Lớp Giáo Lý
Bài Học 189—Được Toàn Thiện trong Chúa Giê Su Ky Tô: Một Tiến Trình để Trở Nên Giống Như Đấng Cứu Rỗi Hơn


“Bài Học 189—Được Toàn Thiện trong Chúa Giê Su Ky Tô: Một Tiến Trình để Trở Nên Giống Như Đấng Cứu Rỗi Hơn”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Được Toàn Thiện trong Chúa Giê Su Ky Tô”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 189—Sức Khỏe Thể Chất và Cảm Xúc

Được Toàn Thiện trong Chúa Giê Su Ky Tô

Một Tiến Trình để Trở Nên Giống Như Đấng Cứu Rỗi Hơn

Hình Ảnh
Đấng Cứu Rỗi, Chúa Giê Su Ky Tô

Nhiều áp lực và kỳ vọng trong cuộc sống có thể khiến chúng ta phải vật lộn với tính cầu toàn hoặc lầm tưởng rằng chúng ta cần tự mình trở nên hoàn hảo. Nhờ sự hy sinh lớn lao của Đấng Cứu Rỗi, chúng ta có thể “được toàn thiện trong Ngài” (Mô Rô Ni 10:32). Bài này có thể giúp học viên nhận ra những suy nghĩ sai lầm liên quan đến tính cầu toàn và có thể giúp các em tìm đến Chúa.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Chủ nghĩa cầu toàn

Có thể đưa ra một số suy nghĩ sau đây lên bảng và cho cả lớp cùng đọc. Đừng ngại điều chỉnh hoặc đổi chúng thành những suy nghĩ cầu toàn khác phù hợp hơn với học viên của anh chị em.

  • “Tôi không chắc mình có bao giờ đủ tốt không.”

  • “Tôi không giỏi việc này bằng cô ấy. Tôi còn không biết tại sao tôi phải cố gắng.”

  • “Tôi cảm thấy mình cần giả vờ hạnh phúc hơn và làm tốt hơn con người hiện tại của mình.”

Để xem ví dụ về những suy nghĩ như vậy, có thể cho xem video “Self-Compassion” (2:58) từ phút 0:00 đến 0:53.

Mời học viên trả lời các câu hỏi sau đây theo cặp.

  • Các em cảm thấy những suy nghĩ thế này phổ biến thế nào?

  • Tại sao người ta có thể cảm thấy bị cám dỗ để suy nghĩ theo hướng này?

Anh chị em nên giải thích rằng những câu này có thể xem là các ví dụ về lối suy nghĩ cầu toàn. Anh chị em có thể viết lên bảng tính cầu toàn và mời học viên viết những lời mô tả xung quanh nó.

Cân nhắc trưng ra lời phát biểu sau đây. Khuyến khích học viên tìm kiếm thêm những hiểu biết sâu sắc và bổ sung lên bảng.

Anh Cả Vern P. Stanfill thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã giải thích:

Hình Ảnh
Anh Cả Vern P. Stanfill

[Tính] cầu toàn đòi hỏi một tiêu chuẩn bất khả thi, tự áp đặt cho bản thân để so sánh mình với những người khác. Điều này gây ra mặc cảm tội lỗi cùng nỗi lo lắng, và có thể khiến chúng ta muốn rút lui và tự cô lập [bản thân]. (Vern P. Stanfill, “Mùa Gặt Không Toàn Thiện”, Liahona, tháng Năm năm 2023, trang 113)

Để giúp học viên đánh giá được tính cầu toàn trong cuộc sống của mình và cách khắc phục nó, anh chị em có thể trưng ra những câu hỏi sau đây và mời học viên suy ngẫm cách trả lời.

Hãy nghĩ xem các em có thể dễ mắc vào những suy nghĩ cầu toàn như thế nào. Các em nên ghi lại câu trả lời cho những câu hỏi sau vào nhật ký học tập của mình.

  • Các em có thể đặt ra cho bản thân những tiêu chuẩn phi thực tế nào?

  • Các em so sánh bản thân với người khác theo những cách không lành mạnh như thế nào?

  • Các em có thể tìm đến Chúa bằng cách nào để giải quyết lối suy nghĩ này?

Khuyến khích học viên tìm kiếm sự mặc khải từ Cha Thiên Thượng qua Đức Thánh Linh khi nghiên cứu những cách các em có thể tìm đến Đấng Cứu Rỗi để khắc phục lối suy nghĩ cầu toàn.

Được toàn thiện trong Chúa Giê Su Ky Tô

Anh Cả Vern P. Stanfill đã chia sẻ điều chúng ta có thể tập trung vào để khắc phục lối suy nghĩ cầu toàn:

Hình Ảnh
Anh Cả Vern P. Stanfill

Hãy nhớ rằng [tính] cầu toàn không đồng nghĩa với việc trở nên toàn thiện trong Đấng Ky Tô.

Việc trở nên toàn thiện trong Đấng Ky Tô là … một tiến trình—được Đức Thánh Linh hướng dẫn một cách trìu mến—để trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn. Những tiêu chuẩn được Cha Thiên Thượng nhân từ và toàn tri đặt ra và được xác định rõ ràng trong các giao ước mà chúng ta được mời gọi để sống theo. Điều đó làm nhẹ gánh nặng về sự mặc cảm tội lỗi và cảm giác thiếu sót, luôn nhấn mạnh chúng ta là ai trong ánh mắt của Thượng Đế. (Vern P. Stanfill, “Mùa Gặt Không Toàn Thiện”, Liahona, tháng Năm năm 2023, trang 113)

  • Các em thấy điều gì có ý nghĩa trong lời phát biểu này?

Nếu học viên không chủ động chia sẻ, thì có thể mời các em tóm lược ý nghĩa của việc trở nên toàn thiện trong Đấng Ky Tô. Bằng cách sử dụng lời của học viên, hãy viết lên bảng một nguyên tắc như sau: Việc trở nên toàn thiện trong Chúa Giê Su Ky Tô là một tiến trình—được Đức Thánh Linh yêu thương hướng dẫn—để trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn. Có thể viết lên bảng Trở nên toàn thiện trong Đấng Ky Tô bên cạnh tính cầu toàn.

Khi đến thăm những dân cư châu Mỹ cổ xưa, Đấng Cứu Rỗi đã tái khẳng định rằng việc trở nên hoàn hảo là điều mà Ngài và Cha Ngài mong muốn cho tất cả chúng ta. Hãy đọc 3 Nê Phi 12:48 (xin xem thêm Ma Thi Ơ 5:48), tìm kiếm điều mà Đấng Cứu Rỗi đã phán.

Một số người có thể gặp khó khăn với những suy nghĩ cầu toàn khi họ đọc câu này.

  • Những lời phát biểu của Anh Cả Stanfill có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều mà Đấng Cứu Rỗi đang giảng dạy trong câu này như thế nào?

  • Điều này có thể giúp chúng ta tìm đến Chúa như thế nào khi gặp khó khăn với lối suy nghĩ cầu toàn?

Trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn

Để giúp học viên hiểu rõ hơn nguyên tắc này, anh chị em có thể phát cho các em tài liệu “Trở Nên Toàn Thiện trong Chúa Giê Su Ky Tô.”

Học viên có thể nghiên cứu các phần tham khảo thánh thư và những lời phát biểu theo nhóm nhỏ, mỗi người chọn ra một hoặc hai lời phát biểu và các phần tham khảo thánh thư. Hoặc anh chị em có thể giao cho mỗi nhóm tìm hiểu một lời phát biểu và phần tham khảo thánh thư.

Trở Nên Toàn Thiện trong Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy đọc các phần tham khảo thánh thư sau đây. Hãy tìm những cụm từ giúp các em thêm tin tưởng rằng Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta khắc phục những điểm chưa hoàn hảo của mình và trở nên giống như Ngài hơn. Các em có thể ghi lại danh sách những điều các em tìm thấy trong nhật ký học tập hoặc ở mặt sau tài liệu phát tay này.

Hãy đọc những lời phát biểu sau đây. Hãy tìm điều chúng ta có thể làm để khắc phục lối suy nghĩ cầu toàn và tập trung vào việc trở nên tốt đẹp hơn qua Chúa Giê Su Ky Tô. Các em có thể đánh dấu những cụm từ nổi bật đối với mình.

Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy về những điều Chúa kỳ vọng và không kỳ vọng nơi chúng ta:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf

Thượng Đế không cần những người hoàn hảo. Ngài tìm kiếm những người sẽ dâng “tấm lòng thành và tâm hồn đầy thiện chí” của mình [Giáo Lý và Giao Ước 64:34], và Ngài sẽ làm cho họ “toàn thiện trong Đấng Ky Tô” [Mô Rô Ni 10:32–33]. (Dieter F. Uchtdorf, “Five Messages That All of God’s Children Need to Hear” [buổi họp đặc biệt devotional tại trường Brigham Young University, ngày 17 tháng Tám năm 2021], trang 3, speeches.byu.edu)

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã giải thích điều chúng ta có thể làm khi nhìn thấy những khuyết điểm của mình:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Russell M. Nelson

Chúng ta hãy làm hết sức mình và cố gắng cải thiện mỗi ngày. Khi những khuyết điểm xuất hiện, chúng ta có thể tiếp tục cố gắng sửa đổi chúng. Chúng ta có thể tha thứ nhiều hơn cho những khuyết điểm của bản thân và của những người mà chúng ta yêu mến. (Russell M. Nelson, “Perfection Pending”, Ensign, tháng Mười Một năm 1995, trang 88)

Sau khi học viên nghiên cứu xong, hãy mời các em chia sẻ với nhóm của mình điều các em đã học hỏi được. Giúp các em thảo luận xem những câu thánh thư và lời phát biểu này liên quan thế nào tới các em.

Thảo luận về những cụm từ các em đã tìm thấy trong những câu thánh thư hoặc lời phát biểu này mà:

  • Đã giúp đỡ các em trong quá khứ khi các em cảm thấy bản thân không đáp ứng được những kỳ vọng.

  • Khiến các em có thắc mắc.

  • Khiến các em muốn áp dụng vào cuộc sống của mình.

Thay thế tính cầu toàn bằng việc trở nên toàn thiện trong Chúa Giê Su Ky Tô

Kỹ năng sau đây có thể giúp chúng ta sửa đổi lối suy nghĩ cầu toàn và tập trung vào việc nỗ lực để trở nên tốt hơn qua Chúa Giê Su Ky Tô.

Xác định: Hãy chắc rằng học viên hiểu rõ kỹ năng sau. Có thể viết các câu hỏi lên bảng.

Khi các em nhận ra một suy nghĩ cầu toàn, hãy tự hỏi mình những câu sau:

  • Đấng Cứu Rỗi sẽ muốn tôi nhìn nhận bản thân với lòng trắc ẩn và sự kiên nhẫn như thế nào?

  • Thay vì cố gắng tự làm mọi việc, làm sao tôi có thể thừa nhận và trông cậy vào Đấng Cứu Rỗi cùng quyền năng của Ngài để giúp đỡ tôi?

Làm mẫu: Chọn ra một ý nghĩ cầu toàn từ phần đầu bài học, chẳng hạn như “Tôi không giỏi việc này như cô ấy. Tôi còn không biết tại sao tôi phải cố gắng.” Ghi nhớ suy nghĩ này và hỏi học viên câu đầu tiên (“Đấng Cứu Rỗi sẽ muốn tôi nhìn nhận bản thân với lòng trắc ẩn và sự kiên nhẫn như thế nào?”). Để nghe một số câu trả lời có thể xảy ra, hãy xem phần còn lại của video “Self-Compassion” (2:58) từ phút 0:54 đến 2:58.

Học viên có thể chia sẻ một số điều sau đây: Chúa không so sánh sự tiến triển của chúng ta với những người khác. Chúng ta có thể kiên nhẫn với bản thân mình nếu không tiến bộ nhanh như người khác và nhận ra rằng những người khác có khó khăn của riêng họ. Chúng ta có thể nhận ra rằng hầu hết những sự tiến triển đều diễn ra dần dần. Chúng ta có thể tìm kiếm những sự thúc giục của Thánh Linh để tìm đến Chúa và biết rằng chúng ta sẽ tiến triển trong kỳ định của Chúa.

Đặt ra câu hỏi thứ hai ở trên (“Thay vì cố gắng tự làm mọi việc, làm sao tôi có thể thừa nhận và trông cậy vào Đấng Cứu Rỗi cùng quyền năng của Ngài để giúp đỡ tôi?”). Học viên có thể chia sẻ rằng khi chúng ta hối cải và tìm đến Đấng Cứu Rỗi, thì Ngài sẽ dùng quyền năng để thanh tẩy chúng ta khỏi tội lỗi, giúp chúng ta cải thiện và trở nên giống như Ngài. Ngài mời gọi chúng ta tập trung vào Ngài để được giúp đỡ, chứ không phải những người khác. Chúng ta có thể cố gắng noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi và cầu nguyện rằng Cha Thiên Thượng sẽ ban phước cho các nỗ lực của chúng ta. Chúng ta thành tâm tìm kiếm bằng chứng về sự giúp đỡ của Ngài và những khía cạnh cho thấy sự cải thiện của chúng ta.

Thực hành: Mời học viên thực hiện sinh hoạt sau đây theo cặp, và đảm bảo rằng mỗi học viên đều có cơ hội thực hành.

Chọn ra một trong các ví dụ về suy nghĩ cầu toàn từ phần đầu bài học. Ghi nhớ suy nghĩ này và trả lời các câu hỏi trên.

Sau khi đã cho học viên có đủ thời gian, hãy mời vài cặp chia sẻ những gì các em học được từ bài thực hành. Một số em có thể nhận thấy rằng việc mời Đấng Cứu Rỗi vào trong suy nghĩ giúp các em cảm nhận được tình yêu thương và lòng kiên nhẫn của Ngài.

Khuyến khích học viên suy ngẫm về cách các em có thể áp dụng những kỹ năng này vào cuộc sống của mình. Mời các em hành động theo những ấn tượng mà các em có thể đã nhận được khi tìm kiếm sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi.

Anh chị em có thể kết thúc lớp học bằng cách làm chứng về các phước lành sẽ đến khi chúng ta không ngừng nỗ lực để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô.

In