Bài Học 186—Phát Triển Các Lối Suy Nghĩ Lành Mạnh: Chúa Giê Su Ky Tô Có Thể Giúp Chúng Ta Sửa Đổi Những Suy Nghĩ Vô Ích
“Bài Học 186—Phát Triển Các Lối Suy Nghĩ Lành Mạnh: Chúa Giê Su Ky Tô Có Thể Giúp Chúng Ta Sửa Đổi Những Suy Nghĩ Vô Ích”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)
“Phát Triển Các Lối Suy Nghĩ Lành Mạnh”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý
Bài Học 186: Sức Khỏe Thể Chất và Cảm Xúc
Phát Triển Các Lối Suy Nghĩ Lành Mạnh
Chúa Giê Su Ky Tô Có Thể Giúp Chúng Ta Sửa Đổi Những Suy Nghĩ Vô Ích
Suy nghĩ của chúng ta có thể có tác động mạnh mẽ đến cảm xúc và hành động của chúng ta. Khi chúng ta mời Đấng Cứu Rỗi tham gia vào quá trình suy nghĩ của mình, Ngài có thể giúp chúng ta khắc phục lối suy nghĩ không lành mạnh. Bài học này có thể giúp học viên phát triển khả năng tự nhận thức được những suy nghĩ của mình và thiết lập các lối suy nghĩ lành mạnh.
Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện
Phản ứng khi có một ngày tồi tệ
Tôi đi đến một buổi gặp gỡ, giao lưu và nhận ra rằng tôi hầu như không quen biết ai cả.
Tôi phải ở gần một người mà tôi không hòa hợp.
Tôi nghe một ai đó chỉ trích Giáo Hội.
Tôi làm bài kiểm tra không tốt dù đã ôn bài chăm chỉ.
Các em có thể có một số suy nghĩ nào khi gặp những tình huống này?
Những suy nghĩ này có ích không? Chúng có hoàn toàn đúng không? Các em có thể biết được bằng cách nào?
Các em nghĩ việc hướng đến Đấng Cứu Rỗi trong mọi ý nghĩ có nghĩa là gì?
Tại sao việc hướng đến Đấng Cứu Rỗi trong ý nghĩ của chúng ta có thể là một việc khó làm?
Nói về câu thánh thư này, Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:
Sự chú trọng của chúng ta cần phải được dựa vào Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài. Điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực tinh thần để cố gắng hướng tới Ngài trong mọi ý nghĩ. Nhưng khi làm [được] như vậy, những nỗi nghi ngờ và sợ hãi của chúng ta biến mất. (Russell M. Nelson, “Nhận Được Quyền Năng của Chúa Giê Su Ky Tô trong Cuộc Sống của Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 41)
Điều gì gây ấn tượng cho các em từ lời phát biểu của Chủ Tịch Nelson?
Tại sao việc tìm đến Đấng Cứu Rỗi trong suy nghĩ của chúng ta có thể khiến những nghi ngờ và sợ hãi của chúng ta tan biến?
Các lối suy nghĩ vô ích
Lối Suy Nghĩ Vô Ích
Giải thích
Ví dụ
Lối Suy Nghĩ Vô Ích
Vơ Đũa Cả Nắm
Giải thích
Phản ứng trước một điều gì đó đã xảy ra bằng cách đưa ra một giả định chung chung hoặc thiếu chính xác.
Ví dụ
“Tôi đã trượt bài tập này; Tôi không thể làm toán”.
Lối Suy Nghĩ Vô Ích
Vội Vàng Kết Luận
Giải thích
Đưa ra giả định về suy nghĩ của người khác hoặc hình dung kết quả tồi tệ nhất có thể.
Ví dụ
“Tôi cá là họ đang cười nhạo tôi.”
Lối Suy Nghĩ Vô Ích
Xem Nhẹ Những Điều Tích Cực
Giải thích
Chối bỏ mọi kinh nghiệm tích cực vì không cảm thấy chúng có giá trị.
Ví dụ
“Cha mẹ tôi nói rằng tôi đã làm rất tốt, nhưng tôi biết họ chỉ đang cố gắng làm cho tôi cảm thấy khá hơn về những sai lầm mà tôi đã mắc phải.”
Lối Suy Nghĩ Vô Ích
Phóng Đại
Giải thích
Nói quá về điểm yếu của bản thân hoặc so sánh chúng với điểm mạnh của người khác.
Ví dụ
“Tôi hầu như không thể nói chuyện với mọi người, và khi tôi làm như vậy, tôi không hề hài hước như anh bạn ấy.”
Đâu là mối nguy hiểm khi có những suy nghĩ như thế?
Tập cách để phản ứng trước những suy nghĩ vô ích
Sửa Đổi Các Suy Nghĩ Vô Ích hoặc Không Đúng
Trường Hợp
Các em có thể có suy nghĩ vô ích hoặc không đúng nào?
Nếu một người bạn có suy nghĩ này, các em sẽ nói gì với người đó?
Đấng Cứu Rỗi có thể sửa đổi suy nghĩ này như thế nào?
Các em đi đến buổi gặp gỡ, giao lưu nơi mà các em không quen biết một ai.
Các em phải ở bên cạnh một người mà các em không hòa hợp.
Các em nghe thấy một ai đó chỉ trích Giáo Hội.
Các em làm bài kiểm tra không tốt dù đã ôn bài chăm chỉ.
Các em đã học hoặc cảm nhận được điều gì hôm nay về lối suy nghĩ lành mạnh mà có thể là một phước lành cho các em?