Thư Viện
Thánh Thư


“Thánh Thư,” Các Đề Tài và Câu Hỏi (năm 2023)

gia đình đang đọc thánh thư

Sách Hướng Dẫn Học Tập Phúc Âm

Thánh Thư

Một biên sử về những sự giao tiếp của Thượng Đế với con cái của Ngài

Anh chị em có bao giờ kinh nghiệm việc tìm kiếm một đoạn trong thánh thư mà dường như có ý nghĩa đặc biệt đối với mình không? Thánh thư nắm giữ quyền năng thuộc linh (xin xem Lu Ca 24:32; 2 Nê Phi 32:3). Thánh thư làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi và Đấng Cứu Chuộc của chúng ta và dẫn dắt chúng ta đến với Ngài là nguồn cứu rỗi của chúng ta. Cha Thiên Thượng nhân từ của chúng ta đã ban cho chúng ta thánh thư để dạy chúng ta về kế hoạch của Ngài về hạnh phúc của chúng ta, để giúp chúng ta đạt được một chứng ngôn về Vị Nam Tử của Ngài Chúa Giê Su Ky Tô, hướng dẫn chúng ta, ban cho chúng ta hy vọng, và còn nhiều hơn nữa. Trong suốt lịch sử, các vị tiên tri thời xưa và hiện đại đã ghi lại các sứ điệp thiêng liêng mà họ nhận được và các câu chuyện về những sự giao tiếp của Thượng Đế với con cái của Ngài. Chúng ta được phước để tiếp cận lời của Thượng Đế trong thời kỳ của mình.

Thánh Thư Là Gì?

Thánh thư là những quyển sách thiêng liêng chứa đựng lời của Thượng Đế, những lời giảng dạy của các vị tiên tri, và các câu chuyện đầy soi dẫn về những sự giao tiếp của Thượng Đế với con cái của Ngài (xin xem 2 Phi E Rơ 1:20–21). Thánh thư chính thức của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, được gọi là “các tác phẩm tiêu chuẩn,” gồm có Kinh Thánh, Sách Mặc Môn, Giáo Lý và Giao Ước, và Trân Châu Vô Giá.

Khái quát về đề tài: Thánh Thư

Các sách hướng dẫn học tập phúc âm liên quan: Kinh Thánh, Sách Mặc Môn, Các Vị Tiên Tri, Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô

Tiết 1

Thánh Thư Có Thể Mang Anh Chị Em Đến Gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô Hơn

giới trẻ đang đọc thánh thư

Anh Cả D. Todd Christofferson đã tuyên bố: “Mục đích chính của tất cả thánh thư là làm tràn ngập tâm hồn chúng ta với đức tin nơi Thượng Đế Đức Chúa Cha và nơi Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô.” Sứ điệp và quyền năng thuộc linh của thánh thư dẫn dắt chúng ta đến sự cứu rỗi. Chủ Tịch Ezra Taft Benson đã dạy: “Lời của Thượng Đế, như được tìm thấy trong thánh thư, … có quyền năng để củng cố các Thánh Hữu và trang bị cho họ với Thánh Linh để họ có thể chống lại điều ác, giữ vững điều tốt, và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống này.” Quyết định của anh chị em để đọc và học thánh thư là một bước quan trọng hướng tới việc trở nên giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Những điều để suy nghĩ

  • Anh Cả Robert D. Hales đã dạy: “Khi muốn nói chuyện với Thượng Đế thì chúng ta cầu nguyện. Và khi muốn Ngài nói với chúng ta, thì chúng ta tra cứu thánh thư.” Có khi nào anh chị em đã cảm thấy rằng thánh thư mang đến cho mình những câu trả lời không? Anh chị em sẽ chia sẻ điều gì với người khác để giúp họ nhận ra rằng thánh thư có thể giúp họ nhận được những câu trả lời từ Thượng Đế?

  • Tiên tri Nê Phi đã ghi lại điều ông hy vọng các độc giả của những bài viết đầy soi dẫn của ông sẽ cảm nhận được. Đọc 1 Nê Phi 6:1–6. Việc hiểu được mục đích của Nê Phi để viết câu chuyện của ông có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em học Sách Mặc Môn?

Sinh hoạt học hỏi với người khác

Tìm hiểu thêm

Tiết 2

Thánh Thư Là một Bộ Sưu Tập Thiêng Liêng về Những Lời của Thượng Đế dành cho Con Cái của Ngài

thánh thư

Các tín hữu trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, “tin tất cả mọi điều Thượng Đế đã mặc khải, tất cả mọi điều Ngài hiện đang mặc khải, và chúng tôi tin rằng Ngài sẽ còn mặc khải nhiều điều lớn lao và quan trọng có liên quan đến Vương Quốc của Thượng Đế” (Những Tín Điều 1:9). Nhiều điều mặc khải của Thượng Đế ban cho con cái của Ngài được ghi lại trong thánh thư mà gồm có Kinh Thánh, Sách Mặc Môn, Giáo Lý và Giao Ước, và Trân Châu Vô Giá. Những sách này được gọi là “các tác phẩm tiêu chuẩn” và được coi là thánh thư chính thức, hay đã được kinh điển hóa, của Giáo Hội.

  • Kinh Thánh là một biên sử về những sự giao tiếp của Thượng Đế với dân Ngài, từ thời A Đam đến thời kỳ mà Các Sứ Đồ của Chúa Giê Su Ky Tô đã sống. Sách được chia thành hai phần: Kinh Cựu Ước và Kinh Tân Ước. Kinh Cựu Ước dạy rằng Đấng Mê Si đã được hứa sẽ đến với tư cách là Đấng Cứu Rỗi và Đấng Cứu Chuộc của chúng ta. Kinh Tân Ước ghi lại cuộc đời của Chúa Giê Su Ky Tô, sự hy sinh chuộc tội và Sự Phục Sinh của Ngài. Sách cũng bao gồm những lời giảng dạy của Các Sứ Đồ của Ngài cho các tín hữu của Giáo Hội mà Chúa Giê Su Ky Tô đã thiết lập trong thời gian đó.

  • Sách Mặc Môn là một biên sử thiêng liêng về những người sống ở Tây Bán Cầu từ khoảng 2000 năm trước Công Nguyên đến 400 năm sau Công Nguyên. Sách có tiêu đề là “Một Chứng Thư Khác về Chúa Giê Su Ky Tô.” Sách được viết với mục đích “thuyết phục cho người Do Thái và người Dân Ngoại tin rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô, Thượng Đế Vĩnh Cửu” (trang tựa của Sách Mặc Môn).

  • Sách Giáo Lý và Giao Ước chứa đựng nhiều điều mặc khải hiện đại nhận được như là một phần của Sự Phục Hồi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Hầu hết những điều mặc khải này được Tiên Tri Joseph Smith nhận trong thế kỷ mười chín.

  • Sách Trân Châu Vô Giá chứa đựng những bài viết từ sách Môi Se và sách Áp Ra Ham. Sách cũng gồm có một phần bản dịch Kinh Thánh của Joseph Smith, các tuyển tập từ lịch sử Giáo Hội của ông, và Những Tín Điều.

Ngoài các tác phẩm tiêu chuẩn ra, Các Thánh Hữu Ngày Sau cũng xem những lời nói và những lời dạy đầy soi dẫn của các vị tiên tri hiện đại là thánh thư. “Bất cứ những gì họ nói ra khi được Đức Thánh Linh tác động đều sẽ là thánh thư” (Giáo Lý và Giao Ước 68:4).

Những điều để suy nghĩ

  • Đọc An Ma 37:8–10, cùng tìm kiếm những cách mà thánh thư đã tạo ra một sự khác biệt giữa dân chúng trong thời của An Ma. Có khi nào anh chị em đã thấy các phước lành tương tự trong cuộc sống của mình hoặc trong cuộc sống của những người xung quanh mình không? Anh chị em hy vọng có được phước lành nào trong số các phước lành được liệt kê trong đoạn này ngay bây giờ trong cuộc sống của mình?

  • Các vị tiên tri Lê Hi và Nê Phi trong Sách Mặc Môn đã trông thấy một khải tượng mà trong đó lời của Thượng Đế được tượng trưng như là một thanh sắt (xin xem 1 Nê Phi 811). Anh chị em có thể xem lại các chương này và xem xét lý do tại sao một thanh sắt lại là một biểu tượng thích hợp cho lời của Thượng Đế. Có khi nào thánh thư là một thanh sắt đối với anh chị em không?

Sinh hoạt học hỏi với người khác

  • Cân nhắc việc xem một phần hoặc trọn video “Scriptures Legacy” (22:29). Mời cả nhóm chia sẻ những câu chuyện nào đã gây ấn tượng cho họ nhiều nhất về những người đã giúp làm cho thánh thư có sẵn cho chúng ta ngày nay. Những câu chuyện này có thể ảnh hưởng như thế nào đến những cảm nghĩ của chúng ta về việc học thánh thư?

Tìm hiểu thêm

Tiết 3

Việc Học Thánh Thư Có Thể Mang Ánh Sáng và Lẽ Thật vào Cuộc Sống của Anh Chị Em

các chị em phụ nữ đang đọc thánh thư

Tất cả các vị tiên tri ngày sau đã nhắc nhở chúng ta về giá trị của việc học thánh thư. Thánh thư trở thành một phước lành dồi dào cho tất cả những người dành thời gian để đọc và học hỏi từ thánh thư. Khi nghiên cứu những lời của các vị tiên tri, chúng ta có thể học lẽ thật và nhận được sự hướng dẫn từ Đức Thánh Linh. Chúa đã cảnh báo Các Thánh Hữu thời kỳ đầu tiên: “Trí óc của các ngươi trong thời gian qua đã bị đen tối vì cớ chẳng tin, và vì các ngươi đã xem thường những điều các ngươi đã nhận được. … Hối cải và nhớ đến giao ước mới, tức là Sách Mặc Môn và những giáo lệnh mà ta đã ban cho [các ngươi] từ trước” (Giáo Lý và Giao Ước 84:54, 57). Thánh thư có quyền năng để xua tan bóng tối nhờ vào ánh sáng thuộc linh đến thông qua Đức Thánh Linh khi chúng ta đọc và học thánh thư.

Những điều để suy nghĩ

  • Trong Sách Mặc Môn, gia đình của Lê Hi đã được dẫn dắt trong cuộc hành trình của họ qua vùng hoang dã bởi một quả cầu hoặc la bàn gọi là Li A Hô Na. Khi họ thực hành đức tin và sự siêng năng, thì Li A Hô Na cho thấy lộ trình họ nên đi. Đọc An Ma 37:38–47, cùng tìm kiếm những cách mà thánh thư có thể phục vụ anh chị em ngày nay giống như Li A Hô Na đã làm cho gia đình của Lê Hi. Chúng ta có thể làm gì để nhận được tất cả những lợi ích thuộc linh của thánh thư, hoặc những lời của Đấng Ky Tô?

  • Việc thuộc lòng một đoạn thánh thư có thể mang đến sự giúp đỡ và quyền năng thuộc linh trong những lúc cần đến. Xem lại bài nói chuyện của Anh Cả Richard G. Scott “Quyền Năng của Thánh Thư. Anh chị em học được điều gì từ bài nói chuyện này mà có thể dẫn anh chị em đến việc điều chỉnh cách anh chị em tiếp cận việc học thánh thư của mình?

Sinh hoạt học hỏi với người khác

Tìm hiểu thêm

  • 2 Nê Phi 31:20; Joseph Smith—Lịch Sử 1:11–13, 73–74

  • Power of the Word,” Teachings of Presidents of the Church: Ezra Taft Benson (năm 2014), trang 115–124

  • Liken All Scriptures” (video), Gospel Library

  • The Scriptures—The Most Profitable of All Study,” Teachings of Presidents of the Church: Howard W. Hunter (năm 2015), trang 143–153

  • Discovering the Scriptures for Ourselves,” Teachings of Presidents of the Church: Spencer W. Kimball (năm 2011), trang 59–68

Những Nguồn Tài Liệu Khác về Thánh Thư

Ghi Chú

  1. D. Todd Christofferson, “Phước Lành của Thánh Thư,” Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 34.

  2. Teachings of Presidents of the Church: Ezra Taft Benson (năm 2014), trang 118.

  3. Robert D. Hales, “Thánh Thư: Quyền Năng của Thượng Đế cho Sự Cứu Rỗi của Chúng Ta,” Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 26–27.

  4. Richard G. Scott, “Quyền Năng của Thánh Thư,” Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 6–8.