2017
Một Cây Cầu dẫn đến Niềm Hy Vọng và Sự Chữa Lành
April 2017


Một Cây Cầu dẫn đến Niềm Hy VọngSự Chữa Lành

Với sự giúp đỡ thích hợp, nạn nhân của hành động lạm dụng tình dục có thể tìm thấy sự chữa lành mà họ vô cùng mong muốn.

creating a bridge

Tranh ảnh do Cristina Bernazzani minh họa

Hãy tưởng tượng là anh chị em đang đứng ở một ghềnh đá và muốn đi qua phía bên kia của một hẻm núi sâu, nơi mà anh chị em được cho biết rằng hạnh phúc tuyệt vời đang chờ đón mình. Khi tìm kiếm đường để vượt qua, thì anh chị em tìm thấy một đống vật liệu mà nếu chồng lên với nhau đúng cách thì sẽ xây lên một cây cầu băng qua hẻm núi.

Nếu anh chị em không biết cách xây cây cầu, thì những vật liệu đó sẽ là vô ích và anh chị em sẽ cảm thấy bực bội và tuyệt vọng. Nhưng nếu anh chị em nhận được sự giúp đỡ từ một người có kinh nghiệm xây cầu thì kiến thức và sự hiểu biết của anh chị em có thể gia tăng và cùng nhau có thể hoàn thành nhiệm vụ đó.

Trong hơn 18 năm qua, công việc của tôi là cung cấp các công cụ và sự hướng dẫn để giúp những người khác vượt qua nỗi đau khổ về tình cảm hoặc tinh thần. Trong số tất cả những người tôi đã tư vấn, thì không có khách hàng nào khác dường như quá bị tổn thương như những người đã từng là nạn nhân của hành động lạm dụng tình dục. Tôi đã thấy tác động mà thử thách này đã có ảnh hưởng đến khả năng của cá nhân để kiên trì chịu đựng giỏi đến cùng.

Tuy nhiên, tôi cũng đã tiến đến việc biết được rằng những vất vả và đau khổ của chúng ta có thể được giảm bớt nhờ vào Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Tình yêu thương của Ngài nhấc mọi người ra khỏi bóng tối để vào nơi có ánh sáng.

Tại Sao Hành Động Lạm Dụng Tình Dục Tai Hại Như Vậy?

Các nạn nhân của hành động lạm dụng cho tôi biết về một cuộc sống đầy trầm cảm, thiếu tự tin, và các nỗi đau về tình cảm nghiêm trọng khác. Chủ Tịch Gordon B. Hinckley (1910–2008) đã giúp chúng ta hiểu tại sao hành động lạm dụng tình dục lại gây tổn thương nghiêm trọng như vậy:

“Có sự thực hành lạm dụng tình dục khủng khiếp, xấu xa. Điều đó vượt quá sự hiểu biết. Điều đó là một sự sỉ nhục đối với tính lịch sự phải có nơi mỗi người nam và người nữ. Điều đó là một sự vi phạm vào điều thánh thiện và thiêng liêng. Điều đó có thể có sức tàn phá trong cuộc sống của trẻ em. Điều đó là đáng trách và đáng bị lên án nghiêm khắc nhất.

“Thật là xấu hổ đối với bất cứ người nam hay nữ nào lạm dụng tình dục một đứa trẻ. Khi làm như vậy, kẻ bạo hành không những gây ra loại tổn thương nghiêm trọng nhất. Mà kẻ ấy còn bị kết án trước mặt Chúa.”1

Khả năng để tạo ra sự sống hữu diệt là quyền năng thánh thiện và thiêng liêng mà Cha Thiên Thượng đã ban cho con cái của Ngài. Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy: “Khả năng sáng tạo ra sự sống có đầy ý nghĩa về phần thuộc linh . … Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử Yêu Dấu của Ngài là hai Đấng sáng tạo và đã giao phó cho mỗi người chúng ta với một phần quyền năng sáng tạo của hai Ngài.”2 Vậy thì, không có gì ngạc nhiên khi sự vi phạm quyền năng thiêng liêng này là “đáng bị lên án nghiêm khắc nhất” và gây ra “loại tổn thương nghiêm trọng nhất.”

Hiểu Được Nỗi Đau Đớn

looking out a window

HÌNH ẢNH MINH HỌA © nuvolanevicata/iStock/Getty Images

Hành động lạm dụng tình dục là bất cứ mối tương tác nào không có sự ưng thuận của một trong hai người dính líu đến hành vi động chạm hoặc không động chạm vào mà trong đó một người bị sử dụng để thỏa mãn tình dục của người kia. Nạn nhân của hành vi lạm dụng tình dục rất thường bị hoang mang trong suy nghĩ cũng như cảm giác không xứng đáng và xấu hổ mà có thể hầu như quá khó khăn để chịu đựng. Nỗi đau đớn và đau khổ mà các nạn nhân trải qua thường gia tăng vì những ý kiến của người khác bắt nguồn từ một sự hiểu lầm về hành vi lạm dụng tình dục và ảnh hưởng của nó. Một số nạn nhân bị buộc tội nói dối hoặc được cho biết rằng bằng cách nào đó hành vi lạm dụng này là lỗi của họ. Những người khác bị dẫn dắt để mù quáng tin rằng họ cần phải hối cải, như thể bằng cách nào đó họ đã phạm tội khi trở thành nạn nhân.

Tôi đã làm việc với nhiều khách hàng là những người trải qua sự lạm dụng tình dục khi còn thơ ấu hoặc thời niên thiếu, và họ được cho biết là phải “khắc phục những cảm nghĩ xấu hổ đó đi,” “quên điều đó đi,” hoặc “hãy tha thứ và quên đi.” Những cách nói như thế này—nhất là khi khi đến từ bạn bè thân thiết, những người trong gia đình, hoặc các vị lãnh đạo Giáo Hội—có thể dẫn dắt nạn nhân đến việc gia tăng bí mật và xấu hổ hơn là sự chữa lành và bình an. Tương tự như một thể xác bị thương hoặc nhiễm trùng nặng, những vết thương tình cảm này không hoàn toàn biến mất nếu bỏ qua. Thay vì thế, nỗi hoang mang mà bắt đầu trong lúc bị lạm dụng gia tăng, và cùng với những cảm xúc đau đớn bắt nguồn từ đó, suy nghĩ của một người có thể trở nên thay đổi, cuối cùng dẫn đến sự phát triển các hành vi không lành mạnh. Các nạn nhân của hành vi lạm dụng thường không nhận ra điều đã xảy ra cho họ là sự lạm dụng, tuy nhiên họ vẫn có thể phát triển các hành vi không lành mạnh và những cảm xúc đau đớn

Hannah (tên đã được thay đổi) bị lạm dụng tình dục từ sớm trong thời thơ ấu của mình. Cũng giống như các nạn nhân khác, chị ấy lớn lên cảm thấy giống như mình là một người khủng khiếp vô giá trị. Chị đã dành hầu hết cuộc đời để cố gắng phục vụ người khác, đủ để đền bù cho những cảm nghĩ không “đủ tốt” đối với Cha Thiên Thượng hay bất cứ ai khác để yêu thương chị. Trong mối quan hệ của mình, chị sợ rằng nếu có ai thực sự biết chị thì họ sẽ nghĩ rằng chị là con người khủng khiếp như chị đã tin rằng chị là như thế. Chị trải qua một nỗi sợ hãi mãnh liệt là bị khước từ mà dẫn đến việc sợ phải thử làm những điều mới mẻ trong cuộc sống hoặc làm những công việc đơn giản giống như gọi điện thoại cho ai đó. Chị được phước có năng khiếu về hội họa nhưng đã từ bỏ vì sợ không có khả năng chấp nhận những lời chỉ trích.

Trong hơn 50 năm qua, những cảm nghĩ bơ vơ, bất lực, sợ hãi, giận dữ, hoang mang, xấu hổ, cô đơn và cô lập đã chi phối các quyết định hàng ngày của chị.

Thay Thế Nỗi Đau Đớn bằng Sự Bình An

Đấng Cứu Rỗi đã “chịu đựng mọi sự đau đớn, thống khổ, cùng mọi cám dỗ.” Ngài làm như vậy để Ngài “có thể theo thể cách xác thịt mà biết được cách giúp đỡ dân Ngài” (An Ma 7:11–12). Nỗi đau khổ của Ngài không phải chỉ vì tội lỗi của chúng ta mà thôi mà còn vì sự chữa lành của chúng ta nữa khi tội lỗi của một người nào đó khiến chúng ta đau khổ.

Nếu Ngài có mặt ở đây ngày nay, thì tôi tưởng tượng rằng Đấng Cứu Rỗi sẽ khóc và ban phước cho những người bị lạm dụng tình dục, như khi Ngài đã khóc với và ban phước cho dân Nê Phi (xin xem 3 Nê Phi 17). Mặc dù Ngài không đích thân hiện diện ở đây nhưng Thánh Linh của Ngài có thể ở cùng chúng ta, và Ngài đã ban cho một cách để chúng ta được chữa lành, cảm thấy bình an, và tha thứ.

reaching through a ladder

Đối với nhiều người đã bị tổn thương, thì ý nghĩ rằng nỗi đau đớn mà họ đang mang có thể được thay thế bằng sự bình an là hầu như không thể tin được. Các vết thương về sự bị lạm dụng thường không được người khác chú ý đến và ghi nhận trong nhiều năm. Nỗi đau khổ được giấu kín sau gương mặt tươi cười, sự sẵn lòng giúp đỡ người khác, và sống như thể không có điều gì sai, tuy nhiên nỗi đau vẫn còn đó.

Chúng ta hãy so sánh tiến trình chữa lành cảm xúc với tiến trình chăm sóc và điều trị vết thương thể xác. Giả sử khi các anh chị em bị gẫy chân khi còn trẻ. Thay vì đi đến bác sĩ để chỉnh lại chân thì anh chị em lại đi khập khiễng cho đến khi hết đau, nhưng luôn luôn có một cơn đau nhẹ mỗi khi bước đi. Nhiều năm về sau, các anh chị em không muốn cảm thấy đau nữa nên mới đi khám bác sĩ. Bác sĩ cần phải chỉnh lại xương, rửa sạch những gì tích tụ nhiều thêm, bó bột cái chân, và gửi anh chị em đi vật lý trị liệu để củng cố cái chân của anh chị em.

Tiến trình chữa lành từ việc bị lạm dụng tương tự như thế, trong đó nạn nhân phải trước hết nhận ra rằng nỗi đau là có thật và phải làm một điều gì đó về nó. Tiến trình này gồm có việc thừa nhận điều đã xảy ra và cho phép ý nghĩ bị tổn thương, sợ hãi, và buồn phiền được cảm nhận, thừa nhận, và xác nhận. Thường thì rất hữu ích để làm việc với một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong tiến trình chữa lành này. (Hãy tham khảo ý kiến với vị lãnh đạo chức tư tế của anh chị em để tìm hiểu xem Dịch Vụ Gia Đình THNS có sẵn trong khu vực của anh chị em không.)

Cho dù nạn nhân có nhận được sự trợ giúp chuyên môn hay không, thì tốt nhất nên cầu nguyện, nghiên cứu về cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài, và nói chuyện thường xuyên với một vị lãnh đạo chức tư tế. Vị ấy có thể giúp làm vơi nhẹ gánh nặng và nhận được sự soi dẫn để giúp nạn nhân hiểu được giá trị và mối quan hệ thiêng liêng của họ với Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi. Như Chị Carole M. Stephens, Đệ Nhất Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ, mới đây đã dạy rằng: “Sự chữa lành có thể là một tiến trình lâu dài. Tiến trình này sẽ đòi hỏi các chị em phải thành tâm cầu nguyện để tìm kiếm sự hướng dẫn, và sự giúp đỡ thích hợp, gồm có việc hội ý với những người nắm giữ chức tư tế đã được sắc phong đúng cách. Khi các chị em học cách giao tiếp một cách cởi mở, thì hãy đặt ra những giới hạn thích hợp, và có lẽ tìm kiếm tư vấn chuyên môn nữa. Việc duy trì sức khỏe tinh thần trong suốt tiến trình này thật là thiết yếu!”3

Đối với Hannah, cuộc sống của chị đã trở nên khó chịu đến mức chị đã tìm kiếm sự giúp đỡ. Chị biết từ chứng ngôn của mình rằng chị có thể cảm thấy bình an và mãn nguyện trong cuộc sống nhưng không cảm thấy những điều này một cách thường xuyên. Qua sự cầu nguyện và nói chuyện với vị giám trợ của mình, chị đã được hướng dẫn để tìm kiếm tư vấn, nơi mà chị đã có thể đạt được những công cụ mà chị cần để mang lẽ thật ra khỏi bóng tối và chia sẻ gánh nặng khủng khiếp mà chị đã phải tự mình gánh vác. Khi làm như vậy, chị đã có thể thoát khỏi nỗi đau khổ và tìm được bình an như Đấng Cứu Rỗi đã hứa (xin xem Giăng 14:27). Cùng với sự bình an và an ủi này là ước muốn và khả năng để tha thứ.

Sự Cần Thiết để Tha Thứ

Ý nghĩ phải tha thứ thường rất khó khăn đối với các nạn nhân của sự lạm dụng để nghe và thường bị hiểu lầm. Nếu họ nghĩ về sự tha thứ với tính cách là để cho kẻ lạm dụng không gánh hậu quả của việc làm của mình hoặc nói rằng điều những người này làm không còn quan trọng nữa, thì nạn nhân sẽ không cảm thấy được xác nhận là mình đã bị lạm dụng. Mặc dù chúng ta được truyền lệnh phải tha thứ (xin xem GLGƯ 64:10), trong những tình huống mà gây ra tác hại rất lớn, thì sự chữa lành thường phải bắt đầu trước khi nạn nhân có thể tha thứ cho kẻ lạm dụng.

Những người nào đang gánh chịu những nỗi đau khổ do sự lạm dụng gây ra đều có thể tìm thấy sự an ủi trong lời khuyên dạy này từ Sách Mặc Môn: “Tôi, Gia Cốp, muốn nói với các anh em là những người có tấm lòng thanh khiết. Hãy hướng về Thượng Đế với một tinh thần cương quyết, và hãy cầu nguyện lên Ngài với một đức tin nhiệt thành, rồi Ngài sẽ an ủi các anh em trong những lúc đau khổ của mình, Ngài sẽ biện minh cho trường hợp của các anh em, và sẽ giáng công lý xuống những kẻ muốn tìm cách hủy diệt các anh em” (Gia Cốp 3:1). Sự cần thiết cho công lý và quyền được đền bồi có thể được chuyển lên Chúa để Ngài có thể thay thế nỗi đau của chúng ta bằng sự bình an.

Cuối cùng Hannah cũng thấy rằng chị có thể chuyển sự cần thiết về công lý lên Đấng Cứu Rỗi và đáp lại chị tìm thấy một cảm giác bình an trong cuộc sống của mình mà chị chưa từng bao giờ cảm nhận. Trước đây, chị đã lo sợ khi tham dự các buổi họp mặt gia đình, nơi mà kẻ lạm dụng sẽ có mặt. Giờ đây, nhờ vào sự sẵn lòng của chị để đối mặt với các vết thương lòng đầy khó khăn trên con đường chữa lành của mình, nên chị đã không còn lo ngại gặp mặt kẻ đó nữa và thậm chí còn có thể có lòng trắc ẩn đối với người đàn ông lớn tuổi đó nữa.

Trút Bỏ Được Các Gánh Nặng Vô Ích

reaching up

Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói rằng “việc chữa lành hoàn toàn sẽ đến qua đức tin của các anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô và quyền năng cùng khả năng của Ngài, qua Sự Chuộc Tội của Ngài, để chữa lành các vết thương của điều phi lý và bất công. …

“Ngài yêu thương các anh chị em. Ngài phó mạng sống của Ngài để các anh chị em trút bỏ được các gánh nặng vô ích. Ngài sẽ giúp các anh chị em làm điều đó. Tôi biết rằng Ngài có quyển năng để chữa lành các anh chị em.”4

Kẻ nghịch thù muốn làm cho con người bị nỗi đau đớn và đau khổ trói buộc vì nó là kẻ khổ sở (xin xem 2 Nê Phi 2:27). Với sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi, Chúa Giê Su Ky Tô, nỗi đau đớn thật sự có thể được thay thế bằng sự bình an, mà chỉ Đấng Cứu Rỗi mới có thể ban cho, và chúng ta có thể sống với niềm vui. “A Đam sa ngã để loài người sinh tồn, và loài người có sinh tồn thì mới hưởng được niềm vui” (2 Nê Phi 2:25). Cuộc sống với niềm vui sẽ cho phép thời gian thử thách có thể chịu đựng được thêm và làm cho chúng ta có thể học hỏi, tăng trưởng và trở nên giống như Cha Thiên Thượng hơn.

Tôi khiêm nhường trước phước lành tôi đã có trong cuộc sống của mình để ngồi với những người đã bị tổn thương bởi hành vi lạm dụng và thấy được phép lạ chữa lành mà thực sự chỉ đến nhờ vào Đấng Cứu Rỗi. Nếu anh chị em đang đau khổ, xin hãy thành tâm tìm kiếm sự giúp đỡ. Anh chị em không cần phải một mình mang gánh nặng đó. Tôi biết Ngài là Đấng chữa lành, vì tôi đã chứng kiến điều đó biết bao nhiêu lần.

Ghi Chú

  1. Gordon B. Hinckley, “Save the Children,” Ensign, tháng Mười Một năm 1994, 54; sự nhấn mạnh được thêm vào.

  2. David A. Bednar, “Chúng Tôi Tin ở Sự Trinh Khiết,” Liahona, tháng Năm năm 2013, 42.

  3. Carole M. Stephens, “Đức Thầy Chữa Lành,” Liahona, tháng Mười năm 2016, 11.

  4. Richard G. Scott, “Để Trút Bỏ Những Gánh Nặng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2002, 88.