Thư Viện
Sự Hối Cải


“Sự Hối Cải,” Các Đề Tài và Câu Hỏi (năm 2023)

bé gái nhìn ra cửa sổ

Sách Hướng Dẫn Học Tập Phúc Âm

Sự Hối Cải

Phát triển và cải thiện qua tình yêu thương và lòng thương xót của Chúa Giê Su Ky Tô

Cha Thiên Thượng yêu thương chúng ta. Hơn bất cứ điều gì khác, Ngài muốn chúng ta trở về với Ngài. Nhưng tội lỗi và sự không hoàn hảo của chúng ta chia cách chúng ta khỏi Thượng Đế. Chúng ngăn cản chúng ta trở về sống nơi hiện diện của Ngài và trở nên giống như Ngài. Tuy nhiên, vẫn còn hy vọng. Vì Cha Thiên Thượng yêu thương chúng ta rất nhiều, nên Ngài đã gửi Con Trai của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, đến cứu rỗi chúng ta. Đấng Ky Tô sẵn lòng mang lấy tội lỗi và những điều không hoàn hảo của chúng ta để chúng ta có thể được tha thứ, tiếp tục tăng trưởng và cuối cùng trở về sống với Cha Thiên Thượng. Ân tứ lớn lao này được gọi là Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng ta bắt đầu nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô khi chúng ta vận dụng đức tin nơi Ngài và hối cải tội lỗi của mình.

Sự Hối Cải Là Gì?

Sự hối cải là một sự thay đổi tâm trí—từ bỏ tội lỗi và trở về với Thượng Đế. Điều đó được thúc giục khi chúng ta trải qua nỗi buồn rầu theo ý Thượng Đế vì đã phạm tội (xin xem 2 Cô Rinh Tô 7:9–11). Khi hối cải, chúng ta thành thật thừa nhận những lỗi lầm và tội lỗi của mình, chúng ta làm điều mình có thể làm để sửa đổi chúng, chúng ta cố gắng thực hiện tất cả những thay đổi cần thiết có thể thực hiện được, và chúng ta khiêm nhường trông cậy vào quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để thay đổi điều chúng ta không thể thay đổi. Sự hối cải chân thành có thể diễn ra khi chúng ta thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và khả năng của Ngài để làm cho chúng ta được trong sạch.

Khái quát về đề tài: Sự Hối Cải

Các sách hướng dẫn học tập phúc âm có liên quan: Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, Tiệc Thánh, Sự Vâng Lời

Phần 1

Được Thanh Tẩy qua Sự Hối Cải: “Làm Sao Điều Này Lại Có Thể Xảy Ra Được?”

người đàn ông đang cầu nguyện

Trong Sách Mặc Môn, tiên tri Ê Nót đã mô tả “sự phấn đấu của [ông] trước Thượng Đế” trong khi ông đã tìm cách để nhận được sự tha thứ cho tội lỗi của mình. Cuối cùng, khi “tội lỗi của ông đã được tẩy sạch,” ông đã hỏi một điều mà có lẽ anh chị em cũng đã tự hỏi: “Lạy Chúa, làm sao điều này lại có thể xảy ra được?” Đọc về kinh nghiệm của ông trong Ê Nót 1:1–8. Ê Nót đã thay đổi như thế nào? Anh chị em học được điều gì từ cách ông mô tả sự hối cải của ông?

Dĩ nhiên, cách duy nhất để hiểu trọn vẹn sự hối cải là trải qua sự hối cải. Khi anh chị em hối cải và cảm thấy sự bình an và niềm vui của sự tha thứ thì hãy cân nhắc viết về kinh nghiệm của mình. Thậm chí anh chị em còn có thể cảm thấy được truyền cảm hứng để chia sẻ điều đó với một người trong gia đình hoặc bạn bè.

Những điều để suy nghĩ

  • Làm thế nào chúng ta tiếp cận được quyền năng thanh tẩy của Đấng Cứu Rỗi trong cuộc sống của mình? Anh chị em có thể tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi này trong sứ điệp của Chủ Tịch Dallin H. Oaks “Được Thanh Tẩy nhờ vào Sự Hối Cải.” Hãy nghĩ về những lời giảng dạy được tìm thấy trong tiết đầu tiên, nhất là bài có tựa đề là “Sự Hối Cải”. Hãy suy ngẫm điều Chúa muốn anh chị em làm để nhận được sự tha thứ tội lỗi của anh chị em.

    • Khám phá điều Đấng Cứu Rỗi đã phán về sự hy sinh chuộc tội của Ngài cho chúng ta trong 3 Nê Phi 9:13–14Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19. Chúa có thể có những sứ điệp nào cho anh chị em, cụ thể là qua lời Ngài?

    • Hãy lưu ý đến những từ và cụm từ mô tả sự tha thứ trong Giê Rê Mi 33:6–9; An Ma 5:21. Những từ và cụm từ này gợi ý điều gì cho anh chị em về sự hối cải và sự tha thứ tội lỗi?

Sinh hoạt học hỏi với người khác

  • Tiên tri Ê Sai đã nói về việc thanh tẩy và tẩy sạch khi ông giảng dạy về sự hối cải. Cân nhắc việc đọc Ê Sai 1:16–18 chung với gia đình trong khi cùng nhau dọn dẹp lau rửa một thứ gì đó, như quần áo hoặc chén dĩa. Điều gì làm cho những thứ này có thể trở nên sạch sẽ? Điều gì làm cho chúng ta có thể trở nên trong sạch về phần thuộc linh—hoặc được tẩy sạch tội lỗi của mình? (xin xem 3 Nê Phi 27:19–20).

    Anh chị em cũng có thể so sánh cảm giác được tẩy sạch về mặt thể chất với cảm giác được tha thứ các tội lỗi của chúng ta là như thế nào.

Tìm hiểu thêm

Phần 2

Sự Hối Cải Có Nghĩa Là Thay Đổi—và Nó dành cho Mọi Người

người đàn bà nhìn ra ngoài cửa sổ

Thánh thư đưa ra nhiều ví dụ về những người dường như không thể thay đổi được nhưng qua quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô, họ đã hối cải và trở nên ngay chính. Sứ Đồ Phao Lô, nhiều người dân La Man, và An Ma Con đều đã trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ đầy ấn tượng trong lòng. Họ từ bỏ tội lỗi và hướng tới Đấng Cứu Rỗi, để cho Ngài thay đổi cuộc sống của họ. Đôi khi sự thay đổi này dường như xảy ra đột ngột; thường thì đó là một sự chuyển đổi dần dần. Dù thế nào đi nữa, đó cũng là một phép lạ mà Chúa Giê Su Ky Tô ban cho tất cả những ai hối cải. Và đó là một phép lạ mà tất cả chúng ta đều cần, “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô Ma 3:23).

Những điều để suy nghĩ

Các sinh hoạt học hỏi với người khác

  • Thế gian đầy dẫy những ví dụ về sự thay đổi đầy ấn tượng—một hạt giống nhỏ bé trở thành một cái cây lớn, một con sâu bướm trở thành một con bướm, một quả trứng trở thành một con chim ưng. Anh chị em hoặc gia đình anh chị em có thể xem xét một số ví dụ này và đọc 2 Cô Rinh Tô 5:17. Điều này có thể dẫn đến một cuộc trò chuyện về sự thay đổi mà có thể thực hiện được qua Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Trẻ nhỏ có thể thích học về sự hối cải từ Sách Truyện Mặc Môn, chẳng hạn như từ các ví dụ trong “Chương 18: An Ma Con Hối Cải và “Chương 26: Dân Am Môn.” Đấng Cứu Rỗi đã giúp những người này thay đổi như thế nào?

  • Anh chị em cũng có thể lập một bản liệt kê một số thuộc tính của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô (bài thánh ca “More Holiness Give Me đề cập đến vài thuộc tính). Trong những cách nào chúng ta có thể thay đổi để trở nên giống như hai Ngài hơn? Hai Ngài giúp chúng ta làm điều đó như thế nào?

Tìm hiểu thêm

Phần 3

Sự Hối Cải Là Điều Đáng Vui Mừng

em thiếu niên đang mỉm cười

Vì có thể khó để thay đổi nên đôi khi chúng ta có thể cảm thấy sợ phải hối cải. Có lẽ chúng ta nghĩ rằng đó là một điều gì khốn khổ hoặc làm chán nản hay khó thể làm được. Nhưng kế hoạch của Cha Thiên Thượng là một kế hoạch hạnh phúc. Qua sự hối cải, chúng ta có thể trở nên tử tế, nhân từ, kiên nhẫn, khiêm nhường, và vui vẻ hơn.

Tội lỗi mang đến nỗi khốn khổ—sự hối cải là cách chúng ta thoát khỏi nỗi khốn khổ đó.

Những điều để suy nghĩ

Các sinh hoạt học hỏi với người khác

  • Anh chị em có thể xem một hoặc cả hai video này với những người khác để tìm hiểu thêm về niềm vui của sự hối cải: “The Shiny Bicycle” (3:04) và “The Goal: A Story of Faith, Friendship, and Forgiveness” (7:27). Khi anh chị em xem video, hãy tìm kiếm (1) những điều làm cho người đó buồn rầu và (2) những điều làm cho người đó vui vẻ. Anh chị em cũng có thể tìm kiếm những điều này trong các câu chuyện ngụ ngôn trong Lu Ca 15.

  • Hoặc anh chị em có thể nói về một thời gian mà một người nào đó đã bình phục khỏi bệnh tật hoặc thương tích và so sánh kinh nghiệm đó với sự hối cải. Đọc 3 Nê Phi 9:13–14, và nói về niềm vui chúng ta cảm thấy khi Đấng Cứu Rỗi chữa lành phần thuộc linh của chúng ta khi chúng ta hối cải. Chúng ta có thể nói gì để giúp một người nào đó đang cảm thấy sợ phải hối cải?

Tìm hiểu thêm