thể giúp anh chị em làm cho bài học phù hợp với các nhu cầu của học viên. Anh chị em có thể chọn để sử dụng tất cả hoặc một số gợi ý giảng dạy một nhóm các câu thánh thư, hoặc anh chị em có thể thay đổi những ý kiến gợi ý cho phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của lớp học.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên hỏi một người trong gia đình hoặc bạn bè những sự kiện nào trong cuộc sống của họ và trong Giáo Hội mà họ coi là phép lạ. Nhắc học viên rằng mặc dù một số phép lạ thì rất ấn tượng nhưng một số phép lạ khác lại tinh tế hơn.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Các phép lạ

Hãy cân nhắc viết định nghĩa sau đây lên trên bảng và trưng bày hình ảnh về một số sự kiện màu nhiệm trong thánh thư (xin xem các hình ảnh đi kèm).

Hình Ảnh
Chúa Giê Su tha thứ và chữa lành một người đàn ông.
Hình Ảnh
Hình ảnh mô tả Chúa Giê Su chữa lành một người mù. Được Latter-day Saint Channel sử dụng.

Phép lạ là “một sự kiện phi thường do quyền năng của Thượng Đế [tạo] ra. … Đức tin là điều cần thiết để cho các phép lạ có thể được biểu hiện” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Phép Lạ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

  • Em yêu thích một số phép lạ nào được ghi lại trong thánh thư? Tại sao?

  • Em học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ những phép lạ này?

Nếu hoàn cảnh cho phép, những học viên không thực hiện sinh hoạt chuẩn bị của học viên trước khi đến lớp có thể được mời nhắn tin cho một người trong gia đình hoặc bạn bè để hỏi về những sự kiện mà được họ coi là phép lạ. Học viên có thể chia sẻ những câu trả lời này ở gần cuối bài học.

Trong suốt cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi, Ngài đã làm nhiều phép lạ. Khi em học một số phép lạ này trong bài học này và trong suốt cả tuần, hãy suy ngẫm xem em sẽ trả lời những câu hỏi sau đây như thế nào:

  • Em hiểu gì về những phép lạ này?

  • Em có câu hỏi nào về những phép lạ này?

  • Em hy vọng Thượng Đế sẽ làm (những) phép lạ nào trong cuộc sống của mình?

Em có thể muốn ghi lại câu trả lời của mình vào nhật ký ghi chép việc học tập. Hãy tìm câu trả lời cho những câu hỏi của em trong tuần này khi em học về những phép lạ mà Chúa Giê Su Ky Tô đã làm.

Những phép lạ dạy chúng ta điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô?

Một kỹ năng học thánh thư có thể giúp em hiểu rõ hơn về Chúa Giê Su Ky Tô là nhìn xa hơn những điều Ngài làm và thành tâm suy ngẫm xem những hành động của Ngài tiết lộ điều gì về cá tính của Ngài. Khi em đọc, hãy cân nhắc đặt ra những câu hỏi như “Tôi học được gì về những động cơ, ưu tiên và thuộc tính của Đấng Cứu Rỗi từ những điều Ngài đang làm và nói?”

Đọc Lu Ca 7:11–17, và tìm các chi tiết trong câu chuyện dạy cho em về Chúa Giê Su Ky Tô. Ví dụ, hãy chú ý đến điều mà câu 13 giúp em hiểu về lý do tại sao Ngài đã làm phép lạ này.

  • Em đã học được gì về những động cơ, ưu tiên và thuộc tính của Đấng Cứu Rỗi từ những điều Ngài đã làm hoặc nói khi Ngài thực hiện phép lạ này?

  • Những điều em đã học có thể giúp em như thế nào ngay bây giờ trong cuộc sống?

Chúa Giê Su đã thực hiện nhiều phép lạ

Hãy chọn một hoặc nhiều phép lạ sau đây để nghiên cứu. Tiếp tục chú ý đến những điều em học được về Đấng Cứu Rỗi từ những câu chuyện này.

Cân nhắc trưng bày các hình ảnh và câu thánh thư tham khảo sau đây. Chỉ vào từng hình ảnh trong khi đọc to phần mô tả vắn tắt liên quan đến hình ảnh đó. Sau đó chia lớp thành các nhóm ba người. Chỉ định cho mỗi thành viên trong nhóm một câu chuyện khác nhau để nghiên cứu và mời học viên chia sẻ với nhóm những chi tiết về câu chuyện mà họ đã đọc.

Ma Thi Ơ 8:1–4 ;Mác 1:40–42 Chúa Giê Su chữa lành cho một người bị bệnh phung.Người mắc bệnh phung (bệnh phong) sẽ bị xã hội xa lánh vì bệnh phong là một căn bệnh đau đớn, dễ lây và đôi khi gây chết người. Hầu hết mọi người sẽ tránh đến gần hoặc chạm vào người mắc bệnh.

Hình Ảnh
Là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô chúng ta tin vào một mối quan hệ rất cá nhân với Đấng Cứu Rỗi. Trong việc đọc Kinh Tân Ước và Sách Mặc Môn, tôi thường băn khoăn cảm giác được Đấng Cứu Rỗi chạm vào và nhận được sự chữa lành qua đức hạnh của Ngài sẽ ra sao. Bức ảnh này mô tả một câu chuyện được tìn thấy trong Ma Thi Ơ chương 8 trong Kinh Tân Ước. Người bị bệnh phung tiến đến Chúa Giê Su với đức tin rằng, nếu sẵn lòng, Ngài có thể làm cho ông ấy thanh sạch. Với những lời đơn giản, “hãy sạch đi” một cuộc đời đã được chuyển từ tuyệt vọng đến hy vọng. Khoảnh khắc đó phải như thế nào? Một người đàn ông mới được thanh tẩy, nhìn chăm chú vào mặt của Đấng Cứu Rỗi của thế gian.

Ma Thi Ơ 8:5–8, 13 Chúa Giê Su chữa lành đầy tớ của một thầy đội.Thầy đội là một sĩ quan chỉ huy khoảng 100 người trong quân đội La Mã. Nhiều người Do Thái vào thời kỳ của Chúa Giê Su ghét binh lính La Mã vì sự khác biệt tôn giáo và vì họ đại diện cho quốc gia đã chinh phục người Do Thái.

Hình Ảnh
Một người lính La Mã đang chuẩn bị tham chiến.

Mác 5:1–13, 18–20 Chúa Giê Su xua đuổi quỷ dữ ra khỏi một người đàn ông sống nơi mồ mả.Một người đàn ông sống giữa các ngôi mộ, la hét và tự làm đau mình. Khi người dân trong vùng không thể trói ông bằng dây xích, họ đã tránh né ông, khiến ông bị cô lập giữa các ngôi mộ.

Hình Ảnh
Người đàn ông với một linh hồn ô uế - ch.25-1

Mời học viên thảo luận trong nhóm những câu hỏi như sau để giúp các em chú trọng vào Đấng Cứu Rỗi thay vì chỉ chú trọng vào sự kiện màu nhiệm. Đảm bảo rằng học viên hiểu rằng các phép lạ của Chúa Giê Su Ky Tô cho thấy tình yêu thương và lòng trắc ẩn của Ngài dành cho chúng ta.

  • Em đã học được gì về những động cơ, ưu tiên và thuộc tính của Đấng Cứu Rỗi từ những điều Ngài đã làm hoặc nói khi Ngài thực hiện phép lạ này?

  • Những điều em đã học có thể giúp em như thế nào ngay bây giờ trong cuộc sống?

  • Em có thể làm gì khi cảm thấy cần sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi?

Phép lạ trong thời của chúng ta

Em đã bao giờ tự hỏi liệu ngày nay Đấng Cứu Rỗi có còn làm phép lạ không? Trong khi nhiều người chưa thấy được các phép lạ đầy ấn tượng được ghi chép trong thánh thư, chẳng hạn như việc rẽ Biển Đỏ hay làm người chết sống lại, điều quan trọng cần nhớ là những phép lạ vẫn xảy ra ngày nay. Đấng Cứu Rỗi đã phán: “Vì này, ta là Thượng Đế, là Thượng Đế có nhiều phép lạ, ta sẽ cho người thế gian biết rằng, ta lúc nào cũng vậy, hôm qua cũng như hôm nay và mãi mãi về sau” (2 Nê Phi 27:23).

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Hình Ảnh
Ảnh chân dung chính thức của Chủ Tịch Dallin H. Oaks được chụp vào tháng Ba năm 2018.

Nhiều phép lạ xảy ra hàng ngày trong công việc của Giáo Hội chúng ta và trong đời sống của các tín hữu của chúng ta. Nhiều người trong số các anh chị em đã chứng kiến các phép lạ, có lẽ còn nhiều hơn là các anh chị em nhận thức được.

(Dallin H. Oaks, “Miracles,” Ensign, tháng Sáu năm 2001, trang 6)

  • Em có suy ngẫm hoặc có câu hỏi gì về lời phát biểu này của Chủ Tịch Oaks?

Trước khi đặt ra những câu hỏi sau đây, hãy cân nhắc việc nhắc nhở học viên nhớ về gợi ý chuẩn bị của học viên hoặc mời các em kiểm tra câu trả lời từ những người trong gia đình hoặc bạn bè mà các em có thể đã nhắn tin vào đầu bài học. Lưu ý các em không nên chia sẻ những chi tiết có thể quá riêng tư hoặc thiêng liêng.

  • Đâu là một số phép lạ mà Đấng Cứu Rỗi đã thực hiện như một phần của Sự Phục Hồi và qua công việc của Giáo Hội của Ngài?

  • Em hoặc những người thân yêu của mình đã nhìn thấy những phép lạ nào trong cuộc sống?

  • Những phép lạ cá nhân này tiết lộ điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Cân nhắc mời học viên suy ngẫm xem các em đã gia tăng hiểu biết của mình về phép lạ như thế nào trong bài học này. Cũng mời học viên chú ý đến ảnh hưởng màu nhiệm của Chúa trong cuộc sống của các em. Khuyến khích học viên tìm kiếm sự soi dẫn từ Đức Thánh Linh để giúp các em tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi mà họ chưa được giải đáp về phép lạ.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Phéo lạ tột bậc là gì?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Hình Ảnh
Ảnh chân dung chính thức của Chủ Tịch Dallin H. Oaks được chụp vào tháng Ba năm 2018.

Một số phép lạ ảnh hưởng đến nhiều người. Phép lạ tột bậc như vậy chính là Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô—chiến thắng của Ngài trước cái chết thể xác và thuộc linh cho tất cả nhân loại. Không có phép lạ nào khác có ảnh hưởng sâu rộng hơn hoặc vĩ đại hơn.

(Dallin H. Oaks, “Miracles,” Ensign, tháng Sáu năm 2001, trang 9)

Những phép lạ nổi bật như được ghi chép trong thánh thư có còn xảy ra ngày nay?

Một ví dụ về phép lạ đặc biệt trong thời hiện đại đã được chia sẻ bởi Chủ Tịch Gordon B. Hinckley (1910–2008):

Hình Ảnh
Ảnh chân dung chính diện, chụp nửa người của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley. Tay của Chủ Tịch Hinckley đang đặt ở lưng ghế. Hình ảnh này là ảnh chân dung chính thức của Giáo Hội chụp Chủ Tịch Hinckley vào năm 1995. Đây là bức anh chân dung chính thức cuối cùng của Chủ Tịch Hinckley. Chủ Tịch Hinckley mất ngày 27 tháng Giêng năm 2008.

Tôi được hỏi liệu tôi có thể đến thăm một người phụ nữ đang nằm viện mà bác sĩ bảo với cô ấy rằng cô ấy sẽ bị mù và mất thị lực trong vòng một tuần. Cô ấy hỏi liệu chúng tôi có ban phước cho cô ấy không và chúng tôi đã làm như vậy, và cô ấy nói rằng cô ấy đã được chữa lành một cách màu nhiệm. … Tôi nói với cô ấy: “Tôi không cứu thị giác của cô. Tất nhiên, chính Chúa đã cứu thị giác của cô. Hãy tạ ơn Ngài và biết ơn Ngài.”

(Teachings of Gordon B. Hinckley [năm 1997], trang 343)

Tại sao mọi người không nhận được mọi phép lạ mà họ tìm kiếm với đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nói:

Hình Ảnh
Ảnh chân dung chính thức của Chủ Tịch Dallin H. Oaks được chụp vào tháng Ba năm 2018.

Phép lạ không có sẵn cho người cầu xin. … Ý muốn của Chúa mới luôn luôn là quan trọng nhất. Không thể sử dụng chức tư tế của Chúa để làm một phép lạ trái với ý muốn của Ngài. Chúng ta cũng phải nhớ rằng ngay cả khi một phép lạ xảy ra, nó sẽ không xảy ra theo kế hoạch mong muốn của chúng ta. Những sự mặc khải dạy rằng kinh nghiệm kỳ diệu xảy ra “vào thời kỳ riêng của Ngài, và trong cách thức riêng của Ngài” (Giáo Lý và Giao Ước 88:68).

(Dallin H. Oaks, “Miracles”, Ensign, tháng Sáu năm 2001, trang 9)

Tại sao bầy quỷ trong câu chuyện trong Mác 5:11–13 muốn nhập vào đàn heo?

Tiên Tri Joseph Smith (1805–1844) giải thích rằng:

Hình Ảnh
Ảnh chân dung chính diện, chụp nửa người của Tiên Tri Joseph Smith, đầu của Jr. Joseph quay sang một bên ở góc ba phần tư, tay phải đặt ngang hông và tay trái cầm một xấp giấy. Ông được mô tả mặc bộ com lê màu nâu sẫm, áo sơ mi trắng và đeo cà vạt.

Chúng ta đến thế gian này để có thể có được một thể xác và dâng thể xác thanh khiết đó lên Thượng Đế trong thượng thiên giới. Nguyên tắc quan trọng của hạnh phúc gồm có việc có được một thể xác. Quỷ dữ không có thể xác, và điều này là hình phạt của nó. Nó rất hài lòng khi có thể có được thể xác của loài người, và khi bị Đấng Cứu Rỗi đuổi ra nó đã xin được nhập vào đàn heo, cho thấy rằng nó thà có được xác của con heo còn hơn không có thể xác. Tất cả những người nào có được thể xác đều có quyền năng hơn những người không có thể xác.

(Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [năm 2007], trang 227)

Sẽ có nhiều phép lạ hơn nữa xảy ra trước khi Đấng Cứu Rỗi quay lại chăng?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã làm chứng:

Hình Ảnh
Ảnh chân dung chính thức của Chủ Tịch Russell M. Nelson được chụp vào tháng Giêng năm 2018

Đấng Cứu Rỗi và Cứu Chuộc của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô, sẽ thực hiện một số công việc lạ lùng nhất của Ngài từ bây giờ cho đến khi Ngài tái lâm. Chúng ta sẽ thấy các dấu chỉ kỳ diệu cho thấy Thượng Đế Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, chủ tọa Giáo Hội này trong vẻ uy nghi và vinh quang.

(Russell M. Nelson, “Sự Mặc Khải cho Giáo Hội, Sự Mặc Khải cho Cuộc Đời Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 96)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Chúa Giê Su Ky Tô đang là và sẽ tiếp tục là một Thượng Đế có nhiều phép lạ

Để giúp học viên nhận thấy rằng phép lạ vẫn xảy ra, hãy cân nhắc mời các em học Mặc Môn 9:11–21. Mời các em tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau đây:

  • Một số phép lạ của Chúa Giê Su Ky Tô mà Mô Rô Ni đã nhận ra trong những câu này là gì?

  • Mô Rô Ni đưa ra lời khuyên gì cho những người không tin vào phép lạ?

  • Tại sao Thượng Đế ngừng thực hiện những phép lạ đó giữa dân Ngài?

Xua đuổi ác linh

Sau khi biết rằng Đấng Cứu Rỗi có quyền năng xua đuổi những ác linh, học viên có thể đọc lời tiên tri của Vua Bên Gia Min trong Mô Si A 3:5–6. Mời các em thảo luận về ý nghĩa của việc Đấng Cứu Rỗi có thể “xua đuổi những quỷ dữ hay những ác linh đang chiếm ngự trong trái tim con cái loài người” (câu 6). Mời học viên suy ngẫm xem có điều gì ngăn cản các em về mặt thuộc linh mà các em muốn loại bỏ khỏi tấm lòng mình không. Hãy làm chứng về khả năng của Đấng Cứu Rỗi để loại bỏ những mong muốn tà ác trong tấm lòng chúng ta khi chúng ta hướng về Ngài trong đức tin.

In