Lớp Giáo Lý
Sức Khỏe Thể Chất và Cảm Xúc: Khái Quát


“Sức Khỏe Thể Chất và Cảm Xúc: Khái Quát”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Sức Khỏe Thể Chất và Cảm Xúc”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Sức Khỏe Thể Chất và Cảm Xúc

Sức Khỏe Thể Chất và Cảm Xúc

Khái Quát

Trong suốt cuộc đời, chúng ta phải đối mặt với nhiều tình huống đầy thử thách về cảm xúc. Chúng ta có thể tìm đến Chúa để được giúp trở nên kiên cường hơn về mặt cảm xúc. Các bài học sau đây khuyến khích học viên chăm sóc cơ thể của các em; phát triển những lối suy nghĩ lành mạnh; tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa để vượt qua căng thẳng, lo âu, buồn phiền, và trầm cảm; tạo ra và củng cố các mối quan hệ.

Gợi ý về tiến độ giảng dạy: Có thể giảng dạy các bài này vào bất cứ thời điểm nào trong năm học hoặc trong bất cứ tuần nào theo tiến độ của chương trình Hãy Đến Mà Theo Ta. Tuy nhiên, có lẽ tốt nhất nên dạy “Xây Đắp Sức Mạnh Cảm Xúc nơi Chúa” gần với các bài học kế tiếp. Điều đó có thể giúp học viên học hỏi và luyện tập các kỹ năng cụ thể đối với các bài này.

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho anh chị em ý tưởng về những điều có thể cần phải chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

Chăm Sóc Thân Thể của Chúng Ta

Mục đích của bài học: Giúp học viên thể hiện lòng biết ơn đối với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách chăm sóc cho thân thể của mình.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm xem các em cảm thấy như thế nào về thân thể mình và những việc các em đang làm để chăm sóc thân thể. Các em cũng có thể suy ngẫm xem thái độ và hành động của các em đối với thân thể của mình ảnh hưởng như thế nào đến hạnh phúc, năng lượng, năng suất, và mối quan hệ của các em với Thượng Đế.

  • Tài liệu phát tay:Chăm Sóc Thân Thể của Chúng Ta

Xây Đắp Sức Mạnh Cảm Xúc nơi Chúa

Mục đích của bài học: Giúp học viên cảm thấy tin tưởng rằng Đấng Cứu Rỗi sẽ hỗ trợ các em xây đắp sức mạnh thể chất và cảm xúc.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những tình huống đầy thử thách về cảm xúc mà các em đã gặp, hoặc có thể sẽ gặp trong tương lai, và những việc các em có thể làm trong những tình huống đó. Các em có thể muốn thảo luận suy nghĩ của mình với cha mẹ hoặc một người thân trong gia đình. Anh chị em có thể chỉ ra rằng đôi khi quan điểm từ bên ngoài có thể sẽ hữu ích khi đối phó với những thử thách về mặt cảm xúc.

Phát Triển Các Lối Suy Nghĩ Lành Mạnh

Mục đích của bài học: Giúp học viên phát triển sự tự nhận thức về suy nghĩ của bản thân và thiết lập các lối suy nghĩ lành mạnh.

Học viên chuẩn bị: Có thể mời học viên chú tâm và viết ra những suy nghĩ của các em khi đối phó với các tình huống đầy thử thách hoặc khi giao tiếp với người khác.

Tài liệu phát tay: “Chỉnh Lại Những Suy Nghĩ Vô Ích hoặc Sai Lầm”

Quản Lý Căng Thẳng và Lo Âu

Mục đích của bài học: Giúp học viên nhận ra và thực hành các kỹ năng nhằm tìm đến Chúa để quản lý căng thẳng và lo âu.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy nghĩ về một lần gần đây các em cảm thấy căng thẳng hoặc lo âu về một điều gì đó. Khuyến khích các em suy ngẫm xem mình đã có được những thành công và gặp phải thử thách nào khi đối phó với căng thẳng và lo âu.

  • Tài liệu phát tay:Bốn Mức Độ Căng Thẳng

Đối Phó với Buồn Phiền và Trầm Cảm

Mục đích của bài học: Giúp học viên hiểu làm thế nào để nhận được sự giúp đỡ khi cảm thấy buồn bã và trầm cảm.

  • Học viên chuẩn bị: Để chuẩn bị cho học viên tìm hiểu những cách ứng phó thích hợp khi bị buồn phiền và trầm cảm, hãy đưa ra câu sau: “Tôi nhận ra cách Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp đỡ khi tôi cảm thấy buồn bã hoặc trầm cảm.” Mời học viên thành tâm đánh giá xem câu này đúng với các em như thế nào và các em có thể tự tin chia sẻ nó cho người khác ra sao.

  • Các vật dụng cần trưng ra: Một hình ảnh hoặc video về những con sóng của biển cả

  • Tài liệu phát tay:Tìm Kiếm Sự Giúp Đỡ

Được Toàn Thiện trong Chúa Giê Su Ky Tô

Mục đích của bài học: Giúp học viên hiểu được những suy nghĩ sai lầm liên quan đến chủ nghĩa cầu toàn và cách các em có thể tìm đến Chúa.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên cân nhắc cách các em có thể mô tả sự khác biệt giữa chủ nghĩa cầu toàn và việc trở nên toàn thiện qua Đấng Ky Tô. Các em có thể suy ngẫm về những cách mà các em cảm thấy bị cám dỗ để cho rằng các em phải tự mình trở nên hoàn hảo.

  • Video:Self-Compassion” (2:58); “Mùa Gặt Không Toàn Thiện” (11:01; xem từ phút 2:37 đến 3:04)

  • Tài liệu phát tay:Trở Nên Toàn Thiện trong Chúa Giê Su Ky Tô

Xây Đắp Các Mối Quan Hệ Lành Mạnh

Mục đích của bài học: Giúp học viên tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa để thiết lập những mối quan hệ sẽ góp phần vào sức khỏe và hạnh phúc tổng thể của các em.

In