2018
6 Các Biểu Tượng về Lễ Vượt Qua Mà Có Thể Thay Đổi Sự Hiểu Biết của Anh Chị Em về Lễ Phục Sinh
April 2018


6 Các Biểu Tượng về Lễ Vượt Qua Mà Có Thể Thay Đổi Sự Hiểu Biết của Anh Chị Em về Lễ Phục Sinh

Khi chúng ta nhớ tới tính biểu tượng của Lễ Vượt Qua, sự hiểu biết và niềm vui của chúng ta đến từ sự xác thực của Sự Phục Sinh sẽ sâu đậm hơn.

table set with passover meal

Tôi yêu thích Lễ Phục Sinh, một ngày lễ tưởng nhớ tới việc Chúa Giê Su Ky Tô giải phóng cho con cái của Thượng Đế khỏi cảnh nô lệ của sự chết và ngục giới.

Nhưng 1500 năm trước Sự Phục Sinh, có một ngày thánh tương tự để tưởng nhớ tới Đức Giê Hô Va đã giải phóng cho con cái của Y Sơ Ra Ên khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập.

Lễ Phục Sinh nhắc chúng ta nhớ đến sự hy sinh chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi; Lễ Vượt Qua báo trước về điều đó. Hai lễ này có thể cùng giúp cho chúng ta hiểu sâu hơn về Sự Phục Sinh. Dưới đây chỉ là một vài mối liên quan giữa Lễ Vượt Qua và Lễ Phục Sinh:

Lễ Vượt Qua

Lễ Phục Sinh

1. Lễ Vượt Qua đặt trọng tâm vào chiên con làm vật hy sinh, chiên con đực, không tì vết, (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 12:5), không gãy một cái xương nào (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 12:46).

1. Chúa Giê Su là Chiên Con của Thượng Đế (xin xem Giăng 1:29), giải thoát khỏi tội lỗi và chẳng một cái xương nào bị gãy (xin xem Giăng 19:36).

2. Bánh không men, giải thoát khỏi sự sa đọa, một phần của bữa yến tiệc Lễ Vượt Qua (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 12:8, 15).

2. Chúa Giê Su là Bánh của Sự Sống, mà trong Ngài không có điều gì là không trong sạch (xin xem Giăng 6:35).

3. Rau đắng, một biểu tượng của cảnh nô lệ của dân Y Sơ Ra Ên, một phần của bữa yến tiệc Lễ Vượt Qua (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 12:8).

3. Chúng ta có thể phải chịu nô lệ bởi tội lỗi, nhưng vì Chúa Giê Su đã uống chén đắng cay ấy (xin xem GLGƯ 19:18), nên chúng ta có thể khắc phục tội lỗi qua Sự Chuộc Tội của Ngài (xin xem 1 Cô Rinh Tô 15:22).

4. Bữa yến tiệc Lễ Vượt Qua cần phải được ăn một cách hối hả (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 12:11).

4. Xác của Đấng Cứu Rỗi đã được chuẩn bị để chôn cất trong sự hối hả (xin xem Giăng 19:31).

5. Những người tin mà đã lấy huyết đem bôi lên cửa nhà đều được cứu khỏi cái chết thể xác (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 12:7, 13).

5. Những người tin mà “áp dụng máu chuộc tội của Đấng Ky Tô” (Mô Si A 4:2) vào cuộc sống của họ qua sự hối cải và các giáo lễ thiêng liêng đều có thể được cứu khỏi cái chết thuộc linh lẫn cái chết thể xác.

6. Cái ngày sau khi Con Đầu Lòng của Đức Chúa Cha bị giết chết, những người Y Sơ Ra Ên bị cầm tù đã được công khai thả tự do (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 12:29–32).

6. Cái ngày sau khi Con Đầu Lòng bị giết chết, Chúa Giê Su đã rao truyền sự tự do cho những kẻ bị giam cầm trong Thế Giới Linh Hồn (xin xem GLGƯ 138:18, 31, 42).